7. Kết cấu của khóa luận
1.5.4. Hệ thống thông tin liên lạc
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của ngành bƣu chính viến thông cả nƣớc Hải Dƣơng đã lắp đặt nhiều trang thiết bị mới đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc trong tỉnh. Năm 2006 bình quân 15 máy điện thoại trên 100 dân so với 4,5 máy trên 100 dân năm 2001. Cho đến năm 2009 con số đó đã đạt 90% số dân đƣợc sử dụng điện thoại. 97% hộ dân thành thị và 82% hộ dân nông thôn có máy thu hình.
Nhƣ vậy mạng lƣới thông tin liên lạc ở Hải Dƣơng đã tỏa rộng tới các thôn xóm trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch về nhu cầu thông tin liên lạc, việc phủ sóng điện thoại di động đến hầu hết các vùng trong tỉnh góp phần phục vụ khách du lịch tốt hơn, thuận lợi hơn. Ngoài các dịch vụ nhƣ điện hoa, chuyển Fax nhanh, dịch vụ Internet... ở hầu kháp các xã trong tỉnh đều có trạm thu phát sóng. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch khai thác sử dụng trong thời gian tham quan, lƣu trú trên địa bàn tỉnh.
Nói chung mạng lƣới bƣu chính viễn thông ở Hải Dƣơng hiện nay có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời tạo ra kết cấu hạ tầng thuận lợi cho phát triển du lịch.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KINH DOANH DU LỊCH CỦA HẢI DƢƠNG 2.1.Tổ chức quản lý và quy hoạch du lịch.
2.1.1.Tình hình quản lý du lịch văn hóa tại Hải Dƣơng.
Đối với các di tích lịch sử văn hoá của tỉnh cũng đang đƣợc quan tâm đầu tƣ tôn tạo. Trong 5 năm kể từ năm 2005 đến nay nhiều di tích lớn lần lƣợt đƣợc UBND tỉnh cho lập dự án tu bổ nhƣ năm 2001 khởi công xây dựng đền thờ Nguyễn Trãi tại khu di tích Côn Sơn (Chí Linh), năm 2003 khởi công tu bổ, tôn tạo di tích Văn Miếu Mao Điền (Cẩm Giàng), năm 2004 khởi công tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ nhà giáo Chu Văn An (Chí Linh). Riêng trong 2005 lần lƣợt khởi công 4 dự án: Tu bổ, tôn tạo đền thờ Khúc Thừa Dụ (Ninh Giang), đền thờ Yết Kiêu (Gia Lộc), đền thờ Danh Y Tuệ Tĩnh (Cẩm Giàng) và dự án tu bổ chùa Thanh Mai (Chí Linh). những di tích còn lại đƣợc tu bổ tôn tạo ở các mức độ khác nhau bằng nguồn vốn của trung ƣơng và của tỉnh.
Tuy nhiên, đa số các di tích đều bị xuống cấp nghiêm trọng, việc đầu tƣ tôn tạo lại tập trung vào một số di tích lớn. Mặt khác trong quá trình tôn tạo, tu bổ di tích thì các hạng mục công trình thiếu tính đồng bộ, hiện đại đã làm mất đi sự cổ kính vốn có của di tích, thay vào đó là sự kệch cỡm nhƣ hệ thống các cột xi măng đƣợc thay thế cho các cột gỗ, nền xi măng thay thế cho nền đất, nền gạch truyền thống Việt Nam, hoặc ngƣời ta đƣa vào một số những hiện vật không phù hợp với di tích. Nạn xâm lấn đất đai của cƣ dân địa phƣơng và của các ngành công nghiệp là rất phổ biến nhƣ việc khai thác để san lấp các khu công nghiệp của tỉnh.
Một số làng nghề truyền thống đang có nguy cơ bị thất truyền. Các nghệ nhân già nua, lớp trẻ không máy quan tâm tới các nghề truyền thống, nhiều ngƣời phải chuyển sang nghề khác để đảm bảo cuộc sống. Hiện nay chƣa có chính sách cụ thể đối với việc bảo tồn làng nghề truyền thống.
