Thực trạng phân bố và sử dụng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Kon Tum docx (Trang 63 - 71)

- Phân bố nguồn nhân lực các DTTS theo ngành kinh tế:

Hiện nay phân bố nguồn nhân lực các DTTS của tỉnh được thực hiện trong mối quan hệ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, cơ cấu lao động theo ngành nghề ở Kon Tum cũng từng bước chuyển đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này diễn ra chậm chạp, phản ánh tốc độ CNH, HĐH ở Kon Tum diễn ra chậm. Theo số liệu thống kê năm 2005, số lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp có 69.545 người, chiếm 90,65%; số lao động trong công

nghiệp, dịch vụ khoảng 1000, người chiếm 7,6% [4]. Có những ngành số lao động rất ít, nhất là trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Có thể nói nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh còn hết sức nhỏ bé, điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phân bố nguồn nhân lực trong các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh:

Sự phân bố lao động theo thành phần kinh tế là rất quan trọng trong phân bố nguồn nhân lực, nó cho phép khai thác tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Năm 2005, số lao động trong khu vực nhà nước là 7.230 người, chiếm 9,42%; khu vực tập thể là 715 người, chiếm 0,93%; khu vực kinh tế tư nhân là 319 người, chiếm 0,4%; còn đại bộ phận người lao động đang làm việc trong kinh tế hộ gia đình. Lực lượng lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ rất thấp 0,42% [18, tr.314]. Qua số liệu trên cho thấy, các thành phần kinh tế của tỉnh hiện nay phát triển không đồng bộ, khu vực kinh tế tư nhân chưa phát triển, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài rất ít (hiện nay chỉ có 01 công ty chế biến nông sản của Thái Lan). Vì vậy, việc thu hút và sử dụng lao động người DTTS hiện nay còn nhiều bất cập, số lượng lao động người DTTS được thu hút vào các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân còn rất ít (cho đến nay chưa có số lượng điều tra chính thức). Nhìn chung nền kinh tế của tỉnh còn kém phát triển, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động DTTS còn quá thấp, tiềm năng kinh tế chưa được khai thác, lực lượng lao động phân bố chưa đồng bộ và sử dụng có hiệu quả.

- Phân bố nguồn nhân lực các DTTS theo vùng, lãnh thổ:

Nguồn nhân lực các DTTS hiện nay phân bố không đồng đều, luôn có sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Toàn tỉnh năm 2000: dân số thành thị chiếm 68%, dân số nông thôn chiếm 32%; năm 2005: dân số thành thị là 70%, dân số nông

thôn là 30%. Trong đó, nguồn lao động các DTTS ở khu vực thành thị chiếm 8% (6.137 người); ở nông thôn 92% (70.582 người) [4]. Từ số liệu trên cho thấy, lực lượng lao động các DTTS tập trung chủ yếu ở nông thôn. Những năm gần đây lực lượng lao động thành thị có xu hướng tăng nhưng chủ yếu do sự mở rộng hệ thống thị trấn, thị tứ, các vùng lân cận. Thực tế cho thấy, lao động nông thôn là nguời DTTS chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, nhất là những việc đòi hỏi sử dụng nhiều tri thức (những công việc này chủ yếu tập trung ở dân tộc Kinh).

- Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Kon Tum:

Qua phân tích, nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và nguồn nhân lực các DTTS ở Kon Tum chất lượng còn thấp (cả về thể chất và chuyên môn kỹ thuật). Tỷ lệ lao động qua đào tạo và được bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Trình độ học vấn thấp và không đồng đều. Phương thức lao động còn lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu là thuần nông. Những hạn chế đó xuất phát từ những nguyên nhân sau:

+ Điểm xuất phát của tỉnh thấp. Sau khi tái thành lập tỉnh (1991) nền kinh tế trong trạng thái thấp kém; các cơ sở công nghiệp nhỏ bé, manh mún; kết cấu kinh tế, xã hội khó khăn lạc hậu; những tư tưởng định hướng cho việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và nguồn nhân lực các DTTS để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chưa được cụ thể hóa và thực hiện một cách đầy đủ; chưa có một kế hoạch, quy hoạch tổng thể, đồng bộ nhằm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực này cho tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học - công nghệ.

+ Công tác giáo dục những năm gần đây được chú trọng và quan tâm. Tuy nhiên nhận thức về việc học của đồng bào DTTS chưa thật đầy đủ, cộng với những khó khăn về kinh tế, do đó việc phổ cập giáo dục cho đồng bào các DTTS cũng gặp nhiều khó khăn. Công tác đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức, cơ sở dạy

nghề còn thiếu giáo viên, trang thiết bị, đào tạo chưa gắn với nhu cầu sử dụng và nhu cầu về lao động của thị trường.

