Hiện tại VQG Cát Tiên chưa thực hiện đúng nguyên tắc liên quan đến sức chịu tải mặc dù Vườnđãđềcập đến vấn đềnày trong“Kếhoạch phát triển du lịch sinh thái từ năm 2003 –2008”. Đây một trong những biện pháp hạn chế tác động của du khách hiệu quảdo đó VQG Cát Tiên nên thực hiện đúngnguyên tắc sức chịu tảiđãđềra:
- Tại nhà khách: 80-100 người. - Khu cắm trại: 20 người. - Khu Bến Cự: 20 người. - Khu Đảo Tiên: 20 người.
- Tại Bàu Sấu: 5– 7 người.
- Khu văn phòng Cát Lộc: 10-15 người. - Bù Sa– Đồng Nai Thượng: 5–7. - Đăk Lua: 5 – 7 người.
- Số lượng khách đi tập thể tham quan trong ngày với số lượng hạn chế 50 người/đoàn.
- Số lượng khách tối đa vào tham quan trong ngày là 200 người. Đềxuất sức chứa kiến nghịthêm một sốtuyến điểm tham quan:
Tại nhà hàng:
+ Sức chứa thường xuyên: CPI = 200/3 = 67 (người).
+ Sức chứa hàng ngày: CPD = (200/3) x 3 = 200 (người/ngày). Tuyến BằngLăng:
+ Tiêu chuẩn 10 người/km (theo phụlục IX quyết định 02/2003 do BộTài nguyên Môi trường ban hành).
+ Chiều dài tuyến: 3 km.
+ Sức chứa: 30 người.
+ Hệ số luân chuyển: 9/3 = 3 (thời gian cho khách tham quan 9h, thời gian cho 1 lần tham quan 3h).
+ Tổng lượng khách tham quan 1 ngày: KMN = 30 x 3 = 90 (người/ngày). Trung tâm cứu hộgấu:
+ CPI = 500/100 = 5 người (AR = 500 m2, A = 100 m2/người lấy theo tiêu chuẩn vui chơi giải trí của du lịch nghỉ dưởng theo theo phụ lục IX quyết định 02/2003 do BộTài nguyên Môi trường ban hành).
+ Hệsốluân chuyển: 9/0.5 = 18
Đánh giá và đềxuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên 47 GVHD: TS. Chế Đình Lý SVTH : Nguyễn Hiền Thân Xem thú đêm: + Sức chứa: 20 người. + Hệsốluân chuyển: 3/1.5 = 2.
+ Tổng lượng khách tham quan một đêm:KMN = 20 x 2 = 40 (người/đêm).
4.5 Giải pháp đểquản lý các tác động của du khách và phát triển hoạtđộng du lịch sinh thái
4.5.1 Giải pháp đểquản lý và hạn chế các tác động của du khách
Bên cạnh việc thực hiện các tiêu chí hạn chế có thể chấp nhận của các tác động và thực hiện công tác quan trắc đã được trình bày thì VQG Cát Tiên cần thực hiện thêm các biện pháp:
4.5.1.1 Chất thải rắn
Rác thải đang gây ra nhiều khó khăn và tác động lớn nhất đến cảnh quan, môi trường tại VQG Cát Tiên. Do đó, rác thải phải được thực hiện theo nguyên tắc 3R (reduce, reuse, recycle).
Giảm thiểu (reduce)
Giám sát thường xuyên lượng rác được thải ra trong nhà nghỉ, điểm tham quan và điều chỉnh lượng sản phẩm mua vào cũng như phục vụ trong nhà hàng. Cách này sẽ giảm được lượng rác thải.
-Bán các chai nước suối có thểtích lớn thay vì những chai nhỏ.
- Hạn chếsửdụng giấy tại các văn phòng, chỉsửdụng giấy khi cần thiết.
-Đựng các gia vị, đường... trong bình đựng có thểsửdụng nhiều lần tại các nhà hàng.
Tái sửdụng (reuse)
- Thay thếcác sản phẩm chỉsửdụng một lần bằng các loại có thểtái sửdụng được như các loại pin sạc, các bình chứa xà phòng và dầu gội đầu có thể đổ đầy lại và dùng các túi đựng đồgiặt bằng vải.
- Tại các nhà hàng nên bán các loại nước uống đựng bằng các ly, cốc có thể sử dụng lại nhiều lần thay vì bán các loại nước uống bằng chai nhựa, lon.
- Mua hàng từ người bán buôn đểhạn chếrác thải.
