Nỗi buồn chiến tranh

Một phần của tài liệu đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh (Trang 33 - 37)

c. Người lính với mặc cảm, bi kịch, cô đơn

1.3.1.Nỗi buồn chiến tranh

Có một thời phương pháp sáng tác theo khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được xem là ngọn cờ "tập hợp" "vẫy gọi" các nhà văn [59,14]. Và đến bây giờ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã được đánh giá lại thì ngót một phần ba thế kỷ (từ 1945-1975) văn học của chúng ta đã "nhận lấy nhiệm vụ phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu" [34,21] và đã làm tròn sứ

mệnh cao cả của một nền văn học phục vụ cách mạng vì Tổ quốc, vì nhân dân. Tính từ sau Cách mạng tháng Tám, được sáng tác dưới ánh sáng của lý tưởng cộng sản, trong dung môi của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, văn học Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. "Về đặc điểm loại hình, đó là nền văn học theo khuynh hướng sử thi,

được thể hiện trong sự thống nhất trên quan điểm sử thi" [33,135]. Nền văn học sử thi của ba mươi năm ấy có những đóng góp riêng cho tiến trình văn học dân tộc. Nền văn học 1945-1975 là sự kết tinh chín muồi của lý tưởng thẩm mĩ, rung cảm nghệ thuật. Cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ đã tiếp nguồn cảm xúc, tác động mạnh đến thế giới tinh thần của người sáng tác. Văn học thể hiện tinh thần, khí phách cách mạng mà ở đó một thế hệ nhà văn "vừa là chiến sĩ, vừa là nghệ sĩ". Tròn 30 năm chiến tranh (1945-1975) hình tượng

chiến tranh và người lính đã trở thành hình tượng trung tâm xuyên suốt quá trình vận động của nền văn học ấy. Bên cạnh những yếu tố tích cực, yếu tố

tiêu cực vẫn tồn tại, chi phối mạnh mẽ bước đi của văn học thời kỳ này. Là một nền văn học với tư duy sử thi, và sau này được đánh giá là văn học minh họa, ở thời kỳ 1945-1975 các cây bút thường quan tâm đến "viết cái gì?" hơn là "viết như thế nào?". Bởi thế, sau 1975 khi chính các nhà văn nhận thức

được lối tư duy ấy không còn phù hợp thì việc "viết như thế nào?" trở thành mối quan tâm lớn của họ. Lúc này người ta có điều kiện để tái hiện cuộc chiến

đấu trên cái nhìn bao quát một chiến trường theo suốt chiều dài thời gian lịch sử, hoặc đưa ra ánh sáng những cuộc chiến đấu thầm lặng trong lòng địch... Chiến tranh được nhận thức lại từ sự tác động ghê gớm của nó đến tính cách và số phận con người, với bao nhiêu nỗi éo le, bi kịch, xót xa, nỗi buồn dai dẳng.

Nguyễn Minh Châu, một nhà văn chiến sĩ từng thành công với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh, là người tiên phong trong công cuộc đổi mới lớn lao này. Ngay từ những năm tháng trong chiến tranh, nhà văn đã nhận thức ra những bất cập và hạn chế của văn học cách mạng. Ông từng viết: "Hình như

cuộc chiến đấu sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca đôi khi tráng lên một lớp men trữ tình hơi dày cho nên ngắm nghía nó thấy mỏng manh, bé bỏng, óng chuốt quá khiến người ta phải ngờ vực" [5,127] . Đặc biệt là trong bài viết Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, Nguyễn Minh Châu đã gay gắt chỉ ra những tồn tại của giai đoạn văn học 1945 - 1975,

đồng thời ông nói lên niềm mong ước về một nền văn học mới: "muốn văn học phải có cái gì của văn học, chứ không muốn văn học chỉ là một sự minh họa" [4,130].

