Thân phận của tình yêu nhìn từ bối cảnh chiến trận

Một phần của tài liệu đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh (Trang 64 - 71)

b. Một số kiểu cốt truyện của truyện ngắn Bảo Ninh

2.2.2. Thân phận của tình yêu nhìn từ bối cảnh chiến trận

Tình yêu là một thế giới tình cảm phức tạp. Cũng như chiến tranh tình yêu cũng đầy biến động. Mỗi con người có một thân phận, số phận riêng, và xét đến cùng tình yêu cũng có thân phận, đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh thân phận của tình yêu càng được thể hiện rõ hơn. Ở đây không nói về tình yêu quê hương đất nước mà nói đến tình yêu lứa đôi, một phương diện đẹp đẽ

trong trái tim tâm hồn con người.

Thân phận của tình yêu, có thể hiểu bởi tình yêu nảy sinh trong hoàn cảnh chiến tranh nên nó có thân phận. Ở cả truyện ngắn và tiểu thuyết Bảo Ninh đều lấy bối cảnh chiến tranh để làm bật nổi thân phận của tình yêu. Bảo Ninh đã khéo léo dựng lên ở mỗi mối tình gắn liền với những không gian khác nhau. Trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu có rất nhiều bối cảnh không gian, tạo ra không gian, bối cảnh ấy tác giả không nhằm nói lên bầu nhiệt huyết của tinh thần cách mạng hay để mỗi địa danh đi vào sử sách mà là

để nói lên những mất mát đau thương. Miêu tả một Truông Gọi Hồn Bảo Ninh muốn thể hiện một thế giới của những đam mê cháy bỏng, của những khát khao rất giản dị, rất đời. Nơi Truông Gọi Hồn, nơi những đám hồng ma nở rộ, đã có thời những tiếng hú cất lên và người ta bảo tiếng hú của loài ma núi, với Kiên đó là tiếng gọi của tình yêu trong mưa rơi buồn thảm: "tiếng lòng người nam, người nữ gọi truyền theo vách núi để tạm biệt nhau và để

hẹn ước". Ngày ấy trung đội trinh sát đã sống một thủa yêu đương say đắm lạ

lùng một: "mối cuồng si bí ẩn, đầy tội lỗi", mười ba người đàn ông và ba cô con gái, đêm đêm những người đàn ông ấy lặng lẽ vượt lán đến với những cô con gái đang mong ngóng bước chân người lai vãng. Bảo Ninh viết: "một tội lỗi quá đậm trong mối duyên tình chung đụng và dan díu".

Không gian bối cảnh đó đã tác động vào tâm lý của Kiên khiến anh vô cùng đau đớn, chiến tranh đã không tạo hoàn cảnh cho nam, nữ gặp nhau thành đôi. Chiến tranh với những người lính còn là sự "chia sẻ" với nhau những người đàn bà: "một nỗi kinh hãi đã thường trực ngấm ngầm nung lửa trong ruột gan anh" vừa xót thương, vừa giận, tủi, ngờ vực và lo sợ. Nhân vật Kiên đã đổ lỗi cho chiến tranh. Những người trinh sát ấy họ còn quá trẻ, tuổi xuân của họ để lại nơi chiến trường gian khổ nhưng tình yêu, lạc thú không thể vì thế mà không có, một nhà thơ viết:

Chúng tôi đi chẳng tiếc đời mình

Nhưng tuổi hai mươi làm sao ai chẳng tiếc

Họ không tiếc đời mình nhưng họ tiếc tuổi hai mươi, tuổi của thanh xuân, của ước mơ, hoài bão, tuổi của tình yêu mà có khi chết đi họ chưa được tận hưởng một giây phút nào:

Em ơi rất có thể

Anh chết giữa chiến trường

Đôi môi tươi đạn xé Chưa một lần được hôn

(Phùng Quán)

Truông Gọi Hồn là bối cảnh không gian đã ghi dấu thân phận của tình yêu dan díu, chung đụng, điều này trở thành nỗi ám ảnh đeo bám suốt cuộc

đời Kiên. Rất nhiều bối cảnh khác được Bảo Ninh khắc họa trong tiểu thuyết

Thân phận của tình yêu, trên sân ga rầm rập của chuyến tàu không phải nói lên khí thế cách mạng mà đó sự hiện hữu của mặt trái đau thương. Bi kịch tình yêu của Kiên và Phương cũng bắt nguồn từ thế giới loạn ly ấy, để khi chứng kiến thân phận tình yêu nơi Truông Gọi Hồn trong Kiên đã có cái nhìn thấu hiểu, bao dung, Kiên nhớ lại lời Phương: "hai đứa mình có khi chết đi vẫn còn trong trắng...Vậy mà chúng mình yêu nhau biết là ngần nào..."

