Nới rộng tỷ lệ sở hữu đối với người đầu tư nước ngoài trong công ty

Một phần của tài liệu 252100 (Trang 78)

phần

Theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP, tổng số lượng các cổ phiếu đang lưu hành của một công ty niêm yết do các tổ chức và các cá nhân nước ngoài có thể nắm giữ tối đa là 30%. Tính đến hết tháng 12/2004, có 6 công ty niêm yết đạt mức tối đa 30% tỷ lệ cổ phiếu đang phát hành do các tổ chức nước ngoài nắm giữ, 6 công ty niêm yết khác có số cổ phiếu do người nước ngoài nắm trên 20%, 4 công

ty trong khoảng 10-20%, và 11 công ty có số cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ ở mức dưới 10% (xem chi tiết ở bảng 2.7).

Vì thế, để tạo điều kiện cho các quỹ đầu tư nuớc ngoài tham gia đầu tư mạnh mẽ hơn vào TTCK Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển và cũng nhằm giúp các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, Chính phủ cần xem xét cho phép tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của người đầu tư nước ngoài trong một công ty cổ phần của Việt Nam và tiến đến bãi bỏ giới hạn sở hữu đối với người đầu tư nước ngoài trong những lĩnh vực không quan trọng cho phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2.5 Phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK cho công chúng

Để TTCK Việt Nam nói chung và các quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng có thể được phát triển ở Việt Nam thì một trong những việc phải làm trước tiên là thu hút công chúng đầu tư quan tâm đến loại hình đầu tư chứng khoán và tham gia đầu tư vào quỹ. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là một việc làm dễ dàng vì đa số người dân Việt Nam có thói quen tiết kiệm tiền tại nhà dưới hình thức vàng hoặc ngoại tệ mạnh hoặc đơn giản là tiền mặt. Một số khác thì gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để kiếm lời. Vì vậy, cần phải mở rộng tuyên truyền những kiến thức cơ bản nhất về TTCK, quỹ đầu tư chứng khoán và những lợi ích cũng như rủi ro trong việc đầu tư chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài,… Như vậy, dân chúng mới có thể nhận thức được những lợi ích của việc đầu tư vào chứng khoán , đầu tư vào quỹ mang lại so với việc tiết kiệm tại nhà hay gửi tại ngân hàng, từ đó, hào hứng tham gia vào quỹ, tạo thuận lợi cho việc thành lập và đi vào hoạt động của các quỹ, tạo điều kiện cho sự phát triển của TTCK.

KẾT LUẬN

Việc thành lập thị trường chứng khoán tại Việt Nam là một đòi hỏi tất yếu khách quan của lịch sử, là một điều bắt buộc trước xu thế hội nhập vào cộng đồng thế giới và cũng là ý nguyện của toàn Đảng, toàn dân. Những lợi ích do thị trường chứng khoán đem lại là rất nhiều, tuy nhiên có lẽ điều chính yếu và trực tiếp nhất mà chúng ta muốn hướng đến là: thông qua việc mở cửa thị trường chứng khoán, chúng ta sẽ khai thông một kênh huy động vốn mới tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển, giải quyết vấn đề thiếu vốn thường xuyên của nền kinh tế.

Lịch sử phát triển TTCK ở các nước trên thế giới đã cho thấy vai trò hết sức quan trọng của các nhà đầu tư tổ chức trong việc ổn định và phát triển của TTCK. Ơû Việt Nam, do mức độ hiểu biết của công chúng đầu tư về chứng khoán và TTCK còn hạn chế nên việc phát triển các tổ chức tài chính đầu tư là hết sức cần thiết.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu về thực tế hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tổ chức trên TTCK Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư tổ chức tham gia vào thị trường, nhưng do những hạn chế về kiến thức và thời gian nên vẫn còn nhiều vấn đề mà luận văn chưa thể đề cập và trình bày hết được.

Do vậy, hy vọng trong thời gian tới, các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực chứng khoán, TTCK sẽ có những công trình nghiên cứu bao quát, chuyên sâu hơn về:

- Tác động của các nhà đầu tư tổ chức đối với sự phát triển của TTCK. - Đánh giá khả năng tham gia đầu tư thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán

của công chúng đầu tư ở Việt Nam.

- Phân tích các nhân tố đang cản trở các công ty trong nước không tiến hành niêm yết. Từ đó xác định những biện pháp và chính sách thực tế để khuyến khích thêm nhiều công ty niêm yết trên TTGDCK.

Nếu được thực hiện, những nghiên cứu trên sẽ rất có ích cho các nhà quản lý trong việc hoạch định những chính sách cho sự phát triển của TTCK, giúp các tổ chức đầu tư xác định chiến lược hoạt động của mình.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Bản cáo bạch phát hành chứng chỉ Quỹ đầu tư ra công chúng của Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam – VF1

2. Bùi Nguyên Hoàn – Đề tài cấp bộ: Các giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại Quỹ đầu tư tại Việt Nam – Hà Nội 2000

3. Đào Lê Minh (chủ biên) – Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và TTCK – NXB Chính trị Quốc gia – 2003

4. Hội thảo: Giải pháp thu hút đầu tư vào TTCK – UBCKNN (2003)

5. Lê Văn Tư, Phạm Văn Năng - Thị trường tài chính– NXB Thống kê – Hà Nội - 2003

6. Nguyễn Miên Tuấn – Luận văn Thạc sĩ : Mô hình hoạt động và giải pháp phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam –Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM 2004

7. Nguyễn Minh Kiều (2003) - Tài chính phi ngân hàng - Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

8. Nick J.Freeman – Chuyên đề phát triển kinh tế tư nhân số 16 –MPDF - 2004 9. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (các số báo năm 2003, 2004)

10. Tạp chí Đầu tư chứng khoán (các số báo năm 2003, 2004) 11. TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh - Báo cáo thường niên năm 2004

12. Uûy ban Chứng khoán Nhà nước – Trung tâm nghiên cưú và đào tạo chứng khoán – Tìm hiểu Quỹ đầu tư chứng khoán –NXB Thống kê – Hà Nội 2004 Tiếng Anh

1. Junko Maru - The role of instituitional investors in the development of Asia Stock Markets –Musashi University.

2. Stuart L.Gillan and Laura T.Starks - Instituitional investors, Corporate Ownership and Corporate Governance - United Nations University - 2002

Một phần của tài liệu 252100 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)