bên thứ ba, thì chất lượng khoản bảo lãnh đó đã trở thành không tốt, làm giảm chất lượng bảo lãnh của ngân hàng mặc dù nhờ vào số tiền ký quỹ 100% ngân hàng không bị thiệt hại về vật chất. Để hoàn thiện công tác thẩm định khoản bảo lãnh, trước hết CN cần tạo điều kiện cho các cán bộ tín dụng đi thực tế khảo sát phương án bảo lãnh, kiểm tra độ xác thực của thông tin trong các hồ sơ bảo lãnh do khách hàng lập. CN cần cập nhật thông tin ngân hàng, thông tin doanh nghiệp và thông tin về nền kinh tế cho các cán bộ tín dụng để kịp thời theo dõi, phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn của khoản bảo lãnh.
3.2.3. Xây dựng chương trình và hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh lãnh
Quản trị rủi ro là công tác rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi một nghiệp vụ tín dụng trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng ở Việt Nam còn chưa chú trọng nhiều đến công tác này mặc dù rủi ro là nhân tố tác động trực tiếp tới chất lượng bảo lãnh của ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh cần xây dựng chương trình quản trị rủi ro bảo lãnh, thành lập bộ phận quản lý rủi ro bảo lãnh khi hoạt động bảo lãnh đang ngày càng phát triển như hiện nay. Chương trình quản trị rủi ro bảo lãnh cần cung cấp được những nội dung sau:
- Xác định được ngưỡng chịu rủi ro hay là mức rủi ro tối đa có thể chấp nhận được trong nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận. Ngưỡng chịu rủi ro này được tính toán trên cơ sở sức mạnh tài chính của CN và chính sách bảo lãnh của CN.
- Đánh giá rủi ro của từng khoản bảo lãnh:
+ Xác định các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện bảo lãnh. Rủi ro sẽ phụ thuộc vào loại hình bảo lãnh và đối tượng khách hàng được bảo lãnh. CN cần phải nhận biết rủi ro đối với từng loại bảo lãnh và từng loại khách hàng, xây dựng ma trận rủi ro để xác định rủi ro đối với từng khoản bảo lãnh cụ thể. Ví dụ, đối với bảo lãnh vay vốn thường là trung và dài hạn nên rủi ro rất cao, từng đối tượng khách hàng cũng có mức rủi ro khác nhau. Sau đó, hệ thống này cần phải ước lượng được rủi ro của khoản bảo lãnh. CN có thể sử dụng phương pháp thống kê hoặc tính toán, phân tích dựa trên đường cong xác suất và phương pháp ngoại suy. Phương pháp tính toán sẽ
cho ra kết quả khá chính xác và có thể thực hiện được dễ dàng bằng phần mềm tính toán của máy vi tính.
+ Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để kiểm tra, kiểm soát rủi ro bảo lãnh sao cho luôn ở dưới ngưỡng chịu rủi ro.
+ Tìm kiếm các biện pháp để hạn chế rủi ro và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi khoản bảo lãnh và có phản ứng kịp thời khi nhận thấy có dấu hiệu rủi ro mới phát sinh. Khi ngân hàng phải thanh toán hộ khách hàng, ngân hàng sẽ ghi nợ bắt buộc cho khách hàng. Khoản nợ này sẽ được coi như các khoản nợ thông thường khác, CN và khách hàng sẽ thỏa thuận thời hạn trả nợ và chỉ khi đến hạn khách hàng không thanh toán CN mới chuyển loại nợ. Tuy nhiên, khi ngân hàng đã phải thanh toán hộ khách hàng có nghĩa là khách hàng đã gặp vấn đề, có dấu hiệu khó thanh toán, vì vậy khoản nợ này chắc chắn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các khoản nợ thông thường cùng loại khác. Cán bộ tín dụng cần phải theo dõi chặt chẽ khoản nợ này.
- Đánh giá rủi ro đối với từng đối tượng khách hàng dựa trên cơ sở phân tích ngành của khách hàng, tiềm lực tài chính của khách hàng. Hoạt động này hiện nay đã được CN thực hiện tương đối kỹ. CN cần phát huy và nâng cao khả năng phân tích, đánh giá khách hàng hơn nữa để đáp ứng được mức độ phát triển, thay đổi nhanh chóng của đời sồng kinh tế.