Quy trình thanh toán bằng phương thức chuyển tiền:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV (Trang 55)

Hình 2.3 Quy trình thanh toán bằng phương thức chuyển tiền

(1) (2)

(3) (3)

Bước 1 : Hai bên kkí kết hợp đồng trong đó ghi rõ sử dụng phương thức chuyển tiền bằng T/T.

Bước 2 : Tiến hành nhận hàng hóa từ người nhập khẩu, đồng thời nhận kèm bộ chứng từ hàng hóa.

Bước 3 : Thông qua Vietcombank chuyển tiền thanh toán cho nhà xuất khẩu.

2.4 Đánh giá về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. 2.4.1 Ưu điểm. Nhà xuất khẩu Công ty cổ phần du lịch và thương mại - TKV Ngân hàng Vietcombank

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trong những năm qua, hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty khá ổn định, thực hiện tốt nhiệm vụ thúc đẩy nhập khẩu. Hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty đã đạt được những ưu điểm sau :

Thứ nhất, vận dụng linh hoạt các phương thức thanh toán phù hợp với từng đối tác cụ thể. Đối với các đối tác đã có quan hệ làm ăn từ lâu, gây dựng được sự tin tưởng vào công ty, công ty cố gắng đàm phán sử dụng phương thức chuyển tiền, nhờ thu. Đối với các đối tác mới chưa có quan hệ lâu dài hoặc với hợp đồng có giá trị lớn thì công ty đông ý sử dụng phương thức tín dụng chứng từ để thanh toán. Mặt khác, đối tác của công ty ở nhiều thị trường khác nhau với văn hóa, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau công ty vẫn vận dụng một cách phù hợp các phương thức thanh toán cho từng đối tác. Đồng thời trong quá trình thanh toán công ty đã có sự kết hợp các phương thức thanh toán với nhau một cách hợp lí, phù hợp yêu cầu của nhập khẩu và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Thứ hai, công ty đã gây dựng được uy tín trong thanh toán tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán những hợp đồng sau này. Công ty luôn thanh toán đúng hạn, không để nợ tồn đọng. Đồng thời công ty lại làm ăn lâu dài với các đối tác, kí nhiều hợp đồng, hợp đồng nào cũng thanh toán đúng hạn. Do đó làm cho các đối tác tin tưởng vào công ty, chấp nhận điều kiện thanh toán bằng phương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu mà không sợ không thu lại được tiền hàng. Ngoài ra việc tạo dựng mối quan hệ lâu dài, gây dựng được uy tín còn khiến công ty đàm phán kí kết hợp đồng đơn giản hơn, nhanh chóng hơn. Từ đó công y luôn có được nguồn cung cấp ổn định để kí các hợp đồng trong nước mà không cần nhập về dự trữ, tiết kiệm chi phí lưu kho. giảm ứ đọng vốn.

Thứ ba, công ty đã tạo được mối quan hệ khá tốt với ngân hàng. Công ty đã thực hiện thanh toán hàng nhập khẩu thông qua ngân hàng Vietcombank

Sinh viên: Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT46

ngay từ những ngày đầu. Trong quá trình đó, công ty đã thanh toán các khoản tín dụng đúng thời hạn, thực hiện đúng các yêu cầu của ngân hàng trong việc làm thủ tục thanh toán và kí hợp đồng tín dụng. Nhờ có mối quan hệ tốt với ngân hàng công ty được tạo điều kiện khi làm thủ tục thanh toán, thời gian xem xét nhanh hơn. Khi kí hợp đồng tín dụng, công ty cũng được đồng ý cho vay với tỷ lệ cao hơn, mở L/C hầu như ko phải kí quý bằng tài khoản công ty mà bằng tín dụng của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cũng giúp công ty tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục thanh toán hàng nhập khẩu.

