Đình Xuân Quang

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá ở huyện Đông Triều – Quảng Ninh phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 51 - 53)

Chương II: HIỆN TRẠNG CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ Ở ĐÔNG TRIỀ U QUẢNG NINH 2.1 Khái quát chung về huyện Đông Triều

2.2.3.1. Đình Xuân Quang

Đình Xuân Quang được xây dựng trên một khu đất đẹp thuộc thôn Xuân Quang, xã Yên Thọ, huyện Đông Triều. Đình được xây dựng vào thời Lê ở làng Ngói cạnh sông Đá Bạc, dân quanh vùng thường gọi là đình Gốc Quéo. Năm Khải Định thứ 7(1922), đình được chuyển về thôn Xuân Quang nên gọi là đình Xuân Quang (Xuân Quang có nghĩa là sáng sủa, ấm áp như mùa xuân và cũng là ước mong của dân làng về một cuộc sống ấm no hạnh phúc).

Đình Xuân Quang kiến trúc theo kiếu chữ nhị gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung, mái lợp ngói mũi hài, hai hồi bít đốc. Hệ thống vì kèo cột gỗ kiểu giá chiêng, các đầu dư, con rường, cột trốn, guốc, hoành, kẻ, bẩy đều được trạm trổ tuỷ mỷ sắc nét. Đình Xuân Quang trải qua bao năm tháng vẫn còn giữ đực nét cổ kính của một ngôi đình xưa.

Đình Xuân Quang thờ thành hoàng làng là 4 vị thiên thần: Cao Sơn đại vương ( thần núi), Cây Vũ đại vương (thần cây), Cống Ngái đại vương (thần nước), Linh Lang đại vương (thần đất). Xuất phát từ ý niệm của cư dân nông nghiệp về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, người ta phải “trông trời, trông đất, trông mây” để mong sao mưa thuận gió hoà, làm ăn gặp nhiều may mắn. Vì vậy các thiên thần chính là các vị “cứu tinh” vô hình để người dân gửi gắm niềm tin thiêng liêng của mình vào đó. Những vị thần này ngày đêm tác động không nhỏ đến cuộc sống con người, bởi thế việc thờ thần mưa, thần cây, thần nước, thần đất và cầu thần phù hộ là việc làm cần thiết của một làng quê nông nghiệp Việt Nam. Ngoài 4 vị thần trên, đình Xuân Quang còn thờ 2 vị có công đóng góp tiền bạc xây dựng làng, xây dựng đình là Hoàng Thường Nguyên và Hoàng Tuấn Giáp. Hai ông là người đức độ mẫu mực nên khi chết, dân làng đã tôn 2 ông lên làm thành hoàng của làng và thờ cúng các vị thiên thần. Hiện ở đình còn có bia đá khắc năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) ca ngợi công lao của 2 vị:

“Công đức rõ một thời. Để tốt đẹp về sau. Khắc tên vào bia đá. Truyền mãi mãi dài lâu”.

Trong đình còn lưu giữ các bức cốn, hình nét chạm khắc tinh tế, bố cục hài hoà các hình rồng, nghê, phượng vờn mây, tạo thành bức tranh sống động. Tất cả các chi tiết chạm khắc, hoa văn vân xoắn đao mác và hoa cúc mã khai mang dấu ấn nghệ thuật thời nguyễn.

Đình Xuân Quang là ngôi đình duy nhất ở Đông Triều còn giữ được nguyên vẹn. Đình ngoài giá trị nghệ thuật điêu khắc đồng thời còn mang đậm màu sắc tín ngưỡng của dân tộc: thờ những vị có công với làng làm thành hoàng. Đình Xuân Quang đã được uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định số 413 QĐ/UB ngày 27/2/1999 công nhận là di tích nghệ thuật cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá ở huyện Đông Triều – Quảng Ninh phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)