Được thành lập từ năm 1997, Sao Mai đã không chỉ hoạt động mạnh mẽ về xây dựng công trình dân dụng trong địa bàn Tỉnh An Giang mà còn vươn ra cả thị trường ngoài Tỉnh, như Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu,....ngay trong năm đầu hoạt động này. Và cũng trong thời gian đó, Sao Mai có thêm mảng đầu tư về kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng mảng hoạt động này được tập trung rất ít. Vì lẽ đó có thể nói xây dựng công trình dân dụng là mảng hoạt động đầu tiên và cũng là mảng hoạt động đánh dấu sự xuất hiện và thành công của Sao Mai trên thị trường An Giang.
Đến năm 2000, Sao Mai mở thêm một hướng kinh doanh mới đó là trồng tràm ; năm 2002, đầu tư xây dựng Nhà máy thủy hải sản (dự kiến đầu năm 2007 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác) và đến năm 2003, hoạt động đầu tư vào các khu dân cư, khu đô thị chính thức được bắt đầu, cũng trong năm này Công ty mở rộng thêm kinh doanh nhà hàng – khách sạn. Tuy nhiên, đến thời gian hiện nay chỉ có lĩnh vực đầu tư vào các khu dân cư, khu đô thị và hoạt động của nhà máy thủy hải sản là những hứa hẹn được Sao mai đầu tư một cách mạnh mẽ nhất.
3.3. KÊT QUẢ HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN QUA:
Biểu đồ 3.1: Doanh thu và lợi nhuận của Công ty Sao Mai giai đoạn 2000 –2005. (Đvt: triệu đồng)
Biểu đồ 3.1 cho thấy Sao Mai đã phát triển tốt trong giai đoạn 2000 – 2005. Mặc dù trong đó, doanh thu và lợi nhuận thu được năm 2001 giảm nhiều so với năm 2000. Nguyên nhân của việc giảm đó là do trong năm 2001, Công ty đang thực hiện sự chuyển hướng trong kinh doanh: hạn chế nhận thầu các công trình nhỏ, tập trung vào các dự án lớn như xây dựng các khu dân cư, khu chợ,…Các dự án này kéo dài nhiều năm (2 năm, 3 năm, có khi trên 4 năm), chủ yếu là 3 năm. Do đó, năm 2001 Công ty chưa có được doanh thu từ các công trình này, sang các năm sau mới có thể thu được.
Vì vậy, nhìn chung trong giai đoạn 2000 – 2005, có thể nói Sao Mai đang trên đà phát triển, điều đó được thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận của Công ty: doanh thu của Công ty tăng lên đáng kể, từ 16.658 lên 44.011 triệu đồng (tăng 164%); lợi nhuận sau thuế tăng từ 155 lên 579 triệu đồng (tăng 273%), mặc dù lợi nhuận năm 2005 có giảm nhiều so với năm 2004, lý do như đã trình bày (vì năm 2004 là năm mà Công ty tập trung thu được doanh thu từ các dự án bắt đầu thực hiện ở năm 2001). Như vậy, Công ty hoàn toàn có cơ sở vững chắc để xây dựng các chiến lược nhằm duy trì và phát huy hơn nữa những kết quả mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY SAO MAI
4.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ:
4.1.1. Quản trị:
4.1.1.1. Hoạch định:
Công tác dự báo của Sao Mai chủ yếu dựa vào trực giác của ban lãnh đạo, không sử dụng dữ liệu minh họa cũng như các phương pháp dự báo khoa học. Ở đây, ban lãnh đạo Công ty chủ yếu căn cứ vào các chính sách, chiến lược phát triển của Tỉnh về lĩnh vực xây dựng để dự báo các chỉ tiêu cần đạt được của Công ty. Do được dự báo dựa vào trực giác tuy không đạt được 100% theo kế hoạch nhưng kết quả thực hiện luôn luôn xấp xỉ so với kế hoạch đã đề ra.
Bảng 4.1: So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch năm 2005
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh thu 40.000 44.011 4.011 1,1 Lợi nhuận trước thuế 600 803 203 1,34
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005 của Sao Mai).