- Dùng khăn lau tay tại các nhà hàng thay cho giấy đểcó thể tái sử dụng được, đảm bảo các đồvật có thểphân hủy trong tựnhiên.
Tái chế(recycle)
- Cung cấp thêm các thùng chứa chất thải có thể tái chế tại những phòng khách, điểm tham quan và các thùng đựng rác hữu cơ có thểphân huỷ ởcác khu vực bếp núc.
- Tổchức thu gom các sản phẩm có thểtái chế bán cho các cơ sởmua phếliệu. - Xây dựng hầm ủ phân compost để xử lý rác thải hữu cơ (rau quả, thực phẩm
thừa, rác). Dùng phân này đểbón cho các thửa rau của các nhân viên, kiểm lâm sống tại Vườn.
Thực hiện công tác tuyên truyền cho du khách lúc hướng dẫn tham quan, bằng các băng rôn tuyên truyền. Đề nghị du khách mang rác về nhà hay để đúng nơi quy định. Dán thông báo trong các phòng nghỉ đềnghịkhách giảm lượng rác, nhắc nhởhọ không đổ rác ở các đường mòn và khu vực xung quanh. Rác thải vô cơ nên chôn lấp thay vìđổvào hố và đốt.
4.5.1.2 Chất thải lỏng
Đểhạn chếkhai thác nguồn nước ngầm quá mức, gây ô nhiễmnước, đất và tránh sựlãng phí từviệc sửdụng nước, VQG Cát Tiên cần thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng hệ thống chảy nước tự động tại các khu vệ sinh công cộng. Tiết kiệm nước khi thực hiện vệsinh các trang thiết bị, máy móc, nhà vệsinh.
- Dán thông báo tiết kiệm nước tại mỗi phòng nghỉ,chỉgiặt thay khăn tắm và khăn trải giường khi cần thiết.
- Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống dẫn nước để tránh rò rỉlãng phí nước, sửa chữa ngay nếu đườngống bị hưhỏng.
- Trồng các loài cây bản địa tại các khu vực nhà nghỉ, khu vực tạo cảnh quan cần ít nước.
- Chất lượng nước mưa tại VQG Cát Tiên khá sạch, cần có hệthống thu nước mưa tại các mái nhà nghỉ và dẫn vào bểchứa trong mùa mưa. Phải có biện pháp diệt muỗi và các loại vi khuẩn trong bểchứa(theo IUCN).
- Hiện tại VQG Cát Tiên chưa có hệthống xửlý nước thải.Vườn nên xây dựng hệ thống xửlý nước thải sinh hoạttheo quy định của pháp luật. Nước thải sau xửlý có thểsửdụng để tưới cây, chất bùn hữu cơ có thểdùng làm phân bón.
Đánh giá và đềxuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
49
GVHD: TS. Chế Đình Lý SVTH : Nguyễn Hiền Thân
4.5.1.3 Chất thải khí
- Tận dụng ánh sáng ban ngày hạn chếsửdụng đèn điện.
- Mởcửa sổ, cửa ra vào làm cho phòng nghỉ, nhà hàng, văn phòng thoáng mát, sử dụng các thiết bịchống nóng, hay lợp các mái nhà nghỉ bằng lá, hạn chếsửdụng quạt, máy lạnh.
- Chạy chậm tại các tuyến đường đất nhằm hạn chếbụi. - Thường xuyên bảo trì các phương tiện giao thông.
- Tại các tuyến tham quan gần nên sửdụng các phương tiện chạy bằng điện thay vì bằng xăng, dầu diezel.
- Thực hiện ghép các tour tham quan, tổ chức vận chuyển 1 lần thay vì phải đi nhiều đợt đối với các tuyến xem thú đêm, Bàu Sấu... Vì các tuyến này thường đi vào các thời điểm như nhau.
4.5.1.4 Tiếngồn
- Chạy xe chậm khi vận chuyển khách tham quan.
- Không được bóp còi khi chạy trong các tuyến trong vườn.
- Nhắc nhởkhách giữim lặng khi đi bộtrong rừng, tại các điểm tham quan. - Không sửdụng dàn nhạc khi sinh hoạt lửa trại.
- Không cho du khách mang rượu, bia trong khu vực tham quan.
- Khuyến khích du khách sử dụng xe đạp thay vì xe pick up (thực hiện bằng phương thức giá cảdịch vụ).
