Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá ở huyện Đông Triều – Quảng Ninh phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 85 - 86)

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Giải pháp

3.2.1. Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh

Du lịch văn hóa ở huyện Đông Triều muốn phát triển được thì cần hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng. Sở VHTT- DL Quảng Ninh cần cấp vốn cho huyện Đông Triều để nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch.

Sở VHTT-DL Quảng Ninh nên phối kết hợp với các công ty lữ hành uy tín và sở văn hóa thông tin để triển khai các tuyến điểm du lịch văn hóa trên địa bàn huyện xây dựng hình thành các chương trình du lịch cụ thể như tuyến du lịch:

Thị trấn Đông Triều - đền An Biên - chùa Bắc Mã - Đền Thái - lăng mộ các vua Trần - chùa Ngọa Vân - Hồ Thiên - chùa Quỳnh Lâm - thị trấn Đông Triều.

Thị trấn Đông Triều - đình chùa Mễ Sơn - chùa Nhuệ Hổ - chùa Non Đông - đình Xuân Quang - khu di tích lịch sử cách mạng Yên Đức - thị trấn Đông Triều.

Có kế hoạch hỗ trợ, tuyên truyền quảng bá cho những sản phẩm du lịch văn hóa của huyện Đông Triều thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. song song với đó là việc đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ cũng như đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kiến thức văn hóa xã hội đáp ứng các nhu cầu quản lý du lịch trên địa bàn huyện, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch.

Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Ninh cần phối kết hợp với huyện Đông Triều, các nhà văn hóa nghệ thuật bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa đã bị hư hại, xuống cấp. Các di tích lịch sử văn hóa là đối tượng du lịch. Du lịch nên được hướng tới mà các lợi ích mà du lịch đem lại. Những di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng nên được khôi phục, bảo vệ, giữ gìn nghiêm ngặt, tránh tình trạng khôi phục nhưng lại làm mất đi các giá trị lịch sử của di tích đó, đồng thời giải quyết triệt để tình trạng lấn chiếm, xâm phạm di tích.

Phối hợp với Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch, Viện Khảo Cổ học, Hội Phật giáo Việt Nam… đề xuất lên Chính phủ cho lập hồ sơ khoa học để trình UNESCO công nhận các Di tích Phật giáo thời Trần ở Đông Triều và Uông Bí, Quảng Ninh là di sản văn hóa thế giới và công nhận Đức vua Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa thế giới.

Sở VHTT-DL cũng cần có kế hoạch đầu tư khôi phục lại các làng nghề truyền thống (ghề gốm sứ, nghề đan mây tre) xây dựng các hợp tác xã thủ công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thủ công làm hàng lưu niệm tại những điểm du lịch. Bên cạnh đó có các chính sách hỗ chợ, tạo điều kiện để cho người dân tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch như: kinh doanh nhà hàng, khách sạn, mở các cửa hàng bán quà lưu niệm, khu vui chơi giải trí…

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá ở huyện Đông Triều – Quảng Ninh phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 85 - 86)