Bảng 4.1 cho thấy các chỉ tiêu được dự báo tuy có sự chênh lệch giữa thực tế thực hiện với kế hoạch đề ra, nhưng những chênh lệch đó không đáng kể. Từ đó khẳng định cho kinh nghiệm của Ban lãnh đạo công ty và chất lượng dự báo mà ban lãnh đạo đã đề ra theo kinh nghiệm và trực giác của mình là hoàn toàn đủ tin cậy để làm căn cứ xây dựng kế hoạch cho công ty.
Đề ra chiến lược: công tác hoạch định chiến lược do ban lãnh đạo Công ty đảm nhiệm, trong đó Tổng giám đốc vẫn là người chịu trách nhiệm và giữ vai trò quan trọng nhất.
Tóm lại, mặc dù thông tin hỗ trợ cho công tác hoạch định chưa đầy đủ, phương pháp hoạch định chỉ dựa vào trực giác nhưng do có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động cũng như áp dụng đúng đắn quy trình xây dựng chiến lược của ban lãnh đạo nên có thể nói công tác hoạch định của công ty được thực hiện tương đối tốt.
4.1.1.2. Tổ chức:
Thiết kế tổ chức: cơ cấu tổ chức của công ty vẫn được duy trì theo cơ cấu được áp dụng trong những năm qua. Đó là một cơ cấu quản lý được tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới, các bộ phận chức năng tham mưu giúp thủ trưởng tìm ra biện pháp tốt nhất trong mọi hoạt động của công ty, trong đó quyền quyết định vẫn thuộc thẩm quyền của ban giám đốc, được thực hiện từ trên xuống (cơ cấu tổ chức của Công ty được trình bày ở sơ đồ 4.1 trang 17).
Như sơ đồ cho thấy, tuy cơ cấu đã được áp dụng từ nhiều năm qua song nó vẫn tỏ ra chặt chẽ. Trong đó, Ban giám đốc Công ty chịu trách nhiệm quản lý chung đối với tất cả các xí nghiệp trực thuộc cũng như các phòng ban trong Công ty.
Đối với các phòng ban trong Công ty: sự quản lý của Ban giám đốc là thường xuyên và trực tiếp về mọi hoạt động mà các Phòng ban đảm nhiệm theo chức năng của mình.
Đối với các xí nghiệp trực thuộc: Ban giám đốc vẫn quản lý một cách thường xuyên: các xí nghiệp này có chức năng làm đại diện cho Công ty tại địa phương mà xí nghiệp hoạt động, chức năng đại diện đó được thể hiện qua việc dự thầu của xí nghiệp đối với các công trình tại địa phương, sau khi đã hoàn tất các hồ sơ cần thiết, xí nghiệp phải gửi hồ sơ về Công ty để Ban giám đốc xem xét và quyết định.
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty xây dựng Sao Mai.
Phân tích, thiết kế và chuyên môn hóa công việc: Trong những năm qua, công ty đã xây dựng bản mô tả công việc cho tất cả các vị trí, mức độ chuyên môn hóa ở mức tương đối vì hiện nay tình trạng một người phải kiêm nhiệm nhiều việc vẫn diễn ra, chủ yếu vẫn là vai trò của Tổng giám đốc, ông phải kiêm nhiệm đồng thời rất nhiều việc; lý do của tình trạng này là do công ty mắc phải một hạn chế lớn đó là thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn để phục vụ.
Phối hợp và sắp xếp công việc: việc phối hợp và sắp xếp công việc giữa Ban lãnh đạo Công ty với các nhân viên cũng như giữa các nhân viên trong Công ty với nhau được thực hiện rất tốt và hiệu quả.
4.1.1.3. Lãnh đạo:
Lãnh đạo: Chức năng lãnh đạo được thực hiện rất tốt ở mức toàn Công ty, từ Hội Đồng Quản Trị cho đến Ban giám đốc Công ty, luôn có sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành các phòng ban và các đơn vị kinh tế trực thuộc. Năng lực của đội ngũ lãnh đạo: Sao Mai có một vị Tổng giám đốc rất giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn bên cạnh những thành viên khác trong Ban lãnh đạo cũng nhiều kinh nghiệm, năng lực cao và nhiệt tình đã góp phần quan trọng trong những kết quả mà công ty đã đạt được cũng như những kết quả hứa hẹn trong tương lai sắp tới.