4.5.1.5 Biện pháp quản lý tác động đến động thực vật
Nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn, nâng cao nhận thức và hạn chế tác động củakhách du lịch. Trung tâm du lịch sinh thái VQG Cát Tiên cần thực hiện đúng nội quy và yêu cầu đối với khách tham quan (xem phụlục VI ).
Đểcác biện pháp được thực hiện tốt thì hướng dẫn viên cần phổbiến các nội quy khi tham quan và cóchếtài về mức phạt đối với trường hợp vi phạm của khách. Song song đó Vườn cần quán triệt các biện pháp:
- Tại các điểm tham quan cần có người giám sát vào những tháng cao điểm. - VQG Cát Tiên nên cấm đánh bắt cá tại Bàu Sấu phục vụkhách.
- Tại các nhà hàng nên cắt giữ thực phẩm trong các tủ và không được vứt bỏthực phẩm ra xung quanh để tránh các loài khỉ vàng vào nhà hàng lấy trộm thức ăn, hạn chế thay đổi tập tính kiếm ăn của chúng.
- Không mua hay phục vụ thức ăn là thịt các loại động vật hoang dã đang bị đe dọa. Trích một phần doanh thu từdu lịch đầu tư cho công tác bảo tồn.
4.5.1.6 Biện pháp quản lýnăng lượng
- Sửdụngnăng lượng mặt trời cho các thiết bịtiêu thụ điện. - Sửdụng bóng đèn compact. Hạnc hếsửdụng đèn huỳnh quang.
- Niêm yết những điều du khách nên làm đểtiết kiệm điện tại mỗi phòng trong nhà nghỉ, trong đó đề nghị người sử dụng tắt điện của các thiết bị và kéo rèm khi ra khỏi phòng.
- Duy trì và gìn giữcác thiết bị, tắt chúng đi khi không sửdụng. - Tiết kiệm điện thắpsáng mỗi buổi tối.
- Khuyến khích các nhân viên có ý thức tiết kiệm điện.
- Thực hiện bảo dưỡng các thiết bị3 tháng một lần đểkiểm tra sựtiêu thụ điện và thông báo cho nhân viên biết điều đó.
- Sửdụng các thiết bịtách rời trong nhà nghỉ.
4.5.2 Đềxuất giải pháp phát triển hoạtđộng DLST tại VQG Cát Tiên
4.5.2.1 Thu hút cộng đồngđịa phươngtham gia phát triển DLSTVQG Cát Tiên
Cộng đồng địa phương là yếu tố quan trọng không thể tách rời trong hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên.Để thu hút sựtham gia của cộng đồng địa phương và cải thiện đời sống, VQG Cát Tiên cần thực hiện các biện pháp:
- Thu mua các nông sản từ người dân lân cận đểphục vụtrong các nhà hàng. - Thu mua các sản phẩm dệt thổ cẩm, rượu cần để làm quà lưu niệm bán tại trụ sở
VQG Cát Tiên.
- Thuê các nhân viên phục vụ nhà hàng, bán hàng lưu niệm và nhân viên lao công từcộng đồng đặc biệt là dân tộc thiểu sốTà Lài tại khu vực Nam Cát Tiên.
- Xây dựng một sốcửa hàng bán quà lưu niệm tại làng dân tộc tại xã Tà Lài. - Liên kết với một sốchủ vườn cây ăn tráitại địa phương đểdẫn khách tham quan.
Đánh giá và đềxuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
51
GVHD: TS. Chế Đình Lý SVTH : Nguyễn Hiền Thân
- Thu hút vốn từ cộng đồng trong việc xây dựng nhà nghỉ sinh thái và chia lợi nhuận cho cho người dân, tránh sự “rò rỉ” về lợi nhuận. Chăm lo cải thiện đời sống cộng đồng từcác nguồn doanh thu của hoạt động DLST.
- Ký hợp đồng với các người dân có khả năng múa hát, biểu diễn nghệ thuật, sử dụng các nhạc cụdân tộc truyền thống. Họcó thểlàm việctheo phương thức“bán thời gian” hay “cộng tác viên” với Vườn vì các loại hình này thường được biểu diễn vào ban đêm, không mang tính chất thường xuyên.
- Khảo sát trong cộng đồng địa phương để tìm ra loại nhà đủ điều kiện có thể sử dụng cho loại hình du lịch“homestay”, kết hợp với chủnhà trong việc cho khách thuê vào những mùa cao điểm, khi nhà nghỉ của VQG Cát Tiên không đáp ứng đủnhu cầu và vào những mùa lễhội.
