Nhóm giải pháp về văn hóa xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Kon Tum docx (Trang 100 - 111)

- Từng bước giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho lưc lượng lao động người DTTS:

Hiện nay, ở tỉnh Kon Tum kinh tế đang nặng về nông nghiệp, cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng độc canh, tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hóa nhỏ, công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp chưa phát triển. Nhóm ngành phi nông nghiệp phân bố và phát triển không đều, chỉ tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã, còn ở vùng sâu, vùng xa hầu như không phát triển, vì thế nông nghiệp nông thôn hiện vẫn đang thu hút phần lớn nguồn nhân lực. Do trình độ thấp cho nên việc sử dụng lao động là người DTTS hiện nay ở các thành phần kinh tế không đáng kể, chủ yếu tập trung ở một số doanh nghiệp nhà nước. Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội, hiện nay nguồn nhân lực các DTTS chủ yếu tập trung trong kinh tế hộ gia đình (kinh tế trang trại chủ yếu của người Kinh), ngoài ra,được phân bố ở một số doanh nghiệp nhà nước cần số lượng lớn lao động giản đơn, nặng nhọc như: Công ty 732 (trồng cây công nghiệp) có 229 lao động là người DTTS, Công ty cao su Kon Tum có 1.405 lao động là người DTTS và một số công ty khác, doanh nghiệp khác [phụ lục 2].

Số lượng lao động là người DTTS làm việc trong các công ty, doanh nghiệp không đáng kể (chỉ vài chục đến vài trăm người). Từ số liệu trên cho thấy hiện nay lao động DTTS gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm. Mặt khác, tỉnh chưa có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động là người DTTS. Vì vậy để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn nhằm chuyển bớt lao động

nông nghiệp sang ngành nghề khác, trước hết cần gấp rút xây dựng kế hoạch để đào tạo lực lượng lao động này, phấn đấu trong năm 2005 đào tạo hệ ngắn hạn là 675 người, dạy nghề cho nông dân là 1.750 người, tư vấn giới thiệu việc làm cho 300 lao động và tiếp tục đào tạo đa dạng các ngành nghề phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân [18,tr.315]. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông lâm sản. Đây là ngành thế mạnh của tỉnh có thể giải quyết cho lao động người DTTS với số lượng lớn. Khôi phục phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát v.v..; xây dựng và hoàn thiện các công trình thủy điện. Có như vậy mới có thể giải quyết được lực lượng lao động mà tỉnh đào tạo. Ngoài ra, có chính sách khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực này (không chỉ sử dụng lao động trong công việc đơn giản, nặng nhọc...) để khai thác và sử dụng hết lao động tại chỗ nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập ổn định đời sống cho đồng bào các DTTS trong tỉnh.

- Thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo vùng DTTS, đảm bảo an sinh xã hội:

Chương trình XĐGN là chính sách lớn của Đảng và Chính phủ, đã được đưa vào nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân các cấp và luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, đóng góp to lớn của các tổ chức, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân. Chương trình đã trở thành mục tiêu lớn được triển khai lồng ghép cùng với các chương trình, dự án kinh tế, văn hóa - xã hội, được đầu tư có trọng điểm, hợp lý, mạng lưới cán bộ làm công tác XĐGN được bố trí đến tận thôn làng theo từng lĩnh vực, ngành nghề chuyên môn. Các cơ quan tích cực tham gia tuyên truyền, vận động vì thế đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, trong công tác XĐGN còn bộc lộ nhiều hạn chế cần có những giải pháp khắc phục:

Nâng cao về nhận thức và năng lực cho đội ngũ làm công tác XĐGN, tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia, lựa chọn những người có năng lực, nhiệt tình gần dân, hiểu dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, có như vậy công tác XĐGN mới đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó cần tăng cường sự tham gia chủ động và tích cực của nhân dân vào toàn bộ các bước của chương trình, từ điều tra, thu thập thông tin... Làm cho người nghèo nhận thấy XĐGN, vươn lên làm giàu phải là sự nổ lực của chính họ, khắc phục tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nhà nước, làm cho họ từ thụ động chuyển sang chủ động giảm nghèo thông qua nhiều hình thức: triển khai các dự án thí điểm nhỏ, mở các lớp tập huấn đào tạo, vừa học vừa làm, tham quan mô hình từ các nơi khác có điều kiện tự nhiên tương tự... Mặt khác trong công tác XĐGN cần chú ý cải tạo các phong tục tập quán sản xuất đã lỗi thời, mang tính tự nhiên, tự cấp tự túc, giúp cho đồng bào DTTS chuyển sang làm quen với kỹ thuật và quy trình sản xuất mới, đặc biệt ưu tiên trước hết cho các loại vật nuôi và cây trồng mới phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ dân trí của đồng bào.

