Cơ sở hạ tầng VQG Cát Tiên cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của du khách. Tuy nhiên, cần đầu tư thêm một số cơ sởhạtầng đểphục vụdu khách tốt hơn, như:
- Mở rộng hệ thống mạng không dây (Wifi) tại các khu vực nhà hàng để du khách có thểsử dụng máy vi tính sách tay của mình và thông báo cho du khách biết tại đây có hệthống mạng này.
- Trang bịthêm các một sốmáy vi tính bàn tại Trung tâm du lịchđểdu khách có thểcập nhật thông tin và liên lạc với người thân.
- Xây dựng thêm các nhà vệ sinh công cộng và có biển báo hướng dẫn đến khu vực này. Hiện tại Vườn chưa có nhà vệ sinh công cộng dành riêng cho khách,
Đánh giá và đềxuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
53
GVHD: TS. Chế Đình Lý SVTH : Nguyễn Hiền Thân
đang sử dụng khu vực vệ sinh công cộng của công nhân viên chức. Theo khảo sát và điều tra thì vấn đềvệ sinh môi trường tại nhiều khu vệsinh công cộng rất dơ bẩn không sử dụng được. Nếu so sánh các khu du lịch lân cận (khu du lịch Madagui) thì hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại những nơi này rất sạch, xây dựng và thiết kếrất hợp sinh cảnh xung quanh hơn VQG Cát Tiên.
- Thường xuyên bảo dưỡng các trang thiết bị như: lều, phương tiện vận chuyển, các trong thiết bị dùng trong các nhà nghỉ...đặc biệt là xe đạp. Hiện tại xe đạp của Vườn là 16 chiếc nhưng 60% đã hư hỏng cần được sửa chữa.
Theo khảo sát thì 51% du khách thích các nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn với đầy đủ trang thiết bịvà 27% là nhà nghỉ đơn giản chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống, 21% là nhà nghỉ sang trọng trang bịhiện đại. Do vậy VQG Cát Tiên không cần phải đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại thay vào đó là sử dụng các trang thiết bị thân thiện môi trường, sửdụng nguyên vật liệu, kiểu cách xây dựng của địa phương...tạo sự gần gũi với thiên nhiên.
Các đường mòn không cần thiết nên bỏ,các đường mòn cần có tên tuyến cụthể đểdu khách lựa chọn và đi lại dễ dàng hơn. Bốtrí các bản chỉdẫn đường tại mỗi tuyến tham quan.
Bản đồ hướng dẫn cho khách tham quan của VQG Cát Tiên hiện tại còn quá chung chung chưa chitiết, rất khó có thể sửdụng nó khi tham quan cho nênVườn cần xây dựng lại bản đồdành cho du khách chi tiết hơn, rõ ràng hơn
4.5.2.4 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực phục vụdu lịch sinh thái VQG Cát Tiên hiện còn rất yếu (90% dưới đại học), các kiến thức về động thực vật và kỹ năng ngoại ngữcòn rất yếu. Theo đánh giá của du khách thì năng lực của tiếp tân và hướng dẫn chỉ tạm được (xem phụ lục X). Do vậy cần thực hiện các biện pháp sau nhằm nâng cao hơn nữa nguồn nhân lực:
- Tuyển thêm nhân viên có chuyên môn về lĩnh vực sinh thái và kỹ năng ngoại ngữ.
Cần phối hợp giữa các bên liên quan trong việc đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụcủa công nhân viên như:hiệp hội du lịch, các tổchức phi chính phủ, các công ty lữhành...
Hướng dẫn viên cần phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ của khách, phải nói thành thạo, hơn nữa phải biếtđọc và viết chữla tinh. Cần phải có tính cách nhã nhặn, kiên trìđểtrình bày, giải thích nhưng kiên quyết với khách có hành vi gây hại sinh thái môi trường.
4.5.2.5 Sản phẩm du lịch
Điểm tham quan
Hiện tại điểm hấp dẫn du khách đến VQG Cát Tiên nhất là cảnh quan thiên. Cảnh quan tại đây rất đẹp với nhiều hệ sinh thái, động thực vật phong phú đa dạng. VQG Cát Tiên nên mởthêm các loại hình du lịch mới như:
- Du lịch cộng đồng - Du lịch leo núi
- Du lịch miệt vườn (kết hợp với các chủ vườn)
Cần xây dựng loại hình cắm trại kết hợp các hình thức như: đốt lửa trại kết hợp vớiẩm thực. Đây cũng chính là sởthích cắm trại của nhiều du khách đến với VQG Cát Tiên (38% thích đốt lửa trại, 22% thích nấu ăn, còn lại là hình thức khác).