Bên cạnh Nguyễn Minh Châu, nhiều nhà văn và nhà nghiên cứu khác cũng chỉ ra những hạn chế của nền văn học 1945 - 1975. Nguyễn Khải gọi các sáng tác văn học của mình giai đoạn trước 1975 là "cái thời lãng mạn", Hoàng Ngọc Hiến thì gọi đó là "nền văn học phải đạo", Lê Lựu gọi những tác

phẩm của mình trong thời kỳ văn học kháng chiến là "văn học công việc", "văn học sự vụ" và nhà văn tự bảo: "không thể viết như trước được nữa".

Ở những nhà văn lớp trước, nhu cầu đổi mới ngòi bút còn mạnh mẽ

như vậy thì sự phản ứng của lớp nhà văn trẻ nhiều khi hơi thái quá là lẽ dĩ

nhiên. Mỗi nhà văn một hướng đổi mới, có người lặng lẽ, có người ồn ào, song tất cả đều đi đến sự đổi mới sáng tác bằng chính những tác phẩm của mình. Sáng tác trước đây của Lê Lựu là Người về đồng cói, Mở rừng thì bây giờ là Thời xa vắng. Ở Ma Văn Kháng trước đó là Xa phủ, Đồng bạc trắng,

Hoa xòe thì bây giờ là Đám cưới không có giấy giá thú, Côi cút, Heo may. Và

Nguyễn Minh Châu thời trước là Miền cháy thì sau này là Cỏ lau, Phiên chợ

Giát...

Chiến tranh trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Bảo Ninh hầu hết

được nhìn nhận từ góc độ của nỗi buồn. Toàn bộ tiểu thuyết Thân phận của tình yêu là nỗi buồn của chiến tranh, Bảo Ninh đã viết lên một hiện thực về

chiến tranh. Chiến tranh qua cách cảm, cách nghĩ của một người lính, chiến tranh qua những mẩu ký ức xé vụn. Bằng thứ ngôn ngữ đa thanh, cái nhìn đa chiều, tiểu thuyết Thân phận của tình yêu đem lại cho người đọc một âm hưởng mới của chiến tranh, một câu chuyện về chiến tranh với những nốt nhạc trầm buồn ám ảnh. Nếu như giới hạn của đề tài chiến tranh trước đây là viết trong khói lửa, bom đạn chiến tranh, viết theo yêu cầu của hoàn cảnh, viết theo quan điểm ta phải thắng mà chưa phơi bày những mặt trái còn khuất lấp của chiến tranh thì bây giờ chiến tranh đã được nhận thức lại.

Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết mà Bảo Ninh mô tả đó là những năm tháng buồn bã của đám trinh sát qua sự hồi tưởng của Kiên. Đó là những ngày mưa liên miên, những ngày im tiếng súng- trinh sát dựng lán ở ngay trên bờ suối, họ đốt nỗi buồn chiến tranh bằng những cuộc vui chơi: "đi săn, đặt bẫy, tổ chức duốc cá và tối tối chơi bài", còn kỳ quái hơn: "đám trinh sát bọn Kiên ngồi rỗi bày trò phơi sấy, thái nhỏ hoa, lá và rễ hồng ma trộn với sợi thuốc rê" nhờ khói hồng ma tạo ra ảo giác, tạo ra mộng mị, "có thể nhờ khói

hồng ma mà quên mọi nông nỗi đời lính, quên đói khổ, chết chóc, quên béng ngày mai". Đó là những ngày: "trong mưa đại bác vang rền nặng nề thúc dội ra ngoài trăm dặm điềm báo trước một mùa khô hung gở đang áp tới bên trời". Rồi những mùa thu não nề, đời sống mục ra. Theo Kiên: "chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người". Đó là nỗi buồn kéo từ năm này qua năm khác trong cõi lòng nhà văn Kiên, nỗi buồn bước qua chiến tranh mà dư

âm của nó như vết thương lại đau mỗi khi gió trở mùa. Bảo Ninh viết: "đau buồn là một thể nguyên khối suốt cuộc đời, liền một mạch từ thủa thơấu, qua chiến tranh đến bây giờ"[192;49]. Nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn về tình yêu theo năm tháng lớn đầy trong ký ức của Kiên: "theo dần năm tháng những luồng sinh khí chết ấy đã đậm lại trong lòng anh, hòa vào trong tiềm thức trở

thành bóng tối của tâm hồn anh. Dằng dặc trôi qua trong hồi ức của Kiên vô vàn những hồn ma thân thiết, lẳng lặng âm thầm kéo lê mãi trong đời anh nỗi

đau buồn của chiến tranh". Kiên phải chứng kiến bao nhiêu là cái chết của

đồng đội, đó là Can, Hòa, là Thịnh "con", Thịnh "nhớn"... bao con người sống bên anh nhưng phút chốc trở thành những hồn ma bóng quỷ bởi chiến tranh.