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
CÁC PHÒNG BAN TRONG
CÔNG TY CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ TRỰC THUỘC
Phòng Marketing Phòng Kỹ thuật Phòng Kinh tế - Kế hoạch Phòng Tổ chức hành chánh Phòng Kế toán – Tài vụ Chi nhánh Đầu tư xây dựng Cần Thơ XN Đầu tư xây dựng Phương Nam XN Đầu tư xây dựng Miền Đông Chi nhánh đầu tư xây dựng TP. HCM XN Đầu tư xây dựng Cà Mau XN Đầu tư xây dựng Tây Nguyên XN xây dựng Tháp Mười
Thay đổi tổ chức và thay đổi cách hoạt động: Ban lãnh đạo công ty đang rất hài lòng với cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động như hiện nay, một cơ cấu và cách thức đúng đắn và phù hợp với chiến lược phát triển của công ty nên trong tương lai Ban lãnh đạo công ty không có ý định thay đổi những yếu tố này.
Tinh thần của nhân viên: Nhìn chung đa số nhân viên trong công ty đều rất hài lòng về công việc cũng như về các chính sách nhân sự mà công ty đang thực hiện (về tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi,….), do đó đã thúc đẩy tinh thần làm việc của họ ngày càng cao cũng như bầu nhiệt huyết và lòng trung thành của họ đối với công ty. Bên cạnh đó vẫn còn một số ít các nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm, vẫn còn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, tuy nhiên, đối tượng này chỉ chiếm một phần rất ít trong số các nhân viên của công ty.
Tinh thần quản lý: với năng lực và sự nhiệt tình làm việc, hầu hết các cán bộ quản lý đều quan tâm đến công việc kinh doanh chung của công ty, vì sự phát triển chung của công ty chứ không vì một lợi ích cá nhân nào khác.
4.1.1.4. Kiểm tra:
Chức năng kiểm tra được thực hiện khá tốt, chủ yếu do Ban lãnh đạo công ty đảm nhiệm. Thông thường, Ban lãnh đạo công ty sẽ kiểm tra các đội thi công công trình một cách đột xuất để xem xét tiến độ thực hiện của các đội. Tuy nhiên, chức năng này sẽ được thực hiện tốt hơn nếu công ty có hẳn một đội ngũ chuyên thực hiện việc kiểm tra thay cho Ban lãnh đạo. Vì hiện nay công việc của Ban lãnh đạo là rất nhiều, một hạn chế lớn về thời gian; cộng thêm sự giới hạn về không gian, do có quá nhiều công trình ở rất nhiều địa điểm khác nhau.
Bên cạnh đó, chức năng kiểm tra cũng được thực hiện khá tốt về mảng chi phí và chất lượng. Ngoài ra, tình hình tài chính của công ty cũng được theo dõi rất chặt chẽ. Tóm lại, với chức năng quản trị, điểm mạnh của Sao Mai là ở chỗ có được ban lãnh đạo nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn với việc đề ra và áp dụng các chính sách nhân sự thích hợp khích lệ được tinh thần của nhân viên trong Công ty.
4.1.2. Nhân sự:
Với hơn 9 năm hoạt động, hiện nay tuy điểm yếu lớn nhất là thiếu hụt nguồn nhân lực nhưng với số người lao động hiện tại, có thể nói Sao Mai đã có được một đội ngũ lao động chuyên nghiệp với số lượng là 113 người (chưa bao gồm lao động làm việc theo thời vụ), trong đó nhân viên quản lý là 57 người. Năng lực chuyên môn của đội ngũ này được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.2: Năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của công ty Sao Mai.
ST T
CÁN BỘ CHUYÊN MÔN VÀ KỸ THUẬT THEO NGHỀ NGHIỆP
SỐ LƯỢNG (Đvt: người)
THEO THÂM NIÊN >= 5 Năm >= 10 Năm >= 15 Năm I. Đại học và trên đại học 57 20 24 13
1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Kỹ sư xây dựng Kiến trúc sư Cử nhân kinh tế Đại học Anh văn Kỹ sư cơ khí Kỹ sư cầu đường Kỹ sư xây dựng 36 4 6 2 4 4 1 10 2 3 2 2 1 13 2 3 2 2 2 13
II. Trung cấp – Nhân viên kỹ thuật 56 25 31
1. 2. 3.