Cần có sự kết hợp với các điểm du lịch lân cận: khu du lịch Madagui, khu tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, làng Bưởi tại Vĩnh Cửu, khu di tích đá ba chồng Định Quán, khu du lịch suối mơ (Tân Phú), khu du lịch thác Mai (Định Quán), thác Ba Giọt (Định Quán)...đểliên kết tạo ra các tour du lịch hấp dẫn.
Nhược điểm lớn nhất của VQG Cát Tiên là chưa có bộ sưu tập với các tiêu bản, tranhảnh động thực vật hiện hữutrong Vườn cho du khách tham quan, học tập, nghiên cứu như nhiều vườn quốc gia khác trong nước: KBTTN Bình Châu – Phước Bửu, VQG Núi Chúa, VQG Côn Đảo...Do vậy Vườn cần có phòng trưng bày các tiêu bản, mẫu vật về động thực vật của Vườn phục vụcho việc tham quan, nghiên cứu.
Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụvà giá cảdịch vụ du lịch của VQG Cát Tiênđược du khách đánh giá không cao vì trong một số hoạt động dịch vụ còn rất yếu, chưa thỏa mãn
Đánh giá và đềxuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
55
GVHD: TS. Chế Đình Lý SVTH : Nguyễn Hiền Thân
được nhu cầu mong muốn của khách như chương trình tour đã đưa ra. Do vậy Vườn cần nâng cao hơn nữa vềchất lượng của mình, cần thực hiện một sốbiện pháp:
- Giải thích cho khách rõ những gì sẽ làm được, thấy được trong chương trình tour của mình nhằm hạn chếsựthất vọng của khách.
- Thái độphục vụphải nhiệt tình, cởi mởvới khách.
- Cần điều chỉnh lại giá cả tham quan giữa du khách nước ngoài và khách Việt Nam. Vì giữa họ có sự chênh lệch quá lớn, gây bức xúc cho nhiều du khách nước ngoài. Như:
+ Giá tham quan Đảo Tiên 100.000 VNĐ/khách đối với khách quốc tế thay vì 150.000 VNĐ/khách.
+ Giá thuê xe đạp cần giảm bớt để khuyến khích du khách sử dụng các phương tiện thân thiện môi trường: 10.000 VNĐ/h/chiếc.
+ Tuyến tham quan làng Tà Lài cần giảm giá phương tiện vận chuyển nhằm thu hút sựkhách tham gia tour này nhiều hơn 500.000 VNĐ/lượt.
+ Nâng giá vận chuyển xe pickup tuyến Cây Si, Bàu Sấu.
- Cần treo bảng giá dịch vụcho du khách tham khảo và tỷ giá đổi ngoại tệ đểhạn chếtình trạng“chém khách”.
- Tại các nhà hàng cần có thực đơn và phải có giá cảcho từng loại. Các nhà hàng hiện tại chưa có bảng giá cho từng món ăn, giá cả còn cao mà chất lượng thì thấp. Tại các nhà hàng nên bán các món ăn địa phương và cần bày bán các loại nước ép, sinh tốtừcác loại rau quảtrái cây thay vì nước giải khátđóng chai. Quà lưu niệm
Phần lớn du khách sau khi tham quan VQG Cát Tiên không thích mua quà lưu niệm chiếm 54%. Bởi vì các sản phẩm lưu niệm tại VQG Cát Tiên còn quá đơn điệu chỉbán áo và nón. Sản phẩm quà lưu niệm này chưa thật sựhấp dẫn du khách chính vì thếVQG Cát Tiên cần thêm một sốsản phẩm từ địa phương và gắn liền với bảo tồn:
+ Các loại sản phẩm dệt thổcẩm, đan lát từtre nứa, cây lục bình.
+ Trái cây của vùng: bưởi, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, xoài, mãng cầu (na)... + Rượu cần, rượu bưởi, sách về động thực vật.
