Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu 182 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu –Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim (Trang 42 - 46)

4.1 Mặt hàng nhập

Nh đã trình bày ở trên-với nhiệm vụ chức năng của mình-mặt hàng nhập

của Matexim là vật t thiết bị phục vụ sản xuất Công nghiệp và Xây dựng, danh mục vật t thiết bị bao gồm nhiều nhóm loại khác nhau, mỗi nhóm loại lại bao gồm nhiều loại khác nhau. Để cho việc phân tích mang tính tổng quát mà vẫn đảm bảo cụ thể từng chủng loại, ta đã phân chia danh mục hàng Nhập khẩu

vào 3 nhóm hàng lớn là nhóm mặt hàng kim khí-Nhóm mặt hàng thiết bị- Nhóm mặt hàng khác.

Nhóm mặt hàng kim khí bao gồm:

- Thép các loại: Thép lõi que hàn, thép U, thép hợp kim, thép chế tạo, thép inox, thép tấm, thép phôi, thép lá cuộn cán nguội và nóng.

- Mặt hàng nhôm, kẽm, gang thỏi: nhôm thỏi, kẽm thỏi, gang thỏi.

- Dây kim loại: Cáp thép, dây thép cacbon thấp, dây thép lõi cáp nhôm…

- Các loại kim khí khác.

Nhóm mặt hàng thiết bị bao gồm:

Lò điện trung tần: Chỉ nhập từ Trung Quốc.

Xe vận tải: Xe vận tải, xe cẩu, xe nâng hàng, xe trộn bêtông.

Thiết bị sản xuất: thiết bị tôi cao tần, lò nấu đồng nhôm, trục cán thép, dây chuyền thiết bị mạ tự động, dây chuyền gia công VMC-850SP, dây chuyền thiết bị đúc Furan, máy chế biến thức ăn gia súc, trạm trộn bêtông, máy lọc hoá chất .…

Máy công cụ: Máy uốn tanh, máy đúc áp lực, máy tiện CJK, máy phay YB 6012B, máy phay lăn răng YM-1350E, máy đột JTM-12, máy khoan JD8510L, máy phun bi, máy nén khí RTA-120, máy làm khuôn, máy tiện Matexim-2540, máy cắt , máy bào, máy mài, máy ca vòng, máy đo thành phần cacbon, máy trải nhựa đờng, máy doa đứng, máy vát cạnh…

Các loại thiết bị khác: Bình tích năng thuỷ lực, Bộ chỉnh lu 15V/2500A, Giỏ Titan, quả cán ren, thiết bị làm mát bể mạ crom, van giảm áp, thiết bị nội thất, hộp đấu dây thông tin, phớt đánh bóng…

Nhóm mặt hàng khác bao gồm:

Nhựa PP, nhựa Butyacetate, hoá chất, nhựa LLDPE, gioăng cao su, dụng cụ thể thao, đồ chơi trẻ em, thảm trải sàn, amiăng, than Coke, đèn chiếu sáng, phụ tùng cơ khí, sàn làm việc, bột PVC.

4.2 Giá trị sản phẩm

Nhóm danh mục các mặt hàng Nhập khẩu là tơng đối lớn-hàng trăm mặt

hàng mỗi năm. Do tính chất mặt hàng là vật t thiết bị, mỗi mặt hàng khác nhóm giá khác nhau; và cả mỗi mặt hàng cùng loại trong một nhóm giá trị vẫn

khác nhau do đặc điểm, tính chất các mặt hàng cũng nh thị trờng nhập khác nhau. Ví dụ cùng một mặt hàng máy công cụ, máy soi hành lý của Nhật Bản giá một cái tới 693.000$, trong khi máy đo thành phần Cacbon của Đài Loan cũng thuộc danh mục hàng thiết bị giá nhập là 20.000$/cái. Cùng một loại máy phun bi, cùng một thị trờng sản xuất là Đài Loan, máy phun bi RW-3 giá nhập về là 21.000$/cái, còn máy phun bi SJW-2 giá tới 58.000$/cái. Cùng mặt hàng thép lá cuộn cán nóng: Thị trờng Bỉ là 235$/tấn, thị trờng ucraine là 214$/tấn còn thị trờng Philipin là 270$/tấn.

