Đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh kon tum và những nhân tố cơ bản tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Kon Tum docx (Trang 37 - 42)

nhân tố cơ bản tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở kon tum

2.1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của Kon Tum

Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới nằm ở phía Bắc Tây Nguyên trong tọa độ địa lý từ 107020'15'' đến 108032'30'' kinh độ Đông và từ 13055'10'' đến 15027'15'' vĩ độ Bắc, có diện tích tự nhiên 9.676,5km2, chiếm 3,1% diện tích toàn quốc, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142km), phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (203km), phía Đông giáp Quảng Ngãi (74km), phía Tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có đường biên giới chung dài 280,7km). Tổ chức hành chính gồm 01 thị xã và 8 huyện (thị xã Kon Tum; huyện ĐăkGlei, Ngọc Hồi, Đăcktô, Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy, Konplong, Tumơrông).

Về địa hình: Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây Trường Sơn, địa

hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Nhìn chung địa hình ở đây da dạng; đồi núi, cao nguyên, vùng thung lũng xen kẽ nhau. Đồi núi chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, có nhiều đỉnh núi cao hơn 2.000m như: đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m, đỉnh Ngọc Kinh cao 2.066m.

Về khí hậu: Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, có 2

mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, thời tiết nắng nóng, hanh khô, ít có mưa, kết hợp với gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.722mm, nhiệt độ trung bình 22 - 230C, nhiệt độ thay đổi theo địa hình, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm xuống 0,60C; biên độ nhiệt trong ngày dao động rất lớn, nhất là mùa

khô từ 8 - 100C, điều này ảnh hưởng đến tuổi thọ của các công trình xây dựng. Độ ẩm hàng năm từ 78% đến 81%.

Về thổ nhưỡng: Kon Tum bao gồm nhiều loại đất, đất feralit có độ phì tự

nhiên cao thích hợp trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, lương thực, thực phẩm và một số cây công nghiệp ngắn ngày (sắn, dứa...).

Khoáng sản: Kon Tum rất đa dạng về cấu trúc địa chất và khoáng sản. Trên

địa bàn có 21 phân vị địa tầng và 19 phức hệ mắc ma đã được các nhà địa chất nghiên cứu xác lập, hàng loạt các loại khoáng sản như: sắt, crôm, vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý, kim loại phóng xạ, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng v.v..

Tài nguyên nước: Chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía Bắc và phía Đông

Bắc của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, bao gồm: sông Sê San: do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăkbla hợp thành. Nhánh Pô Kô dài 121km, bắt nguồn từ phía Nam của núi Ngọc Linh, chảy theo hướng Bắc Nam, nhánh này được cung cấp từ suối Đăksong dài 73km, bắt nguồn từ phía Nam núi Ngọc Linh từ các xã NgọcLây, MăngRi, huyện Đăktô, nhánh Đăkbla dài 144km bắt nguồn từ dãi núi Ngọc Linh. Nhìn chung, nguồn nước, chất lượng nước thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, khai thác, sử dụng nước giải khát và chữa bệnh.

Rừng và tài nguyên rừng: đến năm 2005, diện tích đất lâm nghiệp của Kon

Tum là 662.872,67ha, chiếm 68,5% diện tích tự nhiên.

Kinh tế - xã hội: Tổng sản phẩm (GDP) bình quân hàng năm tăng 11%, giai đoạn 2000 - 2005 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,69% lên 19,04%; thương mại dịch vụ tăng từ 38,05% lên 38,58%; nông lâm thủy sản từ 45,89% giảm

xuống 42,38%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh liên tục tăng qua các năm; chi ngân sách đã ưu tiên cho đầu tư phát triển bình quân hàng năm tăng 38,2%.

Nông nghiệp: tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và có những

chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,15%/năm. Tỉnh đã quan tâm phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của từng vùng và có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, đồng thời đã đưa vào thử nghiệm một số loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công được tăng cường và thực hiện có kết quả. Chương trình kiên cố hóa kênh mương và khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác được đẩy mạnh, diện tích lúa nước hai vụ tăng 1,57 lần so với năm 2000.

Công nghiệp - xây dựng: tăng trưởng cao, bình quân hàng năm đạt 16,76%,

nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được xây dựng mới, mở rộng về quy mô; có một số doanh nghiệp nước ngoài liên doanh đầu tư sản xuất, kinh tế tư nhân đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần tăng nguồn thu ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động. Ngoài các công trình thủy điện, thủy lợi, giao thông do Trung ương đầu tư, một số công trình thủy điện nhỏ, đường biên giới, đường đến trung tâm xã được tỉnh đầu tư xây dựng, nâng cấp; mạng lưới điện đến 100% số xã với trên 90% số hộ được sử dụng điện. Việc mở rộng đô thị và phát triển kinh tế đô thị được quan tâm đầu tư, xây dựng, đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đang tiến hành đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu của các khu, cụm công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai, Đăkbla; và một số hạng mục khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã đưa vào sử dụng bước đầu phát huy hiệu quả. Nhiều thị trấn huyện lỵ được quy hoạch, xây dựng mới góp phần làm thay đổi đáng kể diện mạo chung của tỉnh.

