Những thỏa thuận dọc phổ biến nhất cần chú ý

Một phần của tài liệu Hành vi hạn chế cạnh tranh một số vụ việc điển hình của Châu Âu (Trang 35 - 36)

Cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh hoặc các trường hợp miễn trừ, các thỏa thuận dọc phổ biến nhất có khả năng hạn chế cạnh tranh là Thương hiệu duy nhất, Phân phối độc quyền, Nhượng quyền thương mại, Phân chia khách hàng độc quyền, Phân phối độc quyền, Giá bán lại đề xuất và cao nhất.

1. Thương hiu duy nht

Thương hiệu duy nhất phát sinh từ một nghĩa vụ hay ưu đãi mà theo đó người mua thực tế phải mua sắm cho toàn bộ nhu cầu của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp, từ một nhà cung cấp. Các rủi ro có khả năng xảy ra cho cạnh tranh là hạn chế sản lượng đưa ra thị trường của các nhà cung cấp cạnh tranh và tiềm năng, khuyến khích sự thông đồng giữa các nhà cung cấp trong các trường hợp sản phẩm kết hợp, khi người mua là nhà bán lẻ bán các sản phẩm cho người tiêu dùng đầu cuối, thì rủi ro là mất cạnh tranh giữa các thương hiệu sản phẩm khác nhau trong cùng một cửa hàng.

2. Phân phi độc quyn

Trong một thỏa thuận phân phối độc quyền, nhà cung cấp đồng ý bán sản phẩm của mình cho duy nhất một nhà phân phối để bán lại trong một địa bàn nhất định. Đồng thời, nhà phân phối luôn luôn bị hạn chế việc bán chủ động sang các địa bàn độc quyền khác. Các rủi ro có khả năng xảy ra cho cạnh tranh chủ yếu là giảm cạnh tranh giữa các nhà phân phối cùng một thương hiệu sản phẩm và phân chia thị trường, do đó có thể khuyến khích việc phân biệt đối xử về giá.

3. Nhượng quyn thương mi

Các thỏa thuận nhượng quyền thương mại bao gồm li-xăng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu hay các dấu hiệu và bí quyết kỹ thuật cho việc sử dụng và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan và luôn luôn mang lại cho bên nhận nhượng quyền các hỗ trợ kỹ thuật và thương mại. Li-xăng và hỗ trợ là các bộ phận thống nhất của phương thức kinh doanh được nhượng quyền.

Đứng trên quan điểm cạnh tranh, ngoài việc cung cấp phương thức kinh doanh, các thỏa thuận nhượng quyền thương mại thông thường chứa đựng tổ hợp các hạn chế ngang khác nhau liên quan đến các sản phẩm được phân phối, cụ thể là phân phối lựa chọn và/hoặc phân phối không cạnh tranh và/hoặc phân phối độc quyền hay các hình thức yếu hơn của các hạn chế ngang trên.

34

4. Phân chia khách hàng độc quyn

Trong thỏa thuận phân chia khách hàng độc quyền, nhà cung cấp đồng ý bán các sản phẩm của mình cho một nhà phân phối để bán lại cho một nhóm khách hàng cụ thể. Đồng thời, nhà phân phối luôn luôn bị hạn chế việc bán chủ động sang các nhóm khách hàng được phân chia độc quyền khác. Các rủi ro có thể xảy ra cho cạnh tranh chủ yếu là giảm cạnh tranh giữa các nhà phân phối cùng một thương hiệu sản phẩm và phân chia thị trường, do đó có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử về giá. Khi hầu hết các nhà cung cấp đều áp dụng việc phân chia khách hàng độc quyền, điều này có thể khuyến khích việc thông đồng giữa các nhà cung cấp và giữa các nhà phân phối.

5. Phân phi la chn

Các thỏa thuận phân phối lựa chọn, giống như các thỏa thuận phân phối độc quyền, không chỉ hạn chế số lượng các nhà phân phối được phép mà còn hạn chế khả năng bán lại sản phẩm. Sự khác biệt với phân phối độc quyền là hạn chế về số lượng các nhà cung cấp không phụ thuộc vào số lượng các địa bàn mà là các điều kiện lựa chọn, trước hết, liên quan đến bản chất của sản phẩm.

Phân phối lựa chọn hầu như luôn được sử dụng để phân phối các sản phẩm hoàn chỉnh có thương hiệu. Các rủi ro có thể xảy ra cho cạnh tranh là giảm cạnh tranh giữa các nhà phân phối cùng một thương hiệu sản phẩm, và đặc biệt trong các trường hợp ảnh hưởng kết hợp, hạn chế một số nhóm hoặc nhóm các nhà cung cấp và khuyến khích thông đồng giữa những nhà cung cấp hoặc giữa những người mua.

6. Độc quyn cung cp

Độc quyền cung cấp có nghĩa là chỉ có duy nhất một người mua được nhà cung cấp bán cho một sản phẩm hoàn thiện cụ thể. Đối với các hàng hóa hoặc dịch vụ trung gian, độc quyền cung cấp có nghĩa là chỉ có duy nhất một người mua hoặc chỉ có duy nhất một người mua cho mục đích sử dụng nhất định. Nguy cơ chính xảy ra cho cạnh tranh là những người mua khác sẽ bị loại khỏi thị trường.

7. Giá bán li đề xut hoc ti đa

Hành vi này gồm hành vi khuyến nghị giá bán lại đối với bên bán lại hoặc yêu cầu bên bán lại phải tuân thủ mức giá bán lại tối đa. Các rủi ro có thể xảy ra cho cạnh tranh khi có hành vi khuyến nghị giá bán lại hoặc áp đặt giá bán lại tối đa là những khuyến nghị hoặc áp đặt này tạo ra mốc giá cho các bên bán lại và có thể hầu hết hoặc toàn bộ bên bán lại sẽ tuân thủ mốc giá đó. Giá bán lại đề xuất hoặc tối đa có thể sau đó sẽ khuyến khích các nhà phân phối thông đồng với nhau.

Một phần của tài liệu Hành vi hạn chế cạnh tranh một số vụ việc điển hình của Châu Âu (Trang 35 - 36)