SO SÁNH ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH VÀ ĐỀ TÀI TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT THÂN PHẬN CỦA TÌNH YÊU CỦA BẢO NINH

Một phần của tài liệu đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh (Trang 59 - 60)

b. Một số kiểu cốt truyện của truyện ngắn Bảo Ninh

2.2 SO SÁNH ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH VÀ ĐỀ TÀI TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT THÂN PHẬN CỦA TÌNH YÊU CỦA BẢO NINH

NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT THÂN PHN CA TÌNH YÊU CỦA BẢO NINH

Nỗi ám ảnh đau đớn của nhân loại là chiến tranh, chiến tranh là đối tượng khám phá thường xuyên của văn học. Bảo Ninh là nhà văn không chỉ

viết một thể loại, thành công viết về chiến tranh của Bảo Ninh còn phải ghi nhận ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết.

Trong khoảng hơn 15 năm trở lại đây truyện ngắn và tiểu thuyết phát huy được ưu thế vốn có của thể loại. Chưa bao giờ truyện ngắn và tiểu thuyết lại phát triển phong phú vể số lượng lẫn hiệu quả nghệ thuật như giai đoạn này. Truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đang là thể loại thu hút được cả người viết và công chúng, đưa lại hiệu quả cao cho văn xuôi sau 1975, đặc biệt là từ

1986 lại nay.

So sánh cùng một đề tài ở hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết là một việc làm tương đối khó khăn với người tập nghiên cứu. Trong khuôn khổ của

một luận văn chúng tôi sẽ đi vào so sánh ở một số điểm nhất định để làm rõ

đặc sắc của mỗi thể loại khi viết về cùng một đề tài chiến tranh và tình yêu. Truyện ngắn là "Thể tài tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi,

đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ" [2,134]. Tiểu thuyết là "tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để

truyền đạt "cơ cấu" của nhân cách" [2,131].

Truyện ngắn Bảo Ninh ít nhiều mang những đặc tính của tư duy tiểu thuyết, đó là: "sự tiếp cận cái thực tại đương thành, vai trò của hư cấu tự do, của kinh nghiệm sống trực tiếp của tác giả" [2,134]. Cả truyện ngắn và tiểu thuyết Bảo Ninh đều thể hiện cách nhìn của tác giả vềđề tài chiến tranh ở thời kỳ hậu chiến.

Một phần của tài liệu đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)