Các giải pháp đầu tƣ du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn lực, thực trạng, giải pháp khai thác tuyến điểm du lịch sinh thái nhân văn ở Hải Dương. Xây dựng tuyến Hà Nội - Cẩm Giàng – Thanh Miện - Ninh Giang - Chí Linh – Thành Phố Hải Dương (Trang 83 - 86)

7. Kết cấu của khóa luận

3.3.Các giải pháp đầu tƣ du lịch

Khuyến khích cả đầu tƣ nƣớc ngoài, đầu tƣ trong nƣớc (cả đầu tƣ nhà nƣớc và đầu tƣ tƣ nhân)

Hải Dƣơng là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng.Việc khai thác các nguồn tài nguyên du lịch vào phát triển du lịch vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Vì vậy ngành du lịch Hải Dƣơng cần phải tăng cƣờng khai thác thu hút đầu tƣ để khai thác hơp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên đƣa ngành du lịch của tỉnh ngày càng phát triển.

Chính sách thu hút đầu tƣ sẽ giúp cho việc bảo tồn tôn tạo tài nguyên nhƣ đầu tƣ nghiên cứu bảo vệ đàn cò đảm bảo sự lƣu trú lâu dài của chúng hay đầu tƣ trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa đang bị xuống cấp nghêm trọng... khi thu hút đầu tƣ tránh sự đầu tƣ dàn trải.

Về chính sách ƣu đãi thu hút đầu tƣ thì ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng có thể miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm đầu và giảm 50% thuế trong một năm tiếp theo hoặc nhƣ một số ƣu đái khác nhƣ lãi suất ngân hàng, trả chậm hay đƣợc tạo mọi điều kiện về thủ tục hành chính, đảm bảo thời gian nhanh nhất với cơ chế “Một cửa một đầu mối”.

Khuyến khích các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào các lĩnh vực nhƣ các cơ sở vui chơi giải trí hiện đại, các khách sạn hiện đại và tiện nghi 3 - 5 sao, các siêu thị lớn... để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm của du khách đặc biệt là khuyến khích đầu tƣ cho công tác bảo vệ môi trƣờng đây là khâu quan trọng trong đầu tƣ vào du lịch Hải Dƣơng.

3.4.Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Thƣờng xuyên tiến hành điều tra đánh giá, phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên làm trong ngành của địa phƣơng và của quốc

gia. Dựa trên kết quả điều tra tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ khác nhau, theo các chuyên ngành khác nhau cho phù hợp.

Tổ chức đào tạo lại và đào tạo mới ngày càng tốt hơn cán bộ công nhân viên ngành du lịch dƣới hình thức tại chỗ, chính quy, ở trong nƣớc, nƣớc ngoài, đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài của ngành du lịch.

Xây dựng chƣơng trình giáo dục nâng cao hiểu biết về du lịch, cách ứng xử với du khách và bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt ở những địa bàn có các điểm du lịch quan trọng.

Tăng cƣờng hợp tác trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc. Tổ chức các hội nghị hội thảo để trao đổi kinh nghiệm.

3.5.Giải pháp về giáo dục cộng đồng

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tích cực vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên môi trƣờng du lịch đó chính là việc giáo dục cộng đồng. Hiện nay các loại tài nguyên đặc biệt là tài nguyên nhân văn đang bị xuống cấp nghiêm trọng và bị mai một dần, môi trƣờng ở các điểm du lịch đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do hiện tƣợng vứt rác bừa bãi. Trong khi đó dân cƣ địa phƣơng và du khách vẫn chƣa thấy hết đƣợc các giá trị của tài nguyên, chƣa có ý thức bảo vệ môi trƣờng. Do đó cần có kế hoạch bảo vệ môi trƣờng. Cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và du khách về các giá trị của các tài nguyên, và giữ gìn cảnh quan môi trƣờng:

Đối với cộng đồng dân cƣ địa phƣơng cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về giá trị các tài nguyên môi trƣờng với hoạt động du lịch. Giáo dục giúp cho nhân dân hiểu đƣợc hoạt động du lịch sẽ đem lại công ăn việc làm và làm giàu cho họ. Bên cạnh đó cần có thái độ ứng xử có văn hóa đối với du khách.

Tuyên truyền nhân dân có các công trình nhà ở phù hợp với cảnh quan thiên nhiên.

Hằng năm cần dành một tỷ lệ thỏa đáng từ nguồn thu du lịch cho các chƣơng trình giáo dục nâng cao hiểu biết của cộng đồng đối với các loại tài nguyên và môi trƣờng.

Đối với du khách thì cần tuyên truyền giáo dục họ không đƣợc xả rác bừa bãi cũng nhƣ không có hành động phá hoại tại các điểm du lịch nhƣ: viết, khắc tên lên cây, lên vách đá, sờ vào hiện vật có giá trị... Muốn vậy tại các điểm du lịch cần có hệ thống các thùng rác, các biển chỉ dẫn, báo hiệu hay các rào chắn để du khách làm theo.

3.6.Giải pháp nghiên cứu thị trƣờng và quảng bá du lịch.

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thị trƣờng hiện tại và thị trƣờng tiềm năng là nhiệm vụ tất yếu đối với du lịch.

Cần xây dựng các chiến lƣợc và kế hoạch để phát triển, mở rộng thị trƣờng du lịch trong nƣớc và ngoài nƣớc nhằm hòa nhập vào với thị trƣờng du lịch thế giới. Hiện nay đa số các du khách khi đến với du lịch Hải Dƣơng đều thiếu những thông tin về các điểm đến. Các nguồn thông tin chính thức đƣợc phát hành thƣờng ít và không phong phú. Do vây nhiệm vụ đặt ra là:

Cần biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lƣợng và thông tin chính xác về du lịch để giới thiệu với khách du lịch về con ngƣời, cảnh quan tài nguyên du lịch nơi đến, những thông tin cần thiết nhƣ hệ thống các điểm tham quan du lịch, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại, ăn uống... địa chỉ các đƣờng dây nóng có thể hỗ trợ và tƣ vấn cho khách du lịch mọi lúc mọi nơi.

Mở rộng mối quan hệ đối với thị trƣờng các vùng lân cận nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh để có thể kết hợp với các điểm du lịch có thể thành lập đƣợc các tuor tuyến du lịch hấp dẫn, kéo dài thời gian lƣu trú của khách.

Tham gia trƣng bày, giới thiệu sản phẩm các làng nghề ở các hôi chợ du lịch các chƣơng trình Festival của Hải Dƣơng với các chủ đề mang đặc trƣng của mảnh đất này nhằm gây sự chú ý của khách .

Thƣờng xuyên tạo ra các chƣơng trình du lịch mới, hấp dẫn thu hút

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn lực, thực trạng, giải pháp khai thác tuyến điểm du lịch sinh thái nhân văn ở Hải Dương. Xây dựng tuyến Hà Nội - Cẩm Giàng – Thanh Miện - Ninh Giang - Chí Linh – Thành Phố Hải Dương (Trang 83 - 86)