Tiếp tục xây dựng các mô hình XĐGN bền vững phù hợp với điều kiện từng tiểu vùng sinh thái, trình độ kinh tế - xã hội và phong tục tập quán canh tác của từng dân tộc. Kịp thời tổng kết, đánh giá và nhân rộng các mô hình tiên tiến, đạt hiệu quả lao động, sản xuất cao, tích cực hỗ trợ để hình thành các cơ sở sản xuất kinh doanh, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp ở các thôn, xã để giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động.

Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm thu hút, sử dụng tối đa lao động của tỉnh đã được đào tạo, nhất là số sinh viên đã tốt nghiệp của tỉnh. Đây là lực lượng lao động có trình độ, có khả năng tham gia có hiệu quả vào công tác XĐGN của tỉnh.

Trong xã hội truyền thống ở các DTTS Kon Tum, già làng là chủ làng, là người đứng đầu làng, đại diện dân làng trong việc điều hành, xét xử mọi công việc đối nội và đối ngoại theo luật tục dân tộc. Vì thế uy tín và vai trò của già làng đối với cộng đồng là rất lớn. Do tác động của các điều kiện mới, ngày nay, vai trò của già làng so với trước đây có phần suy giảm, nhưng vẫn còn có ảnh hưởng đáng kể. Trong điều kiện hiện nay, việc phát huy vai trò của già làng vào những việc gì, như thế nào là tùy vào yêu cầu của địa phương và tùy vào điều kiện, đặc điểm mỗi vùng, mỗi dân tộc. Trong đó cần chú ý sự kết hợp giữa chính quyền địa phương để phát huy uy tín của già làng như công tác vận động quần chúng, tuyên truyền bà con thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn trật tự thôn xóm, giữ gìn văn hóa dân tộc... Bằng uy tín và sự gương mẫu của mình, già làng có thể tổ chức, dẫn dắt dân làng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu có sự phối hợp tốt giữa chính quyền cơ sở với già làng thì hiệu quả quản lý xã hội vùng sẽ có những cải thiện hơn.

- Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của các DTTS:

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của nhân dân các dân tộc: duy trì và phát triển các lễ hội truyền thống tích cực ở các thôn làng như: lễ đâm trâu, văn hóa nhà Rông, văn hoá cồng chiêng...; phê phán và xóa bỏ các hủ tục mê tín, nếp sống lạc hậu. Tăng thời lượng và nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình bằng tiếng DTTS, thực hiện các đội văn hóa thông tin lưu động, nhằm tuyên truyền giáo dục cho đồng bào các DTTS thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như của tỉnh.

Tăng cường quản lý của nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phát triển văn hóa - văn nghệ, đẩy mạnh các phong trào thể dục thể thao, nhất là các hoạt động phong trào mang đậm tính

cộng đồng; lựa chọn đầu tư phát triển một số môn thể thao thành tích cao phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Chú trọng nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho đồng bào các DTTS, xây dựng đồng bộ và phát huy có hiệu quả các công trình văn hóa ở cơ sở. Quan tâm đầu tư các khu vui chơi giải trí... loại bỏ những tư tưởng phản văn hóa ra khỏi đời sống tinh thần của các DTTS.

