Hệ thống cấp thoát nƣớc và vệ sinh môi trƣờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn lực, thực trạng, giải pháp khai thác tuyến điểm du lịch sinh thái nhân văn ở Hải Dương. Xây dựng tuyến Hà Nội - Cẩm Giàng – Thanh Miện - Ninh Giang - Chí Linh – Thành Phố Hải Dương (Trang 70 - 72)

7. Kết cấu của khóa luận

1.5.3.Hệ thống cấp thoát nƣớc và vệ sinh môi trƣờng

*Cấp nước.

+ Khu Vực Đô Thị: trƣớc đây nguồn nƣớc cho nhu cầu sản xuất và nhu cầu sinh hoạt thuộc khu vực thành phố Hải Dƣơng chủ yếu là do nhà máy nƣớc Bình Hàn và Tân Hải cung cấp. Nhƣng đến nay đã sử dụng nguồn nƣớc

của nhà máy nƣớc Cẩm Thƣợng (hiện nay đang mở rộng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản) với công suất 1000m³ nƣớc/ ngày. Mức độ cung cấp nƣớc đã đƣợc tăng cƣờng ở một số thị trấn nhƣ: Ninh Giang, Cẩm Giàng, Nam Sách, Gia Lộc, Kim Thành, Kim Môn. Còn lại các thị trấn, huyện lỵ chƣa có trạm cấp nƣớc tập trung. Hiện nay hầu hết dân cƣ ở vùng nông thôn đều đang sử dụng nguồn nƣớc từ giếng khơi, không đảm bảo vệ sinh làm hạn chế phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến hoa quả, lƣơng thực. Tỷ lệ dân số ở thành phố, thị trấn đƣợc cung cấp nƣớc máy còn thấp mới có khoảng 50% và đáp ứng 60 - 80 lít/ngƣời/ngày.

+ Khu Vực Nông Thôn: đến nay tỉnh đã chú ý đầu tƣ xây dựng 12 trạm cấp nƣớc nhỏ, đạt đƣợc trên 227000 giếng khơi và 1000 giếng khoan. Đảm bảo cấp nƣớc sạch vệ sinh cho khoảng 1,4 triệu ngƣời đƣa tỷ lệ số dân đƣợc cấp nƣớc sạch và hợp vệ sinh lên 80% vào năm 2006.

* Thoát nước thải và vệ sinh môi trường.

Vấn đề thoát nƣớc và vệ sinh môi trƣờng, đô thị cũng trở nên bức xúc ở hầu hết các đô thị trong tỉnh chủ yếu là mạng lƣới chảy chung ở Thành Phố Hải Dƣơng. Hệ thống điều hòa nƣớc kém tác dụng do cột đáy bị nâng lên, cống dẫn nƣớc ngầm và một số trạm bơm tiêu nƣớc với công suất nhỏ (18000m³/h) không đảm bảo hiện nay tỉnh có kế hoạch tăng cƣờng công tác thoát nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nhất là khu đô thị mới.

Do nhu cầu phát triển kinh tế, khai thác nguồn tài nguyên nƣớc gây ra những biến đổi, tác động cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Cũng phải kể đến việc thành lập các nhà máy, khu công nghiệp, khói bụi thải ra môi trƣờng là nguyên nhân chủ yếu.

Tại các khu vực du lịch trọng điểm và các làng nghề môi trƣờng cũng bị tác động lớn nhất là vấn đề giác thải, hóa chất trong các làng nghề, của du khách.... đó là những vấn đề cấp bách cần có biện pháp giải quyết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn lực, thực trạng, giải pháp khai thác tuyến điểm du lịch sinh thái nhân văn ở Hải Dương. Xây dựng tuyến Hà Nội - Cẩm Giàng – Thanh Miện - Ninh Giang - Chí Linh – Thành Phố Hải Dương (Trang 70 - 72)