Thứ nhất là đồng tiền thanh toán, do đồng Việt Nam là đồng tiền không có khả năng chuyển đổi nên Công ty phải chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền của đối tác. Đối với các đối tác Nhật Bản, công ty tiến hành thanh toán bằng đồng JPY. Đối với các đối tác châu Âu( Pháp, Đức, Thụy Điển), Công ty thanh toán bằng đồng EUR và thanh toán bằng USD đối với các đối tác Hoa Kì.
Thứ hai là về địa điểm thanh toán, do đồng tiềnn thanh toán là đồng tiền của đối tác, một mặt khác các đối tác của công ty là các công ty lớn có sức mạnh trong thương lượng nên địa điểm thanh toán trong các hợp đồng nhập khẩu của công ty là tại trụ sở công ty của đối tác. Ngân hàng thực hiện thanh toán hàng nhập khẩu cho công ty là Vietcombank để đảm bảo việc thanh toán nhanh, hiệu quả.
Thứ ba là thời gian thanh toán. Công ty luôn muốn điều kiện về thời gian thanh toán là trả sau hay trả chậm . Tuy nhiên trên thực tế, phải dựa vào
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đối tác và từng hợp đồng cụ thể mà lựa chọn trả trước, trả ngay hay trả sau. Công ty áp dụng các điều kiện này một cách linh họat không quá cứng nhắc theo ý mình để đảm bảo việc nhập khẩu được máy móc đáp ứng nhu cầu về thiết bị trong nước.
Thứ tư là phương thức thanh toán. Đối với hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu, Công ty sử dụng ba phương thức thanh toán : Chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Phương thức được sử dụng chủ yếu là tín dụng chứng từ, trong hầu hết các hợp đồng nhập khẩu vì đây là phương thức thanh toán phổ biến nhất và được chấp nhận nhiều nhất trên thế giới với các ưu điểm của nó. Đối với phương thức nhờ thu, công ty chỉ sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P). Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng, chỉ trong các hợp đồng lẻ, có giá trị thấp.