+ Cơ cấu nguồn nhân lực các DTTS còn nhiều bất cập, đó là tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, thừa lao động phổ thông giản đơn, nhưng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật có tay nghề. Đây là một thách thức lớn khi đất nước đã hướng vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và đang tiếp cận với kinh tế tri thức. Nghị quyết XIII của tỉnh chỉ rõ “Tranh thủ tối đa các cơ hội thuận lợi, phát huy các nguồn lực, lợi thế để phát triển kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH”[27,tr.46] Hiện nay tỷ lệ lao động phổ thông (chưa qua đào tạo) trong tổng số lao động còn quá cao, chiếm trên 90%, bởi vậy cơ cấu nguồn nhân lực như hiện nay khó đáp ứng được với yêu cầu phát triển của tỉnh.

Mặt khác, trong khi nhiều địa phương trong nước đang đứng trước tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” khá nghiêm trọng thì tỉnh Kon Tum lại đang ở tình trạng thiếu cả thầy lẫn thợ. Số liệu trên cho thấy lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học mới chỉ chiếm 0,43% tổng số lao động toàn tỉnh.

Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động theo ngành. Ngay sau ngày tái thành lập tỉnh, các nghị quyết Đại hội của tỉnh Đảng bộ đều quán triệt và thể hiện nhất quán sâu sắc chủ trương CNH, HĐH nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giá trị sản xuất công nghiệp dịch vụ chiếm ngày càng lớn trong GDP của tỉnh, thực hiện mục tiêu xây dựng Kon Tum ổn định và phát triển, song cho đến nay, nền kinh tế của tỉnh vẫn còn dấu ấn của nền kinh tế tự túc, tự cấp. Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng nông nghiệp năm 2004 chiếm 42,38%; công nghiệp xây dựng chiếm 19,04%; thương mại dịch vụ chiếm 38,58% [27,tr.12] và như thế lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nguồn lao động có trình độ thấp.

- Về sử dụng nguồn nhân lực các DTTS trong nông nghiệp nông thôn:

Hiện nay, nguồn nhân lực các DTTS tập trung chủ yếu ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, lực lượng này đã đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sản lượng lương thực của tỉnh. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn nhân lực này được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng đang nổi lên nhiều vấn đề đáng lưu ý. Đó là tỷ lệ thiếu việc làm ở các nhóm tuổi từ 15 - 24 tuổi, chiếm 49,61%; từ 25 - 34 tuổi, chiếm 38,2%; từ 55 - 59 tuổi, chiếm 12,2% [4]. Như vậy, số người thiếu việc làm tập trung chủ yếu ở nhóm lực lượng lao động trẻ từ 15 - 34 tuổi và chủ yếu ở ngành sản xuất nông nghiệp, do trong nông nghiệp có thời điểm nông nhàn. Hiện nay, thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn đạt khoảng 80%, khoảng 20% thời gian nông nhàn (2 tháng/năm), trong cơ cấu thời gian chủ yếu vẫn dành cho trồng trọt. Tuy tỉnh có diện tích đất bình quân đầu người cao nhưng nông nghiệp vốn có thời vụ với 6 tháng mùa khô, đất đai hầu như không được sử dụng, vì vậy thời gian nhàn rỗi tương đối lớn. Mặt khác do sự đa dạng hóa nông nghiệp còn ở mức thấp, cùng với sự phát triển kém của công nghiệp, thương mại dịch vụ và các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trong nông thôn nên dẫn đến việc hạn chế mở rộng việc làm ở khu vực này.

Dân số và lao động nông nghiệp chiếm phần lớn dân cư và xu hướng giảm chậm. Năng suất lao động chưa cao nên mức thu nhập của nông dân rất thấp. Khả năng tích lũy, nhất là tích lũy vốn rất ít đã hạn chế đến việc đầu tư cho sản xuất, tạo việc làm trong nông thôn. Từ sự phân tích trên rút ra một số vấn đề đặt ra hiện nay cho nguồn nhân lực các DTTS trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

Vấn đề giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới còn nhiều khó khăn do tỉ lệ người thất nghiệp ở đô thị và của các địa phương khác trong cả nước đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng. Trong khi đó các ngành như công nghiệp, dịch vụ chưa đủ sức thu hút hết lao động ở ngay khu vực thành thị. Do vậy, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn- mà chủ yếu là lao động người

DTTS của tỉnh trong giai đoạn tới sẽ gặp rắt nhiều khó khăn. Điều đó làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn cũng như nền kinh tế của tỉnh trong quá trình CNH, HĐH.

Lực lượng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm sẽ tập trung chủ yếu ở lao động chưa qua đào tạo. Khi xem xét nguồn lực cơ bản nhất cho sản xuất ở nông thôn qua mối tương quan lao động đất đai - vốn, chúng ta thấy đất đai khá dồi dào, nhưng thiếu vốn và kỹ thuật, như vậy vấn đề sử dụng lao động và tạo việc làm cho dân cư nông thôn đặt trong tình trạng thiếu vốn và thiếu lao động có kỹ thuật. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong việc giải quyết mối tương quan giữa nhu cầu áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm với thực trạng nguồn nhân lực còn ở trình độ thấp kém và thiếu vốn trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.

