CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU

Một phần của tài liệu đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh (Trang 44 - 48)

Tình yêu là một đề tài quan trọng của văn học bởi nó thể hiện tập trung quan điểm của con người về cuộc đời và những vấn đề nhân sinh. Văn học đã phản ánh những cung bậc, trạng thái của tình yêu. Nhìn lại văn học dân tộc từ

xưa đến nay, có thể thấy đề tài tình yêu được nói đến từ rất sớm nhưng phải kể đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX cùng với sự ra

đời của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa thì tình yêu mới trở thành một nội dung phản ánh sâu rộng và có nhiều thành tựu nổi bật. Ở thế kỷ này, khi xã hội phong kiến đã đi vào sự suy tàn thì niềm tin của các Nho sĩ về tầng lớp vua chúa, quan lại bị lung lay. Họ hoài nghi về mọi chuẩn mực đạo đức. Do đó văn chương chuyên chở đạo lý phong kiến dường như không còn thích nghi với họ, phương diện tình yêu trở thành mối quan tâm của các Nho sĩ lúc bấy giờ, họ công khai ca ngợi tình yêu lứa đôi, tình vợ chồng gắn bó thủy chung và cổ vũ cho khát vọng chân chính của con người.

Bước sang thế kỷ XX, viết về đời sống tình cảm riêng tư trở thành đề

tài quen thuộc của các nhà văn. Trong công cuộc hiện đại hóa văn học, mở

dầu cho văn xuôi hiện đại là tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, một tác phẩm đẫm tình cảm tình yêu lứa đôi. Tiếp theo đó hàng loạt tác phẩm viết về tình yêu của nhóm Tự lực văn đoàn ra đời, những Hồn bướm mơ tiên,

Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân,... đánh dấu bước đột phá của văn xuôi Việt Nam trong việc khai thác vấn đề tình yêu hôn nhân đang trên đà thoát li khỏi sự ràng buộc hôn nhân phong kiến. Và từng bước đề tài tình yêu được các nhà văn, độc giả hiện đại quan tâm, họ xem vấn đề tình yêu trong đời sống văn học như là nhu cầu tất yếu của thưởng thức văn học.

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA TRUYỆN NGẮN BẢO NINH KHI THỂ

HIỆN TÌNH YÊU THỜI CHIẾN TRANH

Từ sau năm 1975 đến nay, việc "tự cởi trói" đã khiến cho các cây bút tự

do hơn trong việc sáng tạo nghệ thuật. Viết về tình yêu dường như là sở trường của nhiều tác giả: Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ... Thế nhưng đó là những tình yêu của thời hiện đại, tình yêu nảy sinh trong hoàn cảnh bình thường. Bảo Ninh lại quan tâm thể hiện tình yêu thời chiến. Khi viết về chiến tranh, thực tế gian khổ của chiến tranh được tác giả đề cập. Chiến tranh là mất mát, là sự hủy diệt còn tình yêu là sự cộng hưởng, sinh sôi. Hai hiện tượng đối nghịch ấy đã tồn tại trong tập truyện ngắn Bảo Ninh. Bằng tài năng, bằng trái tim tâm huyết của một nhà văn, Bảo Ninh đã xây dựng những cốt truyện mà trong đó chiến tranh và tình yêu là những khám phá đặc sắc của anh.

2.1.1. Đặc điểm nội dung

Trong tập truyện ngắn Bảo Ninh có 13 truyện viết về chiến tranh, theo thống kê có 6 truyện ngắn lồng vào đề tài tình yêu: Trại “bảy chú lùn”, Bí ẩn của làn nước, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền, Hà Nội lúc không giờ,

Thời tiết của ký ức. Các truyện ngắn này hướng người đọc vào thế giới tình cảm phức tạp trong chiến tranh chống Mỹ.

Tình yêu trong chiến tranh, trước đây ta bắt gặp trong văn học trung đại với khúc ngâm của người chinh phụ:

Lòng này gửi gió đông có tiện

Nghìn vàng xin gửi đến Non Yên

Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào nguôi...