- Đào tạo cho một số người dân tộc Stiêng , Châu Mạ biết kỹ năng hướng dẫn, giao tiếp khách đểtuyến tham quan làng dân tộc Tà Làicó người hướng dẫnđịa phương có thểtruyền đạt các giá trị văn hóa bản địa của chính mình.Đặc biệt là nâng cao và khôi phục các loại hình nghệ thuật truyền thống: múa cồng chiêng, tổchức các lễhội “đâm trâu, cúng thần rừng”...
Để đảm bảo hiệu quả sự tham gia của cộng đồng cần có chương trình giám sát hàng năm hiệu quả nhằm đánh giá và rà soát lại kết quả đạt được. Việc giám sát cần thực hiện theo quy trình sau:
Nguồn: SNV Việt Nam vàĐại học Tổng hợp Hawaii, 2005.
Bước 6
Lập kếhoạch
đối phó
Bước 7
Thông tin liên lạc vềkết quả Bước 5 Đánh giá kết quả Bước 4 Thu thập số liệu Bước 3 Xây dựng tiêu chí Bước 2 Xác định các vấn đềchính Bước 1 Lập kếhoạch giám sát Bước 8 Kiểm tra và điều chỉnh Chu trình giám sát
4.5.2.2 Hoạt động hướng dẫn trước cho khách tham quan
Hoạt động hướng dẫntrước cho du khách tại VQG Cát Tiên còn rất hạn chế, chỉ có những du khách vào trung tâm du lịch sinh thái mới được hướng dẫn và cũng không được rõ ràng. Công tác tuyên truyền và cung cấp thông tin cho khách trước còn hạn hẹp. Chính vì vậy cần phải nâng cao hoạt động này và phải diễn ra thường xuyên. Hoạt động này có thểthực hiện tại trung tâm du lịch sinh thái. Biện pháp:
- Sửdụng máy chiếu, hìnhảnh, bài thuyết trình (khách có số lượng lớn). - Sửdụng sách, tập quảng cáo.
- Xây dựng trạm hướng dẫn ngay tại đầu cổng trụsở Vườn đểphổbiến thông tin và hướng dẫn,tư vấn chọn tuyến,điểm tham quan.
Nội dung cần phổbiến:
- Thông tin về các tuyến tham quan với hệ sinh thái điển hình và giá trị văn hóa địa phươngcủa VQG Cát Tiên .
- Cung cấp thông tin đồ dùng cá nhân, cần trang thiết bị, quần áo, thực phẩm mang theo khi vào rừng, bao gồm cảthuốc.
- Cung cấp những quy định của VQG Cát Tiên và yêu cầu đối với khách tham quan.
- Giá cảvềdịch vụ, thời gian thực hiện chương trình tour.
Đồng thời cần kết hợp với công tác diễn giải khi hướng dẫn khách tham quan, tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn đối với du khách. Nội dung diễn giải cần có sự đầu tư nghiên cứu, mang tính khoa học và tùy từng loại khác mà có cách diễn giải thích hợp.
4.5.2.3Cơ sởhạtầng
Cơ sở hạ tầng VQG Cát Tiên cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của du khách. Tuy nhiên, cần đầu tư thêm một số cơ sởhạtầng đểphục vụdu khách tốt hơn, như:
- Mở rộng hệ thống mạng không dây (Wifi) tại các khu vực nhà hàng để du khách có thểsử dụng máy vi tính sách tay của mình và thông báo cho du khách biết tại đây có hệthống mạng này.
- Trang bịthêm các một sốmáy vi tính bàn tại Trung tâm du lịchđểdu khách có thểcập nhật thông tin và liên lạc với người thân.
- Xây dựng thêm các nhà vệ sinh công cộng và có biển báo hướng dẫn đến khu vực này. Hiện tại Vườn chưa có nhà vệ sinh công cộng dành riêng cho khách,
Đánh giá và đềxuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
53
GVHD: TS. Chế Đình Lý SVTH : Nguyễn Hiền Thân
đang sử dụng khu vực vệ sinh công cộng của công nhân viên chức. Theo khảo sát và điều tra thì vấn đềvệ sinh môi trường tại nhiều khu vệsinh công cộng rất dơ bẩn không sử dụng được. Nếu so sánh các khu du lịch lân cận (khu du lịch Madagui) thì hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại những nơi này rất sạch, xây dựng và thiết kếrất hợp sinh cảnh xung quanh hơn VQG Cát Tiên.