Thứ tư, công ty luôn đảm bảo nhận được hàng hóa đúng chất lượng, số lượng. Công ty chỉ thực hiện thanh toán hàng nhập khẩu bằng ba phương thức : tín dụng chứng từ, nhờ thu kèm chứng từ và chuyển tiền. Đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ và phương thức chuyển tìên, công ty được nhận hàng trước, kiểm tra, xem xét hàng hóa rồi mới phải thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Do đó, với hai phương thức này công ty luôn nhận được hàng hóa đúng số lượng, chất lượng. Đối với phương thức tín dụng chứng từ, công ty đã tiến hành kiểm tra chứng từ thật kĩ lưỡng, rà sóat chứng từ với sự hướng dẫn của ngân hàng. Từ trước đến nay các hợp đồng thanh toán bằng L/C đều đã nhận được hàng hóa đúng số lựơng, chất lượng.

2.4.2 Nhược điểm.

Mặc dù hoạt động thanh toán của công ty đã rất ổn định và đóng góp vào hoạt động nhập khẩu với rất nhiều ưu điểm như trên. Nhưng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV vẫn còn những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, thời gian hoàn tất thủ tục thanh toán còn dài. Trung bình với một hợp đồng thanh toán bằng T/T phải mất 2 ngày để làm xong các thủ tục thanh toán từ lập đề nghị đến xét duyệt ban giám đốc, chưa kể đến thời gian làm thủ tục với ngân hàng là 2 ngày nữa. Với nhờ thu, vì phải kiểm tra hối

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

phiếu, so sánh với hóa đơn thương mại nên lâu hơn thường mất 5-6 ngày. Với L/C, thời gian làm thủ tục là lâu nhất, do phải nộp đơn mở L/C rồi đợi ngân hàng xem xét, lập hợp đồng tín dụng, sau đó còn phải chờ đối tác kiểm tra L/C xong mới tiến hành hợp đồng, trước khi tiến hàng thanh toán cũng phải kiểm tra bộ chứng từ nữa. Do thời gian hoàn tất các thủ tục thanh toán lâu nên thời gian để đối tác nhận được tiền đối với chuyển tiền là 15 ngày làm việc, đối với nhờ thu và tín dụng chứng từ phải mất tới 20-50 ngày làm việc.

Thứ hai, công ty còn gặp phải những rủi ro nhất định trong thanh toán hàng nhập khẩu. Phần lớn hợp đồng của công ty được thanh toàn bằng phương thức tín dụng chứng từ. Đây lại là những hợp đồng có giá trị lớn mà thanh toán theo phương thức này chỉ chủ yếu dựa vào chứng từ chứ không dựa vào hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu của công ty là các máy móc công nghiệp mang nhiều yếu tố kỹ thuật, mỗi lô hàng chỉ có một vài chiếc, trong quá trình vận chuyển rất dễ bị hỏng hóc. Công ty mới chỉ kiểm soát được chứng từ chứ chưa kiểm soát được hàng hóa. Ngoài ra, trong quá trình thanh toán, nếu có sai sót về chứng từ công ty còn phải chịu chi phí lưu kho lưu bãi. Công ty cũng gặp phải các rủi ro về tỷ giá trong thanh toán hàng nhập khẩu do không áp dụng các biện pháp bảo hiểm rủi ro này.

Thứ ba, công ty chưa lựa chọn được phương thức thanh toán có lợi cho mình. Mặc dù thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tốn chi phí lớn và có những rủi ro nhất định nhưng hơn 50% giá trị hợp đồng của công ty vẫn là L/C. Thanh toán bằng chuyển tiền và nhờ thu có lợi hơn nhưng lại chiếm chưa đến một nửa. Điều này là do vị thế của công ty nói riêng và các công ty Việt Nam nói chung trên thế giới còn chưa đáng kể. Các đối tác của công ty lại là những tập đoàn lớn về sản xuất máy móc công nghiệp nên khi đàm phán, công ty thường phải thuận theo các yêu cầu của phía đối tác. Chỉ những

Sinh viên: Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT46

đối tác thật sự lâu năm mới chấp nhận cho công ty thanh toán bằng nhờ thu và chuyển tiền.

2.4.3 Nguyên nhân.

Trong thời gian qua, hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty tuy đã đạt được những thành tích nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này la do cả nguyên nhân khách quan và các nguyên nhân nội tại của công ty.