Hơn nữa, số lợng nhập về lên đến hàng ngàn tấn hoặc hàng chục ngàn chiếc. Do đó để phân tích một cách tổng quát trên cơ sở cố gắng tập hợp đầy đủ các mặt hàng vào 3 nhóm mặt hàng chính, tiêu biểu trong hoạt động kinh doanh của Matexim, ta nhóm giá trị danh mục các mặt hàng nhập vào 3 nhóm mặt hàng trên và xét tình hình tiêu thụ-tồn kho ở phần sau.

4.3 Chi phí lợi nhuận Hàng Nhập khẩu của Công ty tính theo giá CIF, đối tác giao bán ngay tại Hàng Nhập khẩu của Công ty tính theo giá CIF, đối tác giao bán ngay tại

cảng (cửa khẩu) Việt nam.

Trị giá vốn thực tế hàng mua vào giao thẳng tại cảng hay cửa khẩu bao gồm giá CIF và thuế Nhập khẩu (nếu có)

Hàng mua vào nhập kho: Trị giá vốn thực tế hàng mua vào nhập kho đợc xác định theo trị giá thực tế mua vào và chi phí mua: Trị giá thực tế mua vào bao gồm: Tiền phải trả cho ngời bán, tiền thuế Nhập khẩu (nếu có) và trừ đi các khoản giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại (nếu có).

Chi phí mua bao gồm: Chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm, phí mở L/C, phí kiểm định.

Chi phí mua thờng chiếm khoảng 5-7% trị giá thực tế mua vào của hàng hoá. Tuy nhiên không phải Công ty lúc nào cũng một lần xuất bán toàn bộ lô hàng đã nhập mà có thể xuất bán nhiều lần. Do đó chi phí mua có liên quan đến cả hàng đã tiêu thụ và hàng còn lại.

Sau khi tính toán các chi phí liên quan đến thơng vụ: Trị giá vốn thực tế mua vào, chi phí mua, chi phí đàm phán giao dịch; tuỳ từng thơng vụ hàng mua vào giao bán thẳng hay hàng mua vào nhập kho Công ty căn cứ tình hình giá cả thị trờng sẽ đa ra mức giá bán đảm bảo tính cạnh tranh.

4.4 Phân tích tình hình tồn kho và bán ra của Matexim

Mục đích: Đánh giá hiệu quả công tác nhập khẩu và bán ra của Matexim

xuất phát từ yêu cầu tối quan trọng là khâu tiêu thụ hàng phải hiệu quả. Nếu công ty thực hiện mua tốt, dự trữ hợp lý, bán nhanh chứng tỏ công tác nghiên cứu, dự báo thị trờng là tốt, công ty có thể quay vòng vốn nhanh, có lợi nhuận cao và ngợc lại.

Phơng pháp phân tích: Sử dụng phơng pháp cân đối. Phơng pháp này đợc sử dụng trng phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá toàn diện các mối quan hệ cân đối để từ đó phats hiện sự mất cân đối cần giải quyết, những hiện tợng vi phạm chính sách chế độ và các nguồn tiềm năng có thể khai thác.

Theo phơng pháp cân đối ta có:

Dự trữ đầu kỳ + mua vào trong kỳ = Bán ra trong kỳ + Dự trữ cuối kỳ. Hay : D1 + M = B + D2.

Trong đó : Dự trữ cuối kỳ năm trớc là dự trữ đầu kì của năm sau và dự trữ ở đây bao gồm cả dự trữ hợp lý và bất hợp lý (tồn kho lâu năm).