Thương mại dịch vụ: có bước phát triển, tăng đều qua các năm và từng bước

rộng, kim ngạch xuất khẩu vượt 14% so với mục tiêu đề ra. Hoạt động bưu chính, viễn thông có bước chuyển biến mạnh trong việc hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần nâng số dân được sử dụng điện thoại lên bình quân 5,34 máy/100 dân. Lượng khách du lịch nội địa đến tỉnh hàng năm tăng 24,5%.

Công tác xóa đói giảm nghèo: được triển khai tích cực có kết quả, nâng cao

thành quả công tác định canh, định cư, giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sạch sinh hoạt, vốn sản xuất cho hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS được quan tâm chỉ đạo, góp phần xóa hết hộ đói kinh niên, giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo từ 31,85% xuống 9,23%, thu nhập bình quân đầu người đạt 289USD, 266 kg lương thực.

Vấn đề lao động, việc làm: có bước chuyển đáng kể, hàng năm giải quyết việc

làm cho trên 3.000 lao động. Công tác đào tạo nghề được quan tâm hơn; mạng lưới các trung tâm đào tạo nghề được mở rộng đến một số huyện với nhiều hình thức đào tạo nghề đa dạng; tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng đạt 21% trong đó đào tạo nghề chiếm 12,28% [18, tr.311] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo dục - đào tạo: tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả. Quy mô các

ngành học, bậc học được mở rộng; tỷ lệ học sinh huy động đến lớp đạt tỉ lệ cao; khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa; chất lượng dạy và học được nâng lên, duy trì tốt kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học; đồng thời tăng cường công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở (đã có 43% số xã được công nhận). Công tác xã hội hóa giáo dục, công tác khuyến học bước đầu thực hiện có kết quả tốt. Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư theo hướng đồng bộ, kiên cố, đã chú ý ưu tiên hơn cho những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Hoạt động khoa học - công nghệ: đã tập trung nghiên cứu chuyển giao ứng

dụng các thành tựu khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, xúc tiến nghiên cứu các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; bước đầu tiến

hành điều tra khảo sát, nghiên cứu một số loại khoáng sản phục vụ cho công nghiệp hóa của tỉnh.

Công tác y tế: chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân có bước tiến bộ, mạng

lưới y tế cơ sở tiếp tục được tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ y, bác sĩ (81/95 trạm y tế xã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, 48/95 trạm có bác sĩ) đẩy mạnh việc khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và đồng bào DTTS. Một số loại dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 2,1%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 27,6%.

Về văn hoá - thể dục thể thao: Nhiều công trình văn hóa, phúc lợi xã hội được

đầu tư xây dựng - các di tích lịch sử, văn hóa được bảo vệ và từng bước được tôn tạo, văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc của các DTTS (văn hóa cồng chiêng, sử thi...) được khôi phục và phát triển. Công tác phát thanh - truyền hình, nhất là chương trình bằng tiếng DTTS (Bana, Xêđăng, Giẻ- Triêng) được duy trì và nâng dần về chất lượng. Phong trào thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe có nhiều tiến bộ. Đến nay 100% số hộ được phủ sóng phát thanh, 85% số hộ được phủ sóng truyền hình; 100% số xã được cấp phát Báo Nhân dân, Báo Kon Tum. Công tác vận động "Toàn dân đoàn kết

xây dựng đời sống văn hóa" tiếp tục được triển khai sâu rộng ở khu dân cư, cơ quan, đơn

vị. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa được quan tâm chỉ đạo, thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Nguồn nhân lực: Kon Tum là tỉnh có dân số trẻ. Đến năm 2005 dân số toàn

tỉnh là 382.162 người, có 22 dân tộc cùng sinh sống, trong đó DTTS chiếm hơn 50% dân số toàn tỉnh, đông nhất là người Xơđăng, Bana, đặc biệt có một số dân tộc có số lượng rất ít và trình độ rất kém phát triển nên phải được quan tâm đặc biệt như: Brâu, Rơmăm...[37]. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 184.000 người, lao động làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 175.000 người. Trong đó lao động nông - lâm - thủy sản chiếm 80% [18, tr.312-313]. Nhìn chung, nguồn lao động địa phương còn

hạn chế về số lượng và chất lượng; đặc biệt, lực lượng lao động là người DTTS tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn thấp. Vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH - HĐH, tỉnh Kon Tum đang bằng mọi cách tăng cường phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

2.1.2. Những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Kon Tum

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Kon Tum docx (Trang 37 - 42)