Quy mô của thị trường

Một phần của tài liệu 252100 (Trang 29 - 33)

Sau một quá trình chuẩn bị công phu trong suốt gần 7 năm, từ lúc chủ trương thành lập TTCK Việt Nam được Quốc hội khóa IX (1994) thông qua, ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu sự hình thành của TTCK có tổ chức đầu tiên ở Việt Nam. Sự kiện này được ghi nhận là một bước phát triển quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế và khẳng định xu thế hội nhập, toàn cầu hóa của nền kinh tế Việt Nam. Như vậy, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển cuối cùng đã mở cửa TTCK. Tính đến năm 2004, TTCK đã hoạt động tại 103 nước. hơn một nửa những thị trường này được xây dựng trước năm 1950 và 20 thị trường được thành lập sau năm 19907. Vì vậy, chúng ta có thể rút ra những bài học từ các chương trình cải cách do các nước tiến hành vào những năm 1980 và 1990.

7 Nguyễn Miên Tuấn (2004) – Luận văn: Mô hình hoạt động và giải pháp phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam – Trường Đại học Kinh tế

Khác với các nước trên thế giới, TTCK Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, UBCKNN được thành lập trước, hệ thống pháp luật được hoàn thiện rồi mới hình thành thị trường. TTGDCK là một bộ phận của UBCKNN, và cuối cùng những doanh nghiệp niêm yết ở TTGDCK là những công ty cổ phần mà Nhà nước sở hữu vốn với tỷ lệ tương đối lớn.

TTCK Việt Nam còn rất non trẻ. Số lượng công ty niêm yết chủ yếu là công ty nhỏ (26 công ty và 1 chứng chỉ quỹ), chỉ có 3 công ty (GMD, SAM và REE) chiếm hơn 50% tổng vốn theo thị giá của cả thị trường. Các công ty niêm yết còn rất nhỏ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, quy mô thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết vẫn tiếp tục tăng lên và đã đạt được sự tăng trưởng nhất định. Giá trị chứng khoán niêm yết trong năm 2004 gần 12.500 tỷ đồng, tăng 93,4% so với giá trị chứng khoán niêm yết năm 2003, trong đó: niêm yết cổ phiếu tăng thêm gần 216 tỷ, chứng chỉ quỹ đầu tư (VF1): 300 tỷ (xem bảng 2.1). Sau hơn 4 năm TTCK Việt Nam đi vào hoạt động, đây là lần đầu tiên một quỹ đầu tư đưa chứng chỉ quỹ vào niêm yết (08/11/04), góp phần đa dạng hóa “thực đơn” cho các nhà đầu tư. Khi niêm yết, chứng chỉ VF1 không được tính vào “rổ” VN – Index, nhưng vẫn chịu sự khống chế trong biên độ (+/-5%) như đang áp dụng với cổ phiếu.

Bảng 2.1: Thống kê tình hình niêm yết CK trên TTCK Việt Nam

Năm 2000 2001 2002 2003 2004

Số lượng cổ phiếu

NY 5 6 9 2 4

Số lượng trái phiếu

NY 4 14 23 62 104