Trong các truyện ngắn Bảo Ninh cũng đã thể hiện thân phận của tình yêu trong bối cảnh không gian khác nhau. Ở truyện Khắc dấu mạn thuyền là không

gian của một đêm mùa đông Hà Nội, một không gian chìm trong mưa đêm bão

đạn. Còn trong Thời tiết của ký ức, Hà Nội lúc không giờ là không gian tâm tưởng, không gian ấy bàng bạc nỗi buồn của người thời hậu chiến khi nhớ về

quá khứ. Với Trại “bảy chú lùn”đó là không gian của khu rừng già... Mỗi câu chuyện về tình yêu đều gợi đến những không gian, bối cảnh khác nhau.

Tiểu thuyết Thân phận của tình yêu không chỉ thể hiện một không gian bối cảnh như trong truyện ngắn mà ở đó người đọc bắt gặp rất nhiều không gian khác nhau của những thân phận tình yêu khác nhau. Bên cạnh Truông Gọi Hồn, bên cạnh cái sân ga rầm rập của thế giới loạn ly Bảo Ninh đã xây dựng các bối cảnh như Đồi Mơ, Khối chung cư, đêm Hồ Tây, sân trường tuổi mười bảy... Không gian Đồi Mơ - được nói đến không phải là để ca ngợi những người mẹ anh hùng đã xem những anh bộ đội như con của mình, cưu mang, giúp đỡ họ mà để nói lên tình yêu của Lan và Kiên. Những ngày tháng Kiên ở trong nhà mẹ Lành, tình yêu đã nảy nở nơi Lan, với Kiên chỉ một chút xao động. Thế nhưng trong lòng anh khi thoáng nhớ về Đồi Mơ anh thường day dứt về lời ước hẹn buồn bã và vô vọng của Lan: "bỗng dưng một ngày nào anh gặp cảnh ngộ không may, thấy đã hết ngả đi tiếp thì xin anh hãy nhớ

ngay rằng, dù sao cũng còn một nơi, cũng còn một người. Đồi mơ đây là nơi anh đã lên đường chiến đấu lập nghiệp, mai sau nếu anh muốn cũng sẽ là một nơi, một chốn anh về". Nếu như không có chiến tranh, Lan sẽ không phải mất mát nhiều đến thế, chồng mất, con mất, các anh và mẹ cũng lần lượt ra đi. Kiên có thể đến với Lan, đến với Đồi Mơ sau tháng ngày chiến tranh và thất lạc Phương nhưng anh đã không quay trở lại. Đồi Mơ còn mãi trong kí ức của Kiên, nhớ về nó như nhớ về một thân phận tình yêu. Anh hằng nhủ "những gương mặt đàn bà mến thương xa lạ gợi niềm nhớ nhung âu yếm... niềm đau của một mối tình... kí ức xa vời, trập trùng và lặng lẽ, khắc nghiệt và thẳm sâu như rừng như núi trong lòng anh" [39,97]. Có thể nói toàn bộ thiên truyện là câu chuyện tình đau xót của Kiên và Phương mà những mối tình khác chỉ là thoảng qua trong cuộc đời Kiên, những người con gái khác chỉ là cái bóng của

Phương. Rõ ràng ở đây khi lấy không gian bối cảnh Đồi Mơ, không gian tâm lý đã xuất hiện bên trong nhân vật, trong tâm trạng của người kể chuyện.

Một mối tình cũng để lại dư vị trong Kiên đó là nỗi nhớ thương về

Hạnh, người mà Kiên gọi bằng chị. Lấy bối cảnh ở khối chung cư, nhà văn kể: "khi Kiên chỉ là thằng oắt con thì đám đàn ông nhiều tay bê bết cuộc đời vì Hạnh". Mối tình ấy gắn liền với một kỷ niệm năm Kiên học lớp 10, Hạnh nhờ Kiên đào hầm trong phòng Hạnh, lần đầu tiên Kiên chạm vào thịt da của người đàn bà. Sau đó Kiên vẫn được Hạnh để ý nhưng anh đã tránh mặt, tránh nỗi niềm đam mê đang thôi thúc. Kiên nhập ngũ, Hạnh vào thanh niên xung phong, ngày Kiên trở về chiếc hố không còn dấu vết và mãi mãi trong lòng Kiên đã "lưu giữ thầm lặng một tình cảm biết ơn đầy tha thiết và ngậm ngùi

đối với chị. Mãi mãi ấy là niềm nuối tiếc và là một nỗi đau mất mát lớn".

Đặc điểm của truyện ngắn là do dung lượng ngôn từ không lớn, người

đọc có thể đọc một hơi nên bối cảnh không gian trong truyện ngắn thường là hẹp hơn so với tiểu thuyết, nếu như trong tiểu thuyết các nhà văn thường tạo nên một bức tranh đồ sộ mà ở đó đầy rẫy những biến cố thì ở truyện ngắn

điều này rất ít mặc dù tư duy của truyện ngắn cũng là tư duy của tiểu thuyết.

