Rừng ở đảo Hà Nam chiếm diện tích không lớn, khoảng gần 2 nghìn ha,chủ yếu là rừng ngập mặn, phân bố tập trung ở phía ngoài chân đê. Rừng ở đây không có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế trong vùng nhưng có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn và bảo vệ đất.
2.1.4. Điều kiện kinh tế xã hộia. Dân số và nguồn nhân lực a. Dân số và nguồn nhân lực
Là vùng đất được khai phá từ lấn biển lập ấp từ nhiều thế kỷ trước, Hà Nam có bề dày văn hoá và lịch sử giàu truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc, những phong tục tập quán sinh hoạt đậm nét văn hoá lúa nước của cư dân đồng bằng Sông Hồng.
Theo thống kê của UBND huyện Yên Hưng thì dân số đảo Hà Nam năm 2008 là 4,83 vạn người, mật độ dân số khá đông, khoảng 631 người/ km2 và phân bố không đều.
Dân số trên đảo Hà Nam khá trẻ nên tốc độ gia tăng tự nhiên khá nhanh, bình quân tăng 1,4% trong giai đoạn 2000- 2004, và 1,1% trong giai đoạn 2005 – 2009.
Nguồn nhân lực trên địa bàn đảo cũng khá dồi dào. Theo thống kê năm 2008 thì số người trong độ tuổi lao động của Hà Nam là 2,61 vạn người, chiếm 54% dân số của đảo. Dự tính đến năm 2015 dân số trong độ tuổi lao động của đảo sẽ tăng lên khoảng 3 vạn người. Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội đồng thời cũng là nhân tố chủ chốt trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang những ngành kinh tế khác phục vụ sự phát triển của đảo.