Đầu tiên phải kể đến các nguyên nhân chủ quan :

+ Công ty là một công ty nhà nước mới chuyển đổi sang công ty cổ phần năm 2004. Do đó trong cơ cấu tổ chức của công ty vẫn còn có những sức ì nhất định. Bộ máy tổ chức thanh toán hàng nhập khẩu của công ty còn tương đối cồng kềnh lắm khâu nhiều cửa. Tính năng động của các cán bộ thanh toán cũng chưa cao, điều này làm chậm tốc độ thanh toán và ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của công ty.

+ Các quy chế , quy định về thanh toán của công ty chưa thất rõ ràng. Nhiệm vụ, quyền hạn giữa các phòng ban đôi khi còn chồng chéo. Thủ tục thanh toán còn nhiều bước, mỗi hợp đồng nhập khẩu, việc thanh toán lại phải thông qua phòng xuất nhập khẩu, phòng kế toán tài chính, ban giám đốc rồi mới làm thủ tục với ngân hàng. Điều này làm kéo dài thời gian hoàn tất thủ tục thanh toán.

+ Hiểu biết của các cán bộ thanh toán về các nghiệp vụ bổ trợ cho thanh toán quốc tế còn ít. Các nghiệp vụ bảo hiểm thanh toán đề phòng rủi ro không nhận được hàng hoặc là bảo hiểm rủi ro tỷ giá đề phòng thay đổi tỷ giá chưa được các nhân viên thanh toán biết đến. Các nghiệp vụ cũng chưa thực sự thành thạo, đôi khi vẫn gặp phải sai sót trong khâu làm thủ tục với ngân hàng và kiểm tra chứng từ.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài các nguyên nhân chủ quan trên còn có các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty.

Thứ nhất là nguyên nhân từ phía ngân hàng Vietcombank. Cũng như các ngân hàng Việt Nam khác, uy tín của Vietcombank trên thị trường quốc tế còn thấp. Trình độ của các nhân viên ngân hàng cũng chưa cao, các hiểu biết về tài chính quốc tế còn ít, việc thanh toán quốc tế diễn ra chưa thực sự thông suốt. Ngoài ra công tác tư vấn của ngân hàng cho doanh nghiệp về các quy tắc, thủ tục, thông lệ trong thanh toán quốc tế còn ít. Công ty vẫn gặp phải các sai sót trong thủ tục do không có sự hiểu biết đầy đủ. Ngân hàng là người trung gian có điều kiện thu thập, tổng hợp thông tin từ thị trường quốc tế và là người hiểu rõ nhất về các quy tắc, thủ tục và thông lệ quốc tế trong thanh toán cần phải có sự tư vấn hướng dẫn cho doanh nghiệp

Thứ hai là nguyên nhân từ phía nhà nước. Nhà nước chưa hoàn chỉnh các chính sách về xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối, quản lý lãi suất. Các chính sách này còn thay đổi liên tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cũng như hoạt hộng của ngân hàng gây khó khăn cho việc thanh toán hàng nhập khẩu. Hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hàng và thanh toán quốc tế còn thiếu, chưa đồng bộ và tồn tại nhiều bất cập. Các văn bản pháp luật còn chồng chéo, liên tục bổ sung, sửa đổi khó áp dụng và không mấy hiệu quả. Cuối cùng là do nước ta chưa có thị trường hối đoái hoàn chỉnh, thị trường chứng khoán và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động chưa có sự phối hợp với nhau, các nghiệp vụ còn đơn giản, tính ổn định thấp, rất bấp bênh.

Chương III : Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại –

TKV.

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

Sinh viên: Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT46

3.1.1 Mục tiêu và phương hướng kinh doanh.

- Mục tiêu tổng quát : Năm 2010 trở thành công ty du lịch mạnh, có uy tín cả trong và ngoài nước góp phần đưa ngành du lịch là một trong những ngành mũi nhọn của tập đoàn kinh tế TKV; Xây dựng và phát triển công ty thành một công ty cổ phần đồng bộ; Hoàn thiện phát triển các dịch vụ cung cấp, giảm chi phí, tăng lợi nhuận; Mở rộng sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cổ tức, việc làm và thu nhập cho người lao động; Phấn đấu đạt mức tăng trưởng 15-20% hằng năm.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Kinh doanh thương mại : Giữ vững thị trường trong ngành, đồng thời phát triển sang thị trường ngoài ngành, đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, vật tư cho khai thác quặng Bôxit tại Đăk Nông, Lâm Đồng và các công ty khác. Tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh thương mại, đảm bảo kinh doanh hiệu quả, bảo toàn vốn để hỗ trợ cho phát triển du lịch; Mở rộng thêm hàng hóa kinh doanh phục vụ du lịch như hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng.