Thân phận của tình yêu ta bắt gặp nhiều bối cảnh khác nhau nhưng trong truyện ngắn Bảo Ninh chỉ khắc họa một số không gian bối cảnh nhất định.

Đúng như lời của nhà văn Stedall: "Tiểu thuyết là tấm gương lớn, truyện ngắn là những mảnh vỡ từ tấm gương đó, mảnh này phản chiếu trời xanh, mảnh kia phản chiếu vũng nước đục".

Trở lại với truyện ngắn Trại “bảy chú lùn”, không gian mà Bảo Ninh thể hiện được đóng kín trong khu rừng già. Nơi mà việc bổ sung quân số

trong chiến tranh cũng thật hiếm hoi. Sau khi tất cả các anh em lần lượt hy sinh, trước khi Huy chết, ngoài Mộc khu rừng cô đơn ấy còn có thêm Nga.

Đây là không gian bối cảnh thích hợp để Bảo Ninh thể hiện quan niệm về con người-đó là quan niệm về tình yêu, thân phận của tình yêu trong chiến tranh. Khi Nga đến, Nga là hàng xóm duy nhất của Huy và Mộc. Mộc đã yêu Nga từ

buổi tối đầu tiên lắng nghe Nga hát, và hình như cả Huy cũng vậy. Nhưng cả

hai đều âm thầm lặng lẽ, Mộc hiểu được tình yêu của Huy dành cho Nga qua cảm xúc gửi vào tiếng tiêu của Huy: "Huy vốn thổi tiêu rất hay, nhưng ít thổi và từ lâu không thấy nhìn ngó đến. Vậy mà bây giờ tiếng tiêu của Huy ngày ngày cất lên bên bờ sông trong bóng chiều chạng vạng, làm nhau úa nước mắt". Huy qua đời, trong lòng giữ mối tình câm lặng. Tưởng như trong hoàn cảnh cô đơn của chiến tranh, tình yêu sẽ khiến Nga gần hơn với Mộc nhưng hai người vẫn là hai thế giới riêng biệt. Mộc vẫn câm nín không thổ lộ tình cảm của mình với Nga dù có lúc Nga đã mở rộng tấm lòng với Mộc.

Nhà văn không làm phép biến đổi không gian như trong tiểu thuyết, vẫn khu rừng già ấy bao bọc sự cô đơn của Nga và Mộc. Ở đây Bảo Ninh đã tạo dựng bối cảnh tác động vào tâm lý: "với tôi nặng nề một thì Nga nặng nề mười. Cô đau khổ, cảm thấy bị cầm chân, bị bỏ quên và dần dần như là cô bắt đầu oán giận tôi". Ở lâu trong khu rừng già vắng lặng, Nga đã bắt đầu có những biểu hiện tâm trạng lầm lũi, u uẩn như Mộc. Bối cảnh đã tác động vào tâm trạng Nga biến một người con gái trẻ trung, xinh đẹp trở nên lầm lỳ, ít nói. Bi kịch tình yêu của Nga và Mộc xuất phát từ bối cảnh chật hẹp của khu rừng núp sau tiếng súng của chiến tranh. Mộc không dám đón nhận tình cảm từ nơi Nga, anh đã tự dối lòng và yêu Nga trong âm thầm lặng lẽ. Khi Nga bỏđi, cánh rừng già vẫn là không gian để Mộc đợi Nga về. Và nơi chiến địa, chỉ có mồ mả anh em này, Mộc biết Nga có thể quay trở lại là gặp được anh và con.

Trước đây, phản ánh chiến tranh với cảm hứng sử thi, tiểu thuyết thường tập trung diễn tả không gian mang tính cộng đồng, đó là những hình

ảnh con đường, chiến trận, quảng trường... để làm bật nổi vị thế của người anh hùng, tập thể anh hùng thì bây giờ với cảm hứng thế sự, tiểu thuyết đi vào khám phá những ngõ ngách đời tư của số phận cá nhân, tiểu thuyết nghiêng về không gian sinh hoạt đời thường, thu hẹp không gian để làm nổi bật tính cách nội tâm. Chính vì thế nhân vật được nhìn nhận trong cái nhìn đa chiều với đầy đủ những va chạm, biến cố của cuộc đời.

Trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, nhân vật Kiên dường như bị đóng khung trong căn buồng chật hẹp, ởđó sự ẩm ướt nhờ nhợ biểu trưng cho

đời sống thực tại bức bối, ngột ngạt. Kiên hiện lên trong dòng tâm trạng giằng xé giữa quá khứ và hiện tại. Chiến tranh và tình yêu lần lượt hiện về trong kí

ức của Kiên. Một thực tại tăm tối, nhếch nhác nhưng vẫn còn tươi nguyên dòng máu nóng chảy trong người lính thời hậu chiến. Mỗi khi trở về với không gian khép kín của cảm giác chật hẹp này, Kiên luôn được sống đúng với chính mình, không gian đầy ý nghĩ tâm trạng, mỗi một trận chiến lại gợi trong anh một mối tình, một con người. Do đó bi kịch đời tư của Kiên được khắc họa rất đậm nét.

Hà Nội lúc không giờ là một câu chuyện của người lính thời hậu chiến khi trở về với căn nhà cũ, anh là: "người bộ hành đang dạo bước canh khuya, lặng lẽ rẽ khỏi đời thực, âm thầm đi lẫn vào sự vật xưa kia" anh trở về với không gian sinh hoạt ở căn nhà số bốn, nơi đó ghi dấu ấn của đêm Hà Nội lúc không giờ, nơi có những đứa trẻ nghèo vui chung nhau đón tết, chúng lớn lên và chứng kiến tình yêu của anh Trung, chị Giang và Pét xồm. Chiến tranh tất cả mọi người phải lên đường chiến đấu, chiến tranh khiến cho những đứa trẻ

nơi căn nhà số bốn phải xa cách nhau. Trong ngày lễ tiễn tân binh, lũ trẻ con

đã ngậm ngùi trước những giọt nước mắt của chị Giang khi tiễn anh Trung lên

đường nhập ngũ. Không gian sinh hoạt đó khép lại, thời thơ ấu của bọn trẻ

vĩnh viễn ra đi . Nhưng chính từ nơi đó bao tình yêu đã nảy nở, có tình yêu của anh Trung đối với chị Giang, của Pets xồm đối với chị Giang và của cả

thằng bé mười ba tuổi đối với chị Giang. "Gần trọn đời trai trẻ của tôi không hề được hưởng tình yêu... tình cảm dành trọn cho đồng đội" nhưng đằng sau thực tại nhân vật tôi đã nghĩ về chị Giang, tưởng tượng ôm chị ấy trong vòng tay để chạm vào đôi môi của chị, hít thở hương thơm của làn da và mái tóc chị. Có thể thấy chiến tranh đã biến tình yêu lứa đôi thành bi kịch, sau này nhân vật tôi đã hiểu ra rằng: "những tội lỗi trong mơ ngày đó chính là hình bóng của mối tình đầu". Có điều gì đó xót xa trong tâm hồn người lính thời

hậu chiến - phải chăng là sự thấu hiểu về thân phận tình yêu trong chiến tranh: "qua hết những năm vị thành niên cho đến ngày nhập ngũ, trải sáu năm chiến trường chẳng từng được gần gũi một người con gái nào". Đây chính là nguyên cớ để "người bộ hành" hướng về mối tình đầu không có thật. Rõ ràng Bảo Ninh đã thu hẹp không gian để làm nổi bật nội tâm nhân vật.

Một điều dễ nhận thấy, trở thành xu thế thường trực trong tiểu thuyết và truyện ngắn viết về chiến tranh sau 1975 là sự đan xen, pha trộn những mảng không gian đối lập: thực - ảo, hiện tại - quá khứ... Điều này phù hợp với sự chuyển đổi thế giới nhân vật từ người lính trong chiến tranh đến ký ức chiến tranh trong tâm hồn người lính. Với những không gian pha trộn, nhà văn thường tạo nên mâu thuẫn dằng xé trong nhân vật, làm cho nhân vật rơi vào hẫng hụt, vô định. Tưởng như đó là miền vô thức nhưng lại là bối cảnh phù hợp cho sự suy tưởng xuất hiện ở mỗi nhân vật.

Trong Thân phận của tình yêu và ở một số truyện ngắn, Bảo Ninh thường sử dụng hình thức nghệ thuật này để làm bật nổi bi kịch đời tư của mỗi cá nhân. Đó là sự khắc khoải của Kiên (Thân phận của tình yêu) trong ranh giới mong manh của quá khứ và hiện tại, của mơ và thực: "Kể từ ngày Phương từ bỏ anh, hằng đêm Kiên mất ngủ vì những giấc mơ kể lại cuộc đời anh với những lối kể kỳ lạ, vô tận với những đoạn đời khác biệt đột ngột hiện lên cùng một lúc tạo nên trong ký ức Kiên những vùng không gian mới, những vùng quá khứ chưa từng có. Tâm hồn anh dường như đau khổ đã biến hình. Có vẻ như giờ đây anh lại một lần bắt đầu một tình yêu mới, một tình yêu khác nữa với Phương nhưng lần trong những trang chưa từng được giở ra

Một phần của tài liệu đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)