Trung cấp xây dựng – thiết kế Trung cấp cơ khí Trung cấp các ngành khác 25 10 21 20 4 1 5 6 20 Tổng cộng 113 45 55 13
Với cơ cấu nhân sự như trên cho thấy Sao Mai hiện đang có một đội ngũ nhân viên với các trình độ phù hợp với chuyên môn cần thiết, bao gồm các trình độ trên Đại học, Đại học và trung cấp, một đội ngũ nhân viên không quá mới mẻ, không quá ít kinh nghiệm vì kinh nghiệm ít nhất của bản thân họ cũng từ 5 năm trở lên, trong đó số nhân viên có thâm niên từ 10 năm trở lên lại chiếm số đông.
Bên cạnh đó, Sao Mai còn có một đội ngũ công nhân lành nghề với số lượng gần 1000 công nhân và các nhân viên phục vụ, như: bảo vệ, tạp vụ, lái xe con,…
Đối với ngành xây dựng, nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng, bên cạnh tay nghề chuyên môn cao còn đòi hỏi ở họ lòng yêu nghề và một đạo đức kinh doanh trong suốt quá trình thiết kế và thi công các công trình. Chính vì vậy, có thể nói Công ty đạt được những kết quả như hiện nay cũng chính nhờ vào những con người làm việc hiệu quả, bởi vì dù cho công ty có một chiến lược đúng đắn cách mấy nhưng nếu không có những con người làm việc hiệu quả thì không thể mang lại những hiệu quả thiết thực cho công ty. Vì lẽ đó, Sao Mai rất xem trọng những vấn đề liên quan đến nhân sự của công ty, cụ thể như sau:
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Công ty luôn tạo điều kiện cho các nhân viên tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn được tổ chức trong tỉnh hoặc ở các tỉnh thành lân cận, như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp.
Bên cạnh đó, Công ty còn có chiến lược đào tạo đặc biệt, tạo điều kiện một cách ưu đãi cho nhân viên, mà hiện nay chưa có một công ty nào trên địa bàn tỉnh An Giang thực hiện; đó là, công ty sẵn sàng chi trả học phí toàn khóa học cho những nhân viên chưa qua đào tạo hệ Đại học tham gia học ở các trường Đại học chính quy mà vẫn được trả lương như quy định, với điều kiện đảm bảo rằng sau khi kết thúc khóa học nhân viên vẫn tiếp tục phục vụ tại Công ty. Đây đúng là một chiến lược đào tạo hết sức ưu đãi mà Sao Mai dành cho nhân viên của mình, chính vì vậy đã thu được sự nhiệt tình học hỏi và cống hiến của các thành viên trong Công ty.
Ngoài ra, trong năm nay, Công ty còn chuẩn bị cho 5 nhân viên tham gia khóa đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài về lĩnh vực chuyên môn của ngành xây dựng.
Chế độ lương, thưởng cho nhân viên:
Về lương: việc trả lương cho từng bộ phận, cá nhân người lao động theo quy chế phụ thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, giá trị cống hiến của từng bộ phận, từng cá nhân, không phân phối trung bình:
Đối với lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật giỏi, có kinh nghiệm và có những đóng góp quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty thì mức tiền lương được trả tương xứng với công việc và mức đóng góp của mỗi nhân viên.
Đối với lao động làm các công việc giản đơn thì mức lương được cân đối theo từng công việc cụ thể nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung là 350.000đ/tháng, theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, công ty còn khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên qua việc trả lương tháng 13.
Về phúc lợi: Công ty đã thực hiện nhiều chính sách phúc lợi: + Khen thưởng năm.
+ Khen thưởng cho những nhân viên mang về các công trình cho công ty. + Khi nhân viên mua nền nhà trong khu dân cư, khu đô thị của chính công ty thì được giảm giá từ 60 – 70%; hoặc có thể được trả chậm không lãi suất
+ ..v..v..
Với cơ cấu tổ chức và cách thức quản lý nhân sự như trên, qua 9 năm thực hiện đã cho thấy hiệu quả thiết thực thông qua thái độ của nhân viên trong Công ty: họ rất nhiệt