Nhân cách người lính trong quan hệ với cộng đồng

Một phần của tài liệu đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh (Trang 31 - 33)

c. Người lính với mặc cảm, bi kịch, cô đơn

1.2.2Nhân cách người lính trong quan hệ với cộng đồng

Văn học 1945 -1975 hướng về con người sử thi, con người của cộng

đồng, những con người mang nét đẹp lý tưởng của người anh hùng cách mạng, làm chủ thời cuộc. Trong thời kỳ oanh liệt, với khí thế hào hùng cả

nước cùng ra trận, ở bối cảnh trực diện của không khí chiến tranh, con người

được miêu tả như là một lẽ tất yếu của mắt xích trong guồng quay khổng lồ

của bánh xe chiến trận. Phát hiện lớn nhất trong văn học 1945 - 1975 là con người quần chúng, con người tập thể. Mọi mâu thuẫn tập trung trên hai giới tuyến đối đầu địch- ta, chiến trận trở thành trung tâm giải quyết mâu thuẫn.

Đối với văn học lúc bấy giờ con người - người lính bao giờ cũng đẹp: "trong mỗi tác phẩm, nhà văn không xem xét con người ở bình diện cá nhân, mà khám phá thể hiện của con người tập thể, cộng đồng, dân tộc, giai cấp. Con người của gia đình, làng xóm đã trở thành con người của cách mạng và kháng

chiến, họ hiện ra với vẻ đẹp và sức mạnh trong tập thểấy. Mối quan hệ thế sự và

đời tư không nằm trong sự chú ý của nhà văn, và nếu có đưa vào trong tác phẩm thì cũng bị chi phối mạnh mẽ bởi đời sống cộng đồng và mang một ý nghĩa khác hẳn"[38,111]. Đây là một quan niệm thể hiện tinh thần khí phách cách mạng của một thế hệ nhà văn "vừa là nghệ sĩ, vừa là chiến sĩ", của một "nền nghệ

thuật chân chất, đẹp và khỏe như những chàng trai đang độ lớn".

Bước sang thời hậu chiến, với độ lùi thời gian cần thiết, cho phép nhà văn nhìn nhận lại khách quan cuộc chiến, con người - người lính từ trong chiến tranh trở thành chiến tranh trong cảm nhận người lính. Quan niệm con người cộng đồng vẫn được các nhà văn sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật

để làm nổi bật nhân cách người lính.

Truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện chiến tranh trong cảm nhận người lính dưới sự tác động sâu sắc của chiến tranh, những con người cá nhân vẫn sống và chiến đấu vì lý tưởng cộng đồng, họ vẫn là những con người tượng trưng cho lý tưởng dân tộc: chiến đấu vì Tổ Quốc, quê hương. Đó là những nhân cách cao đẹp như Mộc trong truyện ngắn Trại bảy chú lùn, anh không vì hạnh phúc cá nhân mà quên nghĩa vụ của người lính, anh không bỏ khu rừng già khi tất cả anh em đồng đội đã hy sinh. Trong tâm niệm của anh anh sẽ sống mãi ở khu rừng này, mảnh đất này. Trong chiến tranh anh là một người lính bên cạnh những đồng đội quên mình cho Tổ quốc, hòa bình về anh cũng tự

nguyện ở lại nơi những anh em chiến sĩ đã nằm xuống. Anh gắn bó với khu rừng già - nơi lưu lại bao máu và nước mắt của đồng đội anh. Bên cạnh Mộc, trong truyện ngắn Bảo Ninh những phẩm chất anh hùng của nhiều người khác cũng được khai thác. Đó là hình ảnh của khẩu đội cao xạ trong truyện ngắn Bên lề cuộc tấn công, ởđó có những người lính sáng ngời phẩm chất anh bộ đội Cụ

Hồ. Họ vẫn sẵn sàng cứu bất cứ ai, họ đã hy sinh khi chưa bước vào cuộc tấn công.

Những con người mang vẻ đẹp cách mạng của một thời sống dậy trong truyện ngắn Bảo Ninh, dù không miêu tả trực tiếp hành động anh hùng của họ

nhưng trong truyện ngắn Ba lẻ một, qua suy nghĩ của cô gái - người đã giữ bức ảnh hơn hai mươi năm, thì những người chiến sĩ Việt cộng hiện lên với những dáng vẻ đáng tự hào.

Tựu trung, tất cả những vẻ đẹp đó về người lính đã thể hiện nhân cách con người trong quan niệm cộng đồng. Một quan niệm từng được văn học cách mạng thể hiện với những dòng văn tươi ròng sự sống, nay đã được Bảo Ninh kế thừa, phát triển, miêu tả về những người lính trong cảm nhận về

chiến tranh.

Một phần của tài liệu đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh (Trang 31 - 33)