0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Khi doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động; bên mua bảo hiểm là cá nhân chết mà không phải là ngời đợc bảo hiểm hoặc là tổ chức chấm dứt hoạt

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (Trang 25 -28 )

nhân chết mà không phải là ngời đợc bảo hiểm hoặc là tổ chức chấm dứt hoạt động

Theo Khoản 3 Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005, hợp đồng dân sự chấm dứt trong trờng hợp "cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể

khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện". Không phải trong mọi trờng hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp

nhân hoặc các chủ thể khác giao kết hợp đồng chấm dứt thì hợp đồng đều đợc coi là chấm dứt. Theo quy định trên, chỉ những hợp đồng nào mà do tính chất của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó hoặc do các bên đã thoả thuận trớc là ngời có nghĩa vụ phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đó hoặc chỉ ngời có quyền mới đợc h- ởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng thì khi họ chết, hợp đồng mới chấm dứt. Bởi lúc đó, nghĩa vụ theo hợp đồng không thể đợc thực hiện.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đợc ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Theo đó, "doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất

nhiệm đã nhận bảo hiểm"(Khoản 1 Điều 27 Luật kinh doanh bảo hiểm năm

2000), tức là doanh nghiệp bảo hiểm phải trực tiếp thực hiện hợp đồng bảo hiểm đã ký kết với bên mua bảo hiểm. Nếu hợp đồng bảo hiểm thực hiện cha xong mà doanh nghiệp bảo hiểm giải thể hoặc phá sản, thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt (nếu doanh nghiệp bảo hiểm không chuyển giao bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác). Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả giá trị hoàn lại cho bên mua bảo hiểm nếu hợp đồng đã có giá trị hoàn lại, vì đây là trờng hợp hợp đồng chấm dứt mà sự kiện bảo hiểm cha xảy ra. Quyền lợi bảo hiểm của khách hàng sẽ đợc giải quyết theo thủ tục giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp bảo hiểm giải thể hoặc phá sản thì bên mua bảo hiểm sẽ trở thành chủ nợ của doanh nghiệp bảo hiểm, là chủ nợ không có bảo đảm trong trờng hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản.

Điều 82 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định doanh nghiệp bảo hiểm sẽ giải thể trong các trờng hợp sau:

- Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ;

- Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động mà không có quyết định gia hạn;

- Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một trong các trờng hợp: hồ sơ xin cấp phép thành lập và hoạt động có thông tin cố ý làm sai sự thật; sau 12 tháng kể từ ngày đợc cấp phép thành lập và hoạt động mà không bắt đầu hoạt động; giải thể theo quy định tại điều này;

- Các trờng hợp khác theo quy định của pháp luật.

Việc giải thể doanh nghiệp bảo hiểm phải đợc Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

Điều 83 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định: "trong trờng hợp

doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán thì việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm đợc thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp".

Trờng hợp sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà doanh nghiệp bảo hiểm vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán sẽ ra

quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự quy định tại Điều 37 Luật Phá sản năm 2004 nh sau:

- Phí phá sản;

- Các khoản nợ lơng, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ớc lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

- Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều đợc thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ đợc thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tơng ứng.

Nh vậy, trong trờng hợp doanh nghiệp bảo hiểm giải thể, quyền lợi của khách hàng sẽ đợc giải quyết đầy đủ; còn nếu doanh nghiệp bảo hiểm phá sản, quyền lợi bảo hiểm của bên mua bảo hiểm sẽ đợc giải quyết theo thứ tự thanh toán và không chắc bên mua bảo hiểm sẽ nhận đợc đầy đủ quyền lợi của mình.

Trờng hợp bên mua bảo hiểm là một cá nhân và không phải là ngời đợc bảo hiểm, khi bên mua bảo hiểm chết trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực, theo quy định của pháp luật về thừa kế, ngời thừa kế hợp pháp của bên mua bảo hiểm đợc thừa kế toàn bộ các quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm liên quan đến hợp đồng, với điều kiện ngời thừa kế hợp pháp của bên mua bảo hiểm hội đủ các điều kiện quy định cho bên mua bảo hiểm. Nếu các điều kiện trên không đợc đáp ứng, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ mất hiệu lực, ngời thừa kế hợp pháp của bên mua bảo hiểm sẽ đợc nhận giá trị hoàn lại tại thời điểm bên mua bảo hiểm chết.

Trong các thoả thuận thực tế của doanh nghiệp bảo hiểm, nếu ngời thừa kế hợp pháp của bên mua bảo hiểm không chấp nhận thừa kế quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, thờng thì các quy định về gia hạn nộp phí và tự động nộp phí sẽ đợc áp dụng (điều khoản tự động nộp phí chỉ đ- ợc áp dụng khi hợp đồng đã có giá trị hoàn lại). Khi tổng số tiền nộp phí bảo hiểm

lấy từ giá trị hoàn lại bằng giá trị hoàn lại của hợp đồng thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt.

Trờng hợp bên mua bảo hiểm là một tổ chức và tổ chức này giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt hiệu lực. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả lại giá trị hoàn lại của hợp đồng tại thời điểm đó (nếu có).

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (Trang 25 -28 )

×