b. Từ đường họ Vũ
2.3.8. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hộ
Các di tích lịch sử văn hoá trải qua thời gian do sự tác động của thiên nhiên nên tình trạng xuống cấp của các di tích rất nghiêm trọng, tình trạng sụp
nền, các bức tường ẩm mốc đậm mầu rêu phong. Ở Hà Nam đăc biệt vào những dịp lễ hội, lượng khách đến đây rất đông, vì vậy làm cho các di tích bị xuống cấp, hiện tượng xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, làm mất đi cảnh quan thoáng mát ở các điểm di tích, hiện tượng viết vẽ lên tường ở một số di tích còn khá phổ biến.
Hiện nay, mặc dù đã có những thay đổi trong nhận thức đối với tầm quan trọng của hoạt động phát triển du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhưng thực tế này cho thấy nhận thức của xã hội, đặc biệt của nhà quản lý còn rất bất cập, nhận thức của cộng đồng dân cư nhất là dân cư nơi có điểm du lịch lại càng đáng cảnh báo, vì lợi ích trước mắt, ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường còn ít được quan tâm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịch cho xứng với tiềm năng của nó.
Một vấn đề khá phổ biến trong các lễ hội hiện nay là tình trạng ăn xin, trẻ lang thang gây ra nhiều cảnh tượng không đẹp, lợi dùng lúc đông người nhiều kẻ lợi dụng hành nghề móc túi, ăn cắp vặt, đánh bài bạc,… hiện tượng này thường diễn ra ở những di tích có tiếng linh thiêng hoặc nhiều người biết đến, nhiều điểm tín ngưỡng trở thành nơi tham quan du lịch. Tại đó còn có những người bán hàng, chụp ảnh chèo kéo khách tạo cảm giác bực dọc và không thoải mái làm cho khách sau khi ra về không để lại ấn tượng tốt về điểm du lịch.
2.4. Tiểu kết
Đảo Hà Nam là nơi chứa đựng những di tích lịch sử văn hoá không những nhiều về mặt số lượng mà còn phong phú về loại hình, đa dạng về cách thể hiện. Những đình, chùa, miếu,… được đan xen nhau giữa các làng xã. Vùng đất đảo này như một cái nôi chứa đựng cả kho tàng di tích phong phú đa dạng, phản ánh sự đa dạng của những giai đoạn lịch sử khác nhau và tài năng sáng tạo nghệ thuật của con người đương thời. Trên thực tế thì hầu hết các tài nguyên vẫn đang ở dạng tiềm năng, việc khai thác các di tích lịch sử văn hoá cho hoạt động du lịch còn chưa đúng hướng, chưa phát huy được hết tiềm năng của đối tượng. Vấn đề đặt ra là cần phải các giải pháp để khai thác có hiệu
quả các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, tận dụng được các tiềm năng vốn để đưa ngành du lịch Yên Hưng nói chung và Hà Nam nói riêng có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đem lại những thay đổi lớn cho vùng đảo này.