0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA DOCX (Trang 38 -40 )

2006)

2.1.2.3. Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa Đa

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của CN năm 2004-2006

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng doanh thu 248,541 286,825 223,772 Tổng chi phí 172,137 200,977 172,872 Lợi nhuận chưa trích

DPRR 76,404 85,848 50,9 Trích DPRR 20,976 49,232 110,1 Lợi nhuận sau khi trích

DPRR 55,428 36,616 -59,2

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2004 – 2006)

Qua 3 năm kết quả hoạt động kinh doanh của CN đang có dấu hiệu sụt giảm. Năm 2005, lợi nhuận sau khi trích DPRR của CN là 36,616 tỷ, bằng 66% lợi nhuận của năm 2004, năm 2006 lợi nhuận của CN là -59,2 tỷ. Năm 2006, kết quả hoạt động kinh doanh của CN bị lỗ do CN phải trích lập DPRR vượt quá thu nhập. Sự sụt giảm trong kết quả hoạt động của CN xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Do ảnh hưởng tiêu cực của một số vụ án liên quan đến ngành giao thông, sự đóng băng của thị trường bất động sản trong năm 2005, 2006 gây chậm chễ trong việc thanh quyết toán đã tác động trực tiếp đến việc cho vay và thu nợ của Chi nhánh NHCT Đống Đa, một ngân hàng có tỷ trọng dư nợ với ngành giao thông và xây dựng cơ bản là khá cao. Cụ thể là công trình giao thông trọng điểm quốc gia đường Hồ Chí Minh được CN đầu tư gần 1000 tỷ đồng (nguồn vốn từ ngân sách nhà nước) theo kế hoạch sẽ được quyết toán năm 2006, nhưng do chất lượng công trình không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phải sửa chữa và làm lại từ đầu, vì vậy không thể được thanh toán vào năm 2006. Vụ án PMU 18 xảy ra vào năm 2006 đã tác động mạnh tới toàn bộ các công trình xây dựng trọng điểm quốc gia, chính phủ đã có chỉ thị dừng cấp vốn với các công trình quốc gia có nguồn thanh toán là vốn ngân sách nhà nước để kiểm tra, thanh tra chất lượng trước khi quyết toán. Vì vậy, các doanh nghiệp thuộc khối giao thông chưa thể thanh toán cho CN khi đến hạn.

- Do sức ép cổ phần hóa NHCT trong những năm tới, NHCT Việt Nam muốn nhanh chóng lành mạnh hóa dư nợ của hệ thống nên đã thay đổi phương pháp hạch toán dự

thu trong đó các khoản nợ từ nhóm 2 không thu được lãi thì không được hạch toán vào thu nhập mà phải hạch toán ngoại bảng. CN đã dừng cấp vốn và cho xử lý rủi ro các doanh nghiệp thuộc khối giao thông nên kết quả đã bị lỗ vào năm 2006.

- Thị trường vốn bùng nổ cả về giá và quy mô huy động vốn kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền gửi dân cư.

Năm 2006, kết quả hoạt động của CN sụt giảm do một số nguyên nhân khách quan, nhưng năm 2007 này đang báo hiệu sự tăng trưởng trở lại trong hoạt động của CN. Hiện nay, CN đang thẩm định dự án mua tàu biển của công ty vận tải Biển Bắc, dự án có chất lượng khá tốt, đúng như kế hoạch vào tháng 6/2007 CN sẽ đầu tư 600 tỷ cho dự án của Biển Bắc. Dư nợ của CN trong năm 2007 dự đoán có thể lên tới 2800 tỷ, chất lượng tín dụng của CN hiện nay rất tốt và an toàn. Các hoạt động khác của CN cũng đang được triển khai rất hiệu quả, an toàn và chắc chắn sẽ đem lại thu nhập cao cho CN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA DOCX (Trang 38 -40 )

×