Đã bao thế kỷ trôi qua nhưng những khúc ngâm vẫn cháy lòng người đọc bởi tiếng thơ đau đáu về nỗi khát khao hạnh phúc, về sựđoàn tụ gia đình. Thế kỷ

XX với hai cuộc chiến tranh: kháng chiến chống Pháp và chiến tranh chống đế

quốc Mỹ. Dù gian khổ, hy sinh, mất mát song tình cảm, tình yêu lứa đôi vẫn ngời sáng. Tố hữu - lá cờ đầu thơ ca cách mạng từng viết:

Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ

Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều

Phần cho thơ và phần để em yêu...

Lý tưởng cách mạng nung nấu trái tim người cộng sản nhưng trong tâm hồn, tình cảm riêng tư vẫn chất chứa bao nỗi niềm. Dường như trong chiến tranh tình yêu lứa đôi lại đẹp hơn bởi nó gắn liền với tình yêu Tổ quốc, gắn liền với mỗi tên đất, tên làng:

Đường ra trận mùa này đẹp lắm

Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây

(Phạm Tiến Duật)

Nhưng dù vậy có thời trong tim mỗi người lính phải nén chặt tình yêu, nỗi nhớ. Tác phẩm văn chương viết về tình yêu cũng không nhiều. Tình cảm riêng tư, thường là những tình yêu thủy chung, đẹp đẽ. Sau năm 1975, chiến tranh kết thúc, cuộc sống mới đã hình thành nên những con người mới với nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ khác trước. Nếu như trong chiến tranh người đọc thích những tác phẩm văn học viết về số phận chung của đất nước, của dân tộc... thì sau chiến tranh, cuộc sống hòa bình trở lại cũng là lúc con người có cái nhìn thực tế hơn, họ không còn hào hứng với những tác phẩm phản ánh hiện thực một chiều, đơn giản. Người đọc hôm nay khao khát sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, họ muốn khám phá, phanh phui để hiểu biết về cuộc sống, nhất là vấn đề tình yêu - một nét đẹp thẩm mĩ, đầy rung cảm nghệ thuật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện đề tài tình yêu từ cái nhìn đa chiều, đa diện. Mỗi truyện ngắn đưa đến một khoảng trời riêng về tình yêu và chiến tranh. Truyện ngắn Trại "bảy chú lùn" cho người đọc thấy một tình yêu vô

vọng của hai người đàn ông - hai người lính đối với một người con gái. Đó là nỗi khát khao không thành của Huy và nỗi đớn đau của Mộc về Nga - cô giao liên trẻ trung: "cao, cân đối, nước da bánh mật". Nga được miêu tả không có gì nổi bật. Khác với Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, Nguyệt được thể hiện trong nét đẹp thanh khiết da trắng, gót chân hồng... Điều này phản ánh đặc điểm của truyện ngắn hôm nay, con người không còn được miêu tả với vẻ đẹp lý tưởng nữa. Nga trong truyện ngắn Trại "bảy chú lùn" rất gần gũi với con người trong cuộc sống đời thường. Cuộc sống ở trại "bảy chú lùn" vốn đã cô đơn nay lại càng cô đơn hơn khi giữa họ

có khoảng cách lớn về tình yêu. Huy lặng lẽ, Mộc âm thầm, cả hai không ai thổ lộ tình cảm của mình với Nga. Có lúc Mộc đã làm phép so sánh: "giữa tôi và Huy, ai buồn hơn, khó mà biết được. Nhưng có lẽ tôi thì cứng rắn hơn một chút, còn Huy mềm yếu hơn". Từ khi Nga đến, tình yêu nảy sinh nhưng không hiểu sao cả Mộc và Huy đều không bước qua khoảng cách ấy để đến với Nga, riêng Huy: " tính đã lặng lẽ, Huy càng trở nên lặng lẽ hơn. Và tôi thì còn thỉnh thoảng sang phòng thăm Nga, làm việc này, việc nọ giúp cô, chứ