Cơ cấu kinh tế nông thôn còn chuyển biến chậm, chưa chấm dứt hẳn tình trạng độc canh, tự cấp, tự túc, manh mún và trình độ sản xuất hàng hóa nhỏ. Công nghiệp, dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp tuy đã được phục hồi và khởi sắc ở một số lĩnh vực nhưng còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và chưa được đầu tư thỏa đáng. Các thành phần kinh tế trong nông thôn đang được khuyến khích phát triển nhưng chưa thật sôi động. Kinh tế hộ gia đình tuy đã có bước phát triển nhưng chưa đủ sức vươn lên để phát triển sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, do vậy còn hạn chế trong việc di chuyển lao động nông nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiệp.

Nguồn nhân lực các DTTS ở nông thôn chất lượng còn thấp, tuy lực lượng dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, phương thức lao động còn thô sơ, hiểu biết kinh nghiệm về nghề nghiệp, kỹ thuật và năng lực hoạt động trong cơ chế thị trường còn hạn chế. Đây cũng là một trở ngại lớn cho quá trình phát triển ở khu vực nông thôn. Bởi vì CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh kinh tế thị trường

sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động nhưng đồng thời lại đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề nhất định, trong khi đó lực lượng lao động các DTTS lại rất thấp, không đáp ứng được, sự bất cập này ảnh hưởng đến quá trình tạo việc làm cho người DTTS.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh còn thấp kém cũng là rào cản cho việc giao lưu kinh tế, thực hiện bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, thay đổi cơ cấu sản xuất đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, nâng cao thu nhập và hiệu quả của các DTTS.

- Tình hình sử dụng nguồn nhân lực các DTTS trong công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ:

Tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh còn nhỏ bé. Sau ngày tái lập tỉnh đến nay, công nghiệp đã có bước chuyển đáng kể, tổng sản phẩm công nghiệp giai đoạn 2000 - 2005 tăng từ 15,69% lên 19,04%. Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được xây dựng mới, mở rộng về quy mô, kinh tế tư nhân đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài các công trình thủy điện, thủy lợi, giao thông, đến nay tỉnh đã đầu tư nâng cấp mạng lưới điện đến 100% xã với 90% số hộ được sử dụng điện. Hiện tại trong lĩnh vực này, lực lượng lao động người DTTS chiếm rất ít, rất nhiều người thiếu việc làm, có chăng chủ yếu là làm việc trong thời gian nhàn rỗi với những công việc nặng nhọc do phần lớn lực lượng này chưa được đào tạo, trình độ thấp chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất công nghiệp. Mặt khác các cơ sở đào tạo trong tỉnh còn lạc hậu, cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu thốn, đào tạo còn nặng về lý thuyết, ít thực hành, do vậy khi ra trường người lao động còn rất bỡ ngỡ với công việc, ít có cơ hội tìm được việc làm (các đơn vị chủ yếu tuyển lao động người Kinh bởi vì ít nhiều họ năng động hơn, trình độ cao hơn, làm việc năng suất cao hơn v.v..). Bên cạnh đó các cơ sở công nghiệp còn nhỏ bé, cơ sở vật chất lạc hậu..., điều đó làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, hiệu quả của sản xuất công nghiệp.

Nhìn chung, hiệu quả sản xuất công nghiệp không ổn định mang tính cầm chừng, cạnh tranh hàng hóa thấp, chưa chiếm lĩnh thị trường, thu nhập của người lao động thấp, không ổn định. Điều đó đang ảnh hưởng đến chất lượng sống và tái sản xuất sức lao động.

Thương mại dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá. Giai đoạn 2000 - 2005 tăng từ 38,05% lên 38,58%. Trong cơ cấu kinh tế đây là tỷ lệ khá cao và được mở rộng đến các xã vùng sâu, vùng xa. Điều đó chứng tỏ lao động trong lĩnh vực này đã được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Hiện nay, tổng số người hoạt động trong lĩnh vực này khoảng 26.902 người, chủ yếu tập trung ở các ngành vận chuyển hàng hóa và dịch vụ sinh hoạt (ăn uống, trang phục, văn hóa), dịch vụ phục vụ công nghiệp và nông nghiệp chưa thực sự phát triển, nhưng người lao động là người DTTS hoạt động trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ rất ít, khoảng 150 người, chủ yếu là buôn bán nhỏ do họ không có điều kiện về vốn, kinh nghiệm... để hoạt động trong lĩnh vực này [35]. Thậm chí những hoạt động này còn rất xa lạ đối với nhiều người DTTS, phần lớn chỉ là làm thuê khi công việc nông nghiệp nhàn rỗi. Có thể nói việc phân bố và sử dụng lao động người DTTS vào lĩnh vực này rất khó bởi trình độ rất thấp không đáp ứng được hoạt động năng động này.

- Tình hình sử dụng nguồn nhân lực các DTTS trong khu vực hành chính sự nghiệp:

Nguồn nhân lực trong khu vực này được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ công chức lãnh đạo và quản lý ở cấp huyện và cấp tỉnh có trình độ tương đối cao và đồng đều. ở cấp xã thì còn nhiều bất cập.

Qua số liệu thống kê đội ngũ cán bộ là người DTTS cho thấy: Trình độ cấp I: 379 người;

Trình độ cấp II: 1.573 người;

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Kon Tum docx (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)