+ Kinh doanh du lịch và khách sạn : Tiếp tục đẩy mạnh, phát triển du lịch quốc tế dựa trên nền tảng đã đạt được. mở rộng thị trường khách hàng ngoài ngành, ổn định và phát triển thị trường khách hàng trong ngành. Đồng thời phải nâng cao chất lượng và số lượng, đẩy du lịch thành một ngành mũi nhọn, phát triển cao.

Để đạt được mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể trên, công ty đề ra các phương hướng thực hiện như sau :

- Về tổ chức quản lý :

+ Hoàn thiện và phát triển các tổ chức quản lý của công ty. Tiếp tục củng cố tổ chức, nhân sự các phòng và bộ máy quản lý của công ty theo hướng tinh gọn và hiệu quả;

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

+ Xây dựng các tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật, nghiệp vụ, ngoại ngữ và quản lý cho tất cả các ngành kinh doanh chính và quản lý trong công ty.

- Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực :

+ Thường xuyên duy trì việc bồi dưỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ quản lý, nhân viên thương mại, du lịch tại chỗ và gửi đi các lớp của ngành du lịch.

+ Có chế độ đãi ngộ phù hợp để tuyển chọn, thu hút và phát huy được người giỏi, tâm huyết xây dựng công ty phát triển bền vững.

+Phối hợp với địa phương đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. - Về tài chính :

+ Huy động vốn cổ đông bằng việc bán thêm cổ phần để có vốn đầu tư phát triển.

+ Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài ngành.

+ Một mặt vay ngân hàng thương mại, mặt khác vay Tập đoàn, cán bộ công nhân viên .

- Về công nghệ :

+ Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tri thức công nghệ thông tin cho cán bộ công nhân viên quản lý và kinh doanh.

+ Tích cực khai thác sử dụng mạng nội bộ, các phần mềm quản lý, nhằm phối hợp điều hành hiệu quả tour, ăn nghỉ, quản lý và các dịch vụ khác giữa văn phòng công ty với các đơn vị trực thuộc.

+ Khai thác tối ưu internet, nâng cao hiệu quả website, đẩy mạnh chào bán các sản phẩm mới trên mạng.

- Về phát triển thị trường :

+ Thị trường du lịch: thị trường chính của công ty giai đoạn này vẫn là Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Tham gia các hội chợ, hiệp hội du lịch trong nước và quốc tế nhằm quảng bá và tìm kiếm thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sinh viên: Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT46

Phấn đấu hội nhập hiệp hội du lịch ASTA - Hiệp hội du lịch Đông Nam Á năm 2008, Hiệp hội du lịch Châu Á năm 2010.

+ Thị trường thương mại : thị trường chính của công ty giai đoạn này vẫn là Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, đồng thời mở rộng ngoài ngành trên nghuyên tắc bảo toàn vốn và có hiệu quả. Khai thác nguồn vật tư thay thế có hiệu quả, chủ động phục vụ cho sản xuất của Tập đoàn. Triển khai hoạt động kinh doanh, dịch vụ cho các đơn vị ở Tây Nguyên.

- Về đa dạng hóa sản phẩm:

+ Xây dựng thêm các sản phẩm du lịch nội địa, sản phẩm du lịch quốc tế cho người Việt Nam ra nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam. Đồng thời xây dựng, củng cố các sản phẩm du lịch đặc thù ngành.

+ Đối với thương mại : Tiến hành đa dạng hoá các sản phẩm kinh doanh để mở rộng quy mô hoạt động, giảm nguy cơ rủi ro do một loại hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV (Trang 55)