Huy thì không một lần. Những khi họa hoằn có Nga sang chơi, y như rằng Huy bỏ đi cố tình tránh mặt" điều này thật khó lý giải nhưng đó là tình yêu. Một tình yêu đơn phương gói trọn trong cuộc đời trai trẻ và chôn vùi xuống mồ sâu. Còn lại trong thế giới của trại bảy chú lùn là Nga và Mộc. Tình cảm của Nga với Mộc là nỗi niềm: "tự nén mình trong những đêm dài thao thức", "đứng ở cổng trại mỏi mắt ngóng lên rừng chờ đợi". Còn Mộc: "khi săn được con thú... hay kiếm được quả bưởi rừng về tặng, thấy Nga vui thích, tôi lại tự

dối lòng. Đôi khi bất chợt nhìn như nuốt lấy cô, thật không thể nào nói khác

được, khi thì nhìn ngắm lén lút. Và như vậy là hạnh phúc, hay như vậy là đau khổ, tôi chẳng biết...". Tình cảm của Mộc dành cho Nga mỗi ngày mỗi lớn nhưng anh vẫn giữ nguyên khoảng cách với Nga cho đến một ngày: "giữa hai chúng tôi đã có người thứ ba vô hình". Người đó đã độc chiếm ở Nga tất cả

những tình cảm mà lòng Mộc bấy lâu mòn mỏi chờ mong được có. Nga đã yêu người khác, sinh con cho người khác. Dù vậy, tình yêu của Mộc với Nga

vẫn không thay đổi. Anh vẫn cảm thấy hạnh phúc: "hạnh phúc tuyệt đỉnh" khi Nga sinh con. Họ đùm bọc, cưu mang nhau nơi trại "bảy chú lùn".

Thế giới tình cảm vô cùng phức tạp và bí ẩn, nếu như bao tình yêu thương Mộc dành cho Nga trọn vẹn, thủy chung như vậy thì Nga lại hướng về

người đàn ông khác cũng không kém phần sâu sắc: "nỗi buồn niềm mong nhớ

của Nga ngày càng thêm da diết, não nùng. Cô già đi, trên vừng trán đẹp đẽ

bắt đầu thoáng những nếp nhăn, má tái lại và hõm xuống". Rồi Nga bỏ đi, trong giờ phút chứng kiến Nga đi cùng với con, từ đau khổ tột cùng Mộc đã kêu lên thống thiết: "Hãy quay về ngay. Làm khổ người ta như vậy là đủ rồi nghe chưa. Quay về đi em, Nga". Để lại Nương cho Mộc nuôi Nga vẫn ra đi bỏ lại sau lưng cánh rừng già với tình yêu không trọn vẹn, một nỗi đau buốt

đã đâm vào tim Mộc.

Ít viết về nỗi đau, sự li biệt là đặc trưng của truyện ngắn cách mạng, còn ở truyện ngắn Bảo Ninh, tác giả muốn thể hiện hoàn cảnh của chiến tranh là đã khiến cho tình yêu lứa đôi không được vẹn tròn. Các truyện ngắn hầu hết viết về nỗi bi thương, đau khổ của tình yêu trong hoàn cảnh chiến tranh.

Rửa tay gác kiếm là nỗi xót xa của người chồng bị phụ bạc, Bí ẩn của dòng nước là nỗi chua chát về một định mệnh oái oăm, Thời tiết của ký ức là sự

khắc khoải về năm tháng không được sống cùng nhau của Phúc và Quỳnh... Mỗi câu chuyện thể hiện một bi kịch tình yêu khác nhau. Thường khi nói đến tình yêu, người ta thường nghĩ đến một vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng. Thế

nhưng hầu hết truyện ngắn Bảo Ninh chỉ có một nỗi buồn, tất cả đều là sự

ngoái lại đăm đắm xót xa của con người hậu chiến.

2.1.2 Đặc điểm về hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh (Trang 44 - 48)