Các lễ hội tuy đã đƣợc khôi phục và duy trì song nhiều trò chơi dân gian truyền thống chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Các loại hình nghệ thuật nhƣ hát chèo, múa rối nƣớc tuy có sự quan tâm của các nhà chức trách nhƣ việc quảng bá, phát triển vẫn chƣa đƣợc chú ý.
Nhiều điểm di tích văn hoá chỉ đƣợc đƣa vào sinh hoạt cộng đồng mỗi dịp hội đến còn thƣờng xuyên bị bỏ ngỏ, quên lãng. Việc khai thác lễ hội cũng tràn lan không chú trọng tới bản sắc cổ truyền.
Với những hạn chế còn tồn tại đó hy vọng ngành văn hoá du lịch Hải Dƣơng sớm khắc phục đƣợc để gìn giữ, phát huy đƣợc những giá trị văn hoá của địa phƣơng và thu hút đông đảo du khách đến thăm Hải Dƣơng.
2.1.2.Tình hình quản lý du lịch sinh thái tại Hải Dƣơng
Tình hình quản lý du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong thời gain qua đã đạt đƣợc kết quả tƣơng đối tốt. Điển hình nhƣ ở Đảo Cò Chi Lăng Nam lên tới 1,3 vạn khách năm 2008. Tại đây đã quy hoạch, phân khu thăm quan. Toàn đảo đã trang bị 15 chiếc thuyền do ngƣời dân đại phƣơng chuyên chở (hoàn toàn không dùng xuồng máy), tỉnh đã có kế hoạch trồng mới thêm nhiều cây xanh cho đàn cò trú ngụ. Du lịch phát triển nên đời sống của cƣ dân địa phƣơng ngày càng phát triển hơn.
Khu du lịch Động Kính Chủ hàng năm cũng đã thu hút rất đông du khách về trảy hội, lễ phật và khám phá núi đồi Kim Môn. Phòng văn hóa huyện Kim Môn đƣợc sự chỉ đạo của sở văn hóa tỉnh đã quy hoạch lại các khu di tích, làm mới các làn đƣờng lên trên đông, trùng tu tôn tạo lại các công trình bị hƣ hại. Hay các khu miệt vƣờn ven sông Hƣơng (Thanh Hà) cũng đƣợc quan tâm trú trọng quy hoạch nhằm phục vụ du khách về thƣởng ngoạn phong cảnh nơi đây. Khu hồ Bạch Đằng, Hồ Côn Sơn đã có những ban vệ sinh môi trƣờng thƣờng xuyên hoạt động vớt rác, bảo vệ cảnh quan môi trƣờng hồ, tỷ lệ thuyền hoạt động trong hồ đúng quy định và đƣợc quản lý chặt chẽ theo đúng tiêu chuẩn...
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc thì tình hình quản lý du lịch sinh thái của Hải Dƣơng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhƣ công tác quản lý chƣa đƣợc đồng bộ. Việc xây dựng quy hoạch và bảo vệ tài nguyên tự nhiên vẫn chƣa đƣợc thực hiện hoặc thực hiện chƣa đƣợc không triệt để. Giáo dục nhận thức cho nhân dân địa phƣơng chƣa cao nhƣ vẫn còn tình trạng khai thác trái phép đá ở dãy núi đá vôi Kính Chủ, hiện tƣợng chèo kéo khách du lịch nhƣ khu vực động Kính Chủ, khu bờ hồ Bạch Đằng. Hay những tồn tại về vấn đề đƣờng đi và vệ sinh công cộng khu miệt vƣờn Thanh Hà. Một số laoì động thực vật ở đây đang bị hủy diệt bởi sự vô ý thức của ngƣời dân do việc phá rừng, san lấp để xây dựng các nghành công nghiệp. Các đàn cò, vạc tại khu du lịch sinh thái Đảo Cò, việc bảo vệ cò lỏng lẻo, ngƣời dân địa phƣơng vẫn lên đảo lấy trứng cò, bắt cò non... gây ảnh hƣởng xấu tới đàn cò.
Đó là những hạn chế còn tồn tại ở những điểm du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Hy vọng trong thời gian ngắn nhất sở văn hóa và du lịch Hải Dƣơng sớm khắc phục đƣợc những hạn chế đó để phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững, thu hút đông đảo khách du lịch.