Nhìn chung trong 3 năm qua giá trị hàng dự trữ của hầu hết các mặt hàng đều giảm và giảm chủ yếu là những mặt hàng dự trữ bất hợp lý (tồn kho lâu năm) do công ty thực hiện bán tốt, nắm rõ nhu cầu thị trờng.

Mặt khác những mặt hàng dự trữ thờng là những mặt hàng kim khí và một số mặt hàng thiết bị, bởi đây là những mặt hàng mà công ty nhập khẩu theo phơng thức tự doanh và phải cung cấp cho thị trờng thờng xuyên. Những mặt hàng mà công ty nhập khẩu theo phơng thức uỷ thác thì hầu nh không có tồn kho nh mặt hàng xe vận tải, máy công cụ, thiết bị sản xuất.

Cụ thể:

Năm 1999: Giá trị nhập khẩu: 5373.000$. Giá trị tiêu thụ : 5393,3 nghìn $. Dự trữ đầu kỳ : 180.000$. Dự trữ cuối kỳ : 159,7 nghìn $. Trong đó trừ hàng thép có dự trữ cuối kỳ lớn hơn dự trữ đầu, còn lại các mặt hàng khác đều có dự trữ cuối kỳ nhỏ hơn dự trữ đầu kỳ. Nguyên nhân là do mặt hàng thép của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất/tổng giá trị nhập khẩu

nên dự trữ tăng lên dể có thể phục vụ kịp thời nhu cầu trong nớc. Nh đã nói ở trên, mặt hàng nhập khẩu uỷ thác không có tồn kho, khách hàng uỷ thác cho công ty nhập bao nhiêu, công ty sẽ nhập về bấy nhiêu.

Năm 2000: Giá trị dự trữ của các hàng nhập khẩu tiếp tục giảm. Có thể nói rằng: Nhu cầu thị trờng về các mặt hàng của công ty trong năm 2000 bắt đầu tăng nhanh nên công ty tiêu thụ nhanh làm cho số vòng chu chuyển dự trữ tăng và thời gian chu chuyển giảm. Công ty tiếp tục đẩy mạnh việc bán

ra những hàng tồn kho lâu năm.

Đến năm 2001, nhu cầu thị trờng tăng rất nhanh nên giá trị nhập khẩu của phần lớn các mặt hàng đều đạt mức cao, chính vì thế dự trữ cuối kỳ cũng giảm, mặt hàng dây kim loại là có dự trữ tăng do Công ty đã dự đoán trớc đợc nhu cầu về mặt hàng này sẽ còn tăng.

Năm 2002 Công ty vẫn ổn định đợc mối quan hệ giữa dự trữ và bán ra. Dự đoán nhu cầu thép, kẽm, nhôm, gang thỏi còn cao, đặ biệt là sự biến động về nhu cầu thép trong năm nên Công ty đã có dự trữ cuối kỳ bảo đảm cho kinh doanh. Các mặt hàng thiết bị vật phần lớn nhập uỷ thác đã đợc tiêu thụ hết. Riêng mặt hàng kim khí dù năm qua Công ty không nhập vào đến cuối năm Công ty vẫn còn tồn kho 300$ và mặt hàng khác tồn kho 12.000$ do khâu tiêu thụ hàng thể thao và đồ chơi trẻ em gặp khó khăn vì sự cạnh tranh mặt hàng này trong nớc là cao. Trong năm 2003 Công ty phải tập trung giải quyết vấn đề trên.

Nh vậy, nhìn chung việc nhập vào bán ra của công ty đều tăng tơng ứng, dự trữ giảm chứng tỏ Công ty tiêu thụ hàng tồn kho lâu năm tốt. tuy nhiên để quá trình KD không bị gián đoạn thì công ty nên có kế hoạch dự trữ hợp lý hơn những mặt hàng chiến lợc, mặt hàng chính của mình.

Một phần của tài liệu 182 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu –Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim (Trang 42 - 46)