+ Một số sản phẩm như: hình ảnh loài động thực vật quý hiếm của Vườn, móc khóa làm từcác loại gỗ được khắc với hình dáng một số động vật.
4.5.2.6 Quảng bá
Trong thời gian qua, VQG Cát Tiên được đông đảo khách nội địa cũng như quốc tế biết đến với tổng lượng khách hàng năm khoảng 15 ngàn lượt. Song, con số này rõ là quá ít so với nhiều VQG khác (Phong Nha Kẻ Bàng, Phú Quốc, Cát Bà...), chưa tương xứng với tiềm năng của Vườn. Để được du khách biết đến, nắm rõ thông tin và đến với Vườn thì việc quảng bá hìnhảnh là cần thiết.
Qua khảo sát, du khách đến Vườn nhờ sự giới thiệu của gia đình và bạn bè, internet là chính. Phần lớn du khách sẽ giới thiệu với người thân về du lịch sinh thái VQG Cát Tiên và họ không hối tiếc khi chọn du lịch tại Vườn (xem phụ lục X). Do vậy, Vườn cần hướng vào thị trường mục tiêu và có chính sách chiêu thịcổ động phù hợp.Hiện tại VQG Cát Tiên đang thực hiện một sốbiện pháp marketing khá tốt:
- In danh thiếp và tờ rơi giới thiệu vềcác tuyến du lịch.
- Có nhiều dự án đầu tư của các tổchức trong và ngoài nước: Quỹquốc tếvềbảo vệthiên nhiên (WWF), Tổchức Bảo vệ động vật nguy cấp(WAR).
- Phương tiện truyền thông từ các chương trình truyền hình trong nước như: HTV, BTV, VTV, Đồng Nai, ...và một số hãng truyền hình từ nước ngoài (Anh, Đức) làm các cuộc phóng sự về Vườn. Hiện nay trên các trang báo, tạp chí đều có truyền tải thông tin vềhoạt động DLST tại vườn quốc gia Cát Tiên. - Trong một sốsách vở, các chương trình tour của các công ty du lịchtrong nước
cũng đăng tải các thông tin vềDLST tại đây. VQG Cát Tiên cần thực hiện thêm một sốbiện pháp:
- Thiết kếwebiste cung cấp đầy đủcác thông tin tuyến điểm, giá cảdịch vụ, các đặc điểm tài nguyên văn hóa... của VQG Cát Tiên với ngôn ngữViệt, Anh. - Tiếp tục dựa vào phương tiện truyền thông qua việc cho phép các nhà làm phim
quốc tế, các tổ chức phi chính phủthực hiện các dự án về VQG Cát Tiên.Đăng tải các thông tin vềhoạt động du lịch sinh thái trên các trang web, báo, tạp chí trong và ngoài nước.
- Xuất bản một số tập quảng cáo nhỏ đăng tải các thông tin về độ đa dạng sinh học, các điểm tham quan hấp dẫn, giá cá dịch vụ, cách thức đến và đi, địa chỉ liên hệ...tặng miễn phí cho du khách sau khi tham quan và sửdụng dịch vụ tại Vườn.
Đánh giá và đềxuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên 57 GVHD: TS. Chế Đình Lý SVTH : Nguyễn Hiền Thân Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
VQG Cát Tiên là một trong các khu dựtrữ sinh quyển của nước ta,đểtạo nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn, nâng cao đời sống cộng đồng nơi đây đã tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, hoạt động du lịch này đã phát sinh các tác động của du khách đến công tác bảo tồn, môi trường và tài nguyên. Việc đánh giá, quản lý các tác động của du khách là một vấn đềcần thiết cho việc phát triển du lịch sinh thái bền vững tại VQG Cát Tiên.
Luận văn với mục tiêu tìm hiểu hiện trạng, đánh giá các tác động của du khách đến VQG Cát Tiên và đềxuất các giới hạn các tác động có thể chấp nhận được, các giải pháp quản lý các tác động và giải pháp phát triển du lịch sinh thái hiện hữu tại đây theo hướng bền vững.
Những kết quảnghiên cứu của luận văn có thểtóm tắt như sau:
1. Đã khảo sát được hiện trạng tài nguyên, giá trị văn hóa, tình hình hoạt động DLST của VQG Cát Tiên, qua đó cho thấy Vườn có hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hấp dẫn với nhiều động thực vật phong phú cùng với bềdày của giá trị văn hóa lịch sử, nghề thủcông truyền thống của địa phương làtiềm năngcho việc kết hợp du lịch sinh thái với du lịch cộng đồng.
