TẬP TRUNG KINH TẾ HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Hành vi hạn chế cạnh tranh một số vụ việc điển hình của Châu Âu (Trang 41 - 42)

D. Một ví dụ về hạn chế dọc

TẬP TRUNG KINH TẾ HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG

THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG

Như đã thảo luận ở Chương I, các doanh nghiệp độc quyền là kẻ thù lớn nhất của pháp luật cạnh tranh. Các doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường có thể tăng giá và giảm sản lượng các sản phẩm của mình mà không phải chịu bất kỳ tổn thất kinh tế nào bởi vì người tiêu dùng không thể mua ở nơi khác để đáp ứng nhu cầu của mình. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng có một vài doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn tự nhiên (ví dụ lĩnh vực truyền thông hoặc mạng lưới truyền tải điện) hoặc có thể là do năng lực vượt trội của doanh nghiệp so với với các đối thủ cạnh tranh “trên cơ sở năng lực” (ví dụ như Coca-Cola hoặc Microsoft). Hơn nữa, chúng ta cũng thấy rằng một doanh nghiệp có thể có vị trí độc quyền do được Nhà nước giao thực hiện một số nhiệm vụ nhất định để đảm bảo lợi ích công cộng chung (ví dụ như nhiệm vụ của cơ quan bưu chính phải chuyển thư đến những vùng xa xôi nhất của đất nước).

Do đó Luật Cạnh tranh cần phải đạt đến sự cân bằng. Một mặt, vừa bảo vệ quyền lựa chọn của người tiêu dùng và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Mặt khác, phải khuyến khích các doanh nghiệp cạnh trạnh dựa trên năng lực và không nên trừng phạt các doanh nghiệp này nếu họ có vị trí độc quyền trên thị trường một cách tự nhiên hoặc theo quy định pháp luật. Điều này đưa đến những điểm sau:

¾ Luật Cạnh tranh không được cấm các vị trí thống lĩnh thị trường mà phải cấm việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

¾ Luật Cạnh tranh cấm tập trung kinh tế dẫn đến việc tạo ra hoặc củng cố vị trí thống lĩnh thị trường làm cho cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế đáng kể (tập trung kinh tế hạn chế cạnh tranh).

Thực chất, cả hai quy định cấm nêu trên hướng tới các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và trong phạm vi rộng nhất, đạt được cách hiểu thống nhất về những khái niệm tương tự: đặc biệt là, định nghĩa thị trường và vị trí thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, giá trị thực chất của chúng rất khác biệt, đặc biệt từ quan điểm đánh giá cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh. Thậm chí, việc cấm các hành vi lạm dụng liên quan đến cả những trường hợp khi một hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh đã xảy ra và bị phát hiện. Trong những trường hợp này, cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ can thiệp “sau đó” (nghĩa là sau khi hành

vi hạn chế cạnh tranh đã diễn ra) để loại bỏ hành vi hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường và cuối cùng là tiến hành xử phạt doanh nghiệp. Việc cấm tập trung kinh tế hạn chế cạnh tranh liên quan đến các trường hợp khi mà thiệt hại đối với cạnh tranh có thể phát sinh từ một giao dịch tài chính – mua, sáp nhập, liên doanh – mà các bên đã thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh và, trong phần lớn các trường hợp, chưa được thực hiện. Trong những trường hợp này, thiệt hại gây ra đối với cạnh tranh mới chỉ ở dạng khả năng và cơ quan quản lý cạnh tranh can thiệp “từ trước” (nghĩa là

trước khi hành vi hạn chế cạnh tranh được thực hiện) để ngăn chặn việc tập trung kinh tế trước khi nó tạo ra các tác động hạn chế cạnh tranh. Trong bối cảnh thứ nhất, những phân

40

tích về kinh tế có thể về cơ bản là không đổi và có khuynh hướng tập trung vào các hành xử của doanh nghiệp. Trong những trường hợp này, cơ quan quản lý cạnh tranh phải chỉ ra được các bằng chứng của hành vi hạn chế cạnh tranh. Trong bối cảnh thứ hai, các phân tích kinh tế khá năng động và tập trung vào cấu trúc của thị trường. Cơ quan quản lý cạnh tranh phải chỉ ra những ước tính về tác động tiêu cực của tập trung kinh tế đối với thị trường. Trên cơ sở các khác biệt và thực tế, rõ ràng là cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét các vụ tập trung kinh tế nhiều hơn rất nhiều các vụ lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, các chuyên gia quyết định xem xét các trường hợp tập trung kinh tế hạn chế cạnh tranh trước các trường hợp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Trước khi xem xét các trường hợp bị cấm, các chuyên gia sẽ mô tả ngắn gọn các học thuyết thường được sử dụng trong pháp luật cạnh tranh để định nghĩa thị trường và vị trí thống lĩnh thị trường.

Xác định thị trường

Nếu khái niệm “vị trí thống lĩnh thị trường” là quan trọng đối với các vấn đề về cạnh tranh, thì cần phải hiểu thế nào là “thị trường”. Có rất nhiều cách định nghĩa thị trường. Tuy nhiên, ở châu Âu thì một nguồn rất quan trọng là Thông báo của Ủy ban châu Âu về Định nghĩa Thị trường Liên quan cho mục đích của Luật Cạnh tranh của Cộng đồng châu Âu.25

Trước hết, đoạn 2 của thông báo giải thích tại sao xác định thị trường lại quan trọng: “Xác định thị trường là một công cụ định nghĩa và chỉ rõ ranh giới cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nó phục vụ cho việc thiết lập khuôn khổ áp dụng chính sách cạnh tranh của Ủy ban. Mục đích chính của việc xác định thị trường là xác định có hệ thống các hành vi hạn chế cạnh tranh mà các doanh nghiệp liên quan phải đối mặt. Mục tiêu của việc xác định thị trường ở cả hai góc độ là thị trường sản phẩm và thị trường địa lý liên quan nhằm xác định các đối thủ cạnh tranh thực sự của các doanh nghiệp liên quan, những đối thủ có khả năng hạn chế và cản trở các doanh nghiệp liên quan này thực hiện độc lập các áp lực cạnh tranh có hiệu quả.”

Thông báo đưa ra khái niệm về khả năng thay thế cho nhau. Do vậy, một thị trường liên quan bao gồm hàng hóa hoặc dịch vụ có khả năng thay thế hàng hóa hoặc dịch vụ khác. Khả năng thay thế cho nhau được đánh giá trên hai khía cạnh: khía cạnh nhu cầu (khả năng thay thế về phía cầu), xem xét trên cơ sở quan điểm của người tiêu dùng, và khía cạnh cung cấp, nhìn nhận khả năng thay thế cho nhau trên quan điểm của các đối thủ cạnh tranh (hiện hữu hay tiềm năng) (khả năng thay thế về phía cung). Hơn nữa, khả năng thay thế cho nhau không chỉ gồm các sản phẩm khác tại thị trường liên quan mà còn bao gồm các thị trường địa lý khác nơi các doanh nghiệp liên quan phải đương đầu với những hạn chế cạnh tranh tương tự (thị trường địa lý liên quan). Do đó, chúng ta cần đề cập tất cả các vấn đề này để xác định thị trường mà doanh nghiệp có khả năng khống chế.

Một phần của tài liệu Hành vi hạn chế cạnh tranh một số vụ việc điển hình của Châu Âu (Trang 41 - 42)