Cũng vậy, trong các truyện ngắn của mình, Bảo Ninh cũng khơi lên bao nỗi buồn của chiến tranh. Mỗi truyện ngắn để lại một dư vị nỗi buồn. Truyện ngắn Trại "bảy chú lùn" là một ví dụ về nỗi buồn cô độc: "Cơ ngơi của Y Nua lớn dần lên nhưng gian khổ còn lớn mau hơn. Nhưng nặng nề

nhất, khổ nhất là cảnh cô độc... Cô độc kinh người giữa bốn bề rừng già vây bọc", " thật não nề... Như bị bỏ quên". Nỗi buồn ấy bàng bạc, lan tỏa cả câu chuyện về một người lính hậu cần. Hay nỗi buồn sầu thảm của ông Phúc trong Thời tiết của ký ức, một nỗi buồn kéo dài đằng đẵng bao nhiêu năm trời. Trong Rửa tay gác kiếm phần lớn tác giả thể hiện nỗi đau buồn của anh em binh lính khi chiến tranh đã đi qua, nỗi ám ảnh bi thương về quá khứ... Hầu hết các truyện ngắn Bảo Ninh thường đưa ra những cảm nhận, suy nghĩ về nỗi

đau buồn của chiến tranh. Nhà văn viết: "Nếu rồi đây không may phải sống đời bất hạnh thì chúng tôi sẽ tự nhủ lòng rằng không sao cả, bởi có nỗi khổ nào của ngày hôm nay sánh bằng những đau khổ đã trải qua trong chiến tranh"(Rửa tay gác kiếm).

Nỗi buồn chiến tranh còn thể hiện qua những hoàn cảnh éo le, bi kịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó là hình ảnh của một người cha trốn chạy quá khứ, trốn chạy khỏi quê hương khi cuộc sống đã yên bình (Ba lẻ một), đó là nỗi éo le của người bố

cứu con người khác mà không thể cứu được vợ con mình (Bí ẩn của dòng nước), đó là nỗi nuối tiếc về một lá thư không kịp bóc (Lá thư từ Quý Sửu). Hay nỗi ngậm ngùi về một ông già mất trí, mãi xót xa vì một chuyến hỏa xa không bao giờ trở lại (Ngôi sao vô danh). Và nỗi buồn của người lính sau chiến tranh trở về quê hương với cảm giác "lạc loài" (Hữu khuynh). Nỗi buồn chiến tranh còn thể hiện lớn hơn trong sự đau buồn, thương nhớ của người mẹ

già trong lần giỗ thứ ba mươi của con (Mây trắng còn bay)... Rõ ràng hiện thực mất mát của chiến tranh trong văn học hậu chiến không còn bị né tránh nữa, và bây giờ nếu viết về chiến tranh mà không viết những đổ máu khắc nghiệt thì đó là "tác phẩm vô đạo đức" (Simônôp). Hơn nữa "mô tả chiến tranh mà chỉ

giữ lại những cái anh hùng, vứt bỏ tất cả những cái khác có nghĩa là bỏ rơi rất nhiều bài học chiến tranh. Không miêu tả những chi tiết nặng nề, bi thảm của chiến tranh là xuyên tạc bộ mặt chiến tranh trong ý thức nhân loại" (Batsarop - Dẫn theo Ngô Thảo. 47). Bảo Ninh trong các tác phẩm của mình đã cho người

đọc thấy những tổn thất, hy sinh của chiến tranh, đồng thời thể hiện rõ những số

phận người lính trước và sau chiến tranh.

Một phần của tài liệu đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh (Trang 33 - 37)