2. Khảo sát, tìm hiểu được đặc điểm khách du lịch của VQG Cát Tiên, trong đó có sự đa dạng vềloại khách, khách du lịch sinh thái thực thụvẫn còn thấp nhưng đang có chiều hướng gia tăng.
3. Đã đánh giá tác động của du khách đến công tác bảo tồn tại VQG Cát Tiên trong đótác động lớn nhất là hệthực vật.
4. Đã phân tích và đánh giá các khía cạnh tác động môi trường và tài nguyên từ hoạt động du lịch đến VQG Cát Tiênqua đó phảnảnh được khía cạnh môi trường cần quan tâm.
5. Đã đưa ra các tiêu chí giới hạn của các tác động môi trường, tài nguyên và kế hoạch quan trắc tác động. Đây là cơ sởcho việc hạn chế các tác động của du khách và giám sát các biến đổi từhoạt động DLST.
6. Đã đề xuất các giải pháp quản lý tác động từ các hoạt động du lịch của du khách. Việc quản lý và xử lý rác thải, nước thải là một trong các giải pháp cấp bách hàng đầu của hoạt động du lịch sinh thái của VQG Cát Tiên.
7. Đã đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên ngày càng tốt hơn với các giải pháp về công tác hướng dẫn, cơ sởhạtầng, sản phẩm du lịch và quảngbá. Đặc biệt là giải pháp thu hút sựtham gia của cộng đồng địa phương.
5.2 Kiến nghị
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả quản lý các tác động từ du lịch đến môi trường và công tác bảo tồn ở VQG Cát Tiên còn nhiều yếu kém. Vì vậy, VQG Cát Tiên cần thực hiện các tiêu chí, giới hạn cũng như các biện pháp quản lý tác động của du khách và biện pháp phát triển du lịch tại VQG Cát Tiên đã được trình bày trong luận văn. Đồng thời, Vườn cần nghiên cứu và lập kế hoạch phát triển du lịch sinh thái kết hợp du lịch cộng đồng góp phần nâng cao đời sống người dân.
Đánh giá và đềxuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
59
GVHD: TS. Chế Đình Lý SVTH : Nguyễn Hiền Thân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chế Đình Lý, 2009. Phân tích hệthống môi trường. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia TP. HCM, trang 304.
2. Douglas H., Walter J. và Steve M., 2005. Bộ công cụ quản lý và giám sát cộng đồng.Đạihọc tổng hợp Hawaii và SNV Việt Nam, 87 trang.
3. Kiểm Lâm VQG Cát Tiên, 2010.Văn kiện hội nghị đại biểu cán bộ, viên chức vườn quốc gia Cát Tiên.
4. Lê Huy Bá, 2007. Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia TP. HCM, 548 trang.
5. Lê Trình, 2000. Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng.
NXB khoa học và kỹthuật, HCM, 247 trang.
6. Hiệp hội du lịch sinh thái,2000.Hướng dẫn cho các nhà lập kếhoạch và quản lý . Xuất bản lần thứnhất, Cục môi trường, Kreg L., Megan E. và David E.
7. Ngô An, 2009. Giáo trình du lịch sinh thái. ĐH Nông Lâm TP. HCM (Lưu hành nội bộ)
8. Trần Văn Thông, 2003. Quy hoạch du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn.
ĐH Dân Lập Văn Lang (Lưu hành nội bộ).
9. Trần Văn Thông.Tổng quan du lịch. Khóa du lịch, ĐH Dân Lập Văn Lan (Lưu hành nội bộ).
10. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, 2008.Hướng dẫn quản lý các khu bảo tồn. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Yến, Hà Nội, 120 trang.
11. VQG Cát Tiên, 2003. Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Cát Tiên 2003–2008.
12. Bộ tài nguyên và môi trường.Quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2003V/v ban hành kèm theo quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
PHỤ LỤC
Đánh giá và đềxuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
61
GVHD: TS. Chế Đình Lý SVTH : Nguyễn Hiền Thân
Nhà dài dân tộc Mạ, S’tiêng