Tổ chức quản lý và đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá ở huyện Đông Triều – Quảng Ninh phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 80 - 81)

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Giải pháp

3.1.4. Tổ chức quản lý và đào tạo nguồn nhân lực

* Tổ chức quản lý

Hoạt động quản lý du lịch của huyên Đông Triều còn nhiều yếu kém, thiếu tính chuyên nghiệp chưa kiểm soát được hết các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện. Trong thời gian tới huyện cần thành lập phòng du lịch huyện, đóng vai trò là cơ quan điều hành, quản lý mọi hoạt động du lịch của huyện. Các cơ quan quản lý tại các điểm di tích cũng cần có những biện pháp tích cực hơn nữa trong công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực tại đây như việc thương mại hóa các hình thức dịch vụ, mê tin dị đoan, cờ bạc , trộm cắp…

* Đào tạo nguồn nhân lực

Công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch là vấn đề mang tính chiến lược của huyện Đông Triều.

Trước mắt huyện nên tập trung bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên làm trong các lĩnh vực quản lý, trong các khu du lịch…

Hiện nay, huyện vẫn chưa có hướng dân viên du lịch tại các điểm di tích, đây là một hạn chế rất đối với việc phát triển loại hình du lịch văn hóa của huyện. Bởi chính các hướng dẫn viên là thổi hồn cho di tích, làm cho di tích trở lên sống động hơn, lôi cuốn khách du lịch hơn. Do vậy, huyện cần nhanh chóng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt phục vụ tại các khu di tích lịch sử.

Đội ngũ lao động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn tương đối ít, đa phần không qua đào tạo nên nghiệp vụ còn thấp, do vậy rất khó khăn trong quá trình phục vụ khách nhất là khách quốc tế. Huyện Đông Triều nên đào tạo lại đội ngũ lao động trong lĩnh vực này đồng thời bổ xung thêm để đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch huyện trong giai đoạn mới.

Để có được một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, huyện cũng cần chú ý đến hoạt động của công tác đào tạo sao cho có hiệu quả nhất, tốt ít kinh phí nhất như: đào tạo lại cán bộ công nhân viên ngành du lịch dưới hình thức tại chỗ, gửi đến các trường dạy nghề, các khóa học dưới dạng tại chức ngắn hạn, dài hạn hoặc thường xuyên tổ chức các hội thảo vè du lịch, các cuộc thi chuyên môn tay nghề trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ giữa cá nhân viên. Đồng thời cần đưa các chương trình đào tạo du lịch vào trường dạy nghề của huyện. Trong kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần nêu rõ những yêu cầu giáo dục đạo về chuyên môn nghiệp vụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ, trình độ ngoại ngữ, thái độ văn minh lịch sự, thân thiện cởi mở, nhiệt tình trong công việc, yêu nghề biết trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc, bảo vệ môi trường.

Trong những năm tới huyện nên có những cuộc điều tra đánh giá, phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong ngành du lịch. Dựa trên kết quả điều tra tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp, trình độ khác nhau cho phù hợp. Huyện cũng cần có chế độ khen thưởng thích hợp đối với những cá nhân xuất sắc, nhiệt tình, chăm chỉ để họ có động lực để phẩn đấu.

Thu hút những người có trình độ kinh nghiệp trong ngành du lịch về công tác tại Đông Triều cũng là một mục tiêu mà huyện Đông Triều nên hướng tới. Đối với loại hình du lịch khai thác các sản phẩm văn hóa, tôn giáo là loại hình mang tính nhạy cảm, thì thì cần phải có đội ngũ nhân viên có sự am hiểu sâu sắc về kiến thức chuyên ngành, say mê công việc, không ngại khó khăn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá ở huyện Đông Triều – Quảng Ninh phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)