Kết luận chương 3

Phát triển nguồn nhân lực các DTTS ở Kon Tum là vấn đề cấp bách trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Bởi đây là lực lượng lao động lớn của tỉnh (chiếm gần 50% lực lượng lao động toàn tỉnh). Tuy nhiên nguồn nhân lực này phát triển theo hướng nào, nhanh hay chậm và đến mức độ nào phần lớn tùy thuộc vào hệ thống chính sách và giải pháp mà tỉnh Kon Tum đề ra có nhằm khơi dậy tiềm năng, bồi dưỡng, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cho CNH, HĐH hay không.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng nguồn nhân lực các DTTS và phân tích quá trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum trong những năm qua, xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính cấp bách nhằm thúc đẩy nguồn nhân lực các DTTS phát triển mạnh hơn. Quá trình phát triển nguồn nhân lực các DTTS phải là kết quả của việc thực hiện đồng bộ những giải pháp trên, đó là phát triển giáo dục - đào tạo, phát triển cơ cấu hạ tầng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là có chế độ đãi ngộ khuyến khích trong đào tạo, sử dụng người DTTS cũng như người Kinh. Bởi đây là những vấn đề bức xúc nếu được quan tâm đầu tư và giải quyết tốt sẽ mở ra cho Kon Tum triển vọng phát triển nhanh trong tương lai.

Kết luận

Qua 3 chương, luận văn đã phân tích và giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

Phân tích có hệ thống cơ sở lý luận về đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực các DTTS trong quá trình CNH, HĐH, từ đó, làm rõ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực này đối với sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước nói chung và của tỉnh Kon Tum nói riêng.

Luận văn đã phân tích, làm rõ những đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, văn hoá, con người Kon Tum. Tất cả những yếu tố đó đều ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ phát triển nguồn nhân lực các DTTS của tỉnh trong nhiều năm qua. Từ đó luận văn đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực này phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh trong những năm tới.

Phân tích thực trạng về số lượng, cơ cấu, chất lượng và việc phát triển nguồn nhân lực các DTTS trong những năm qua, có thể khẳng định rằng: Nguồn nhân lực các DTTS ở KonTum hiện tại còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu ngành nghề; việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực này chưa được quan tâm đúng mức. Từ thực trạng đó, luận văn chỉ ra nguyên nhân ảnh hưởng của nó và dự báo xu hướng vận động của nguồn nhân lực các DTTS ở Kon Tum trong thời gian tới.

Từ thực trạng trên, luận văn xây dựng một hệ thống các giải pháp để tỉnh Kon Tum có thể nghiên cứu, tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực các DTTS nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động này góp phần thúc đẩy CNH, HĐH của tỉnh ngày càng nhanh hơn.

Một số kiến nghị với tỉnh Kon Tum:

Một là, cần có sự kết hợp giữa Sở Lao động - Thương binh - Xã hội và Sở Nội

vụ tổ chức điều tra, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực các DTTS. Trên cơ sở đó, tham mưu cho tỉnh lập kế hoạch sử dụng, đào tạo và đào tạo lại nhằm khai thác triệt để tiềm năng lao động một cách có hiệu quả.

Hai là, xây dựng hệ thống chính sách nhằm hỗ trợ cho việc đào tạo, sử dụng

nguồn nhân lực các DTTS, trong đó có chế độ đãi ngộ nhằm thu hút đối với lực lượng lao động có trình độ tay nghề bậc cao, người lao động từ nơi khác đến, lao động có học hàm, học vị.

Danh mục Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Chí Bảo (1993), ảnh hưởng của văn hoá đối với việc phát huy nguồn lực con người”, Tạp chí Triết học, (1), tr. 13-17.

2. Nguyễn Thanh Cao (2004), “Chính sách dân tộc đã thực sự đi vào cuộc sống đông bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum”, Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá, (6), tr.23-25, 42.

3. Trịnh Quang Cảnh (Chủ biên) (2005), Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

4. Cục Thống kê tỉnh Kon Tum (2005), Niên giám thống kê 2005, Kon Tum.

5. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

6. Bùi Minh Đạo (Chủ biên), Bùi Thị Bích Lan (2005), Thực trạng đói nghèo và một

số giải pháp xoá đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Thế Huệ (2004), “Vấn đề dân số và nguồn nhân lực vùng đân tộc thiểu số nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (9), tr.71-74.

16. Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum (2005), Kỷ yếu kỳ họp thứ 5 Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khoá IX.

17.Nguyễn Huy Kiệm (2002), “Thực trạng và một số giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc ít người ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay”,

18. Kon Tum trên đường phát triển (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. C.Mác-Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. C.Mác-Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đỗ Mười (1997), Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Lê Văn Quyền (2005), “Dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số tại Kon Tum”, Tạp chí Lao động-Xã hội, tr.16-21.

23. Sở Lao động - Thương binh và xã hội (2005), Báo cáo tình hình đào tạo, sử dụng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Kon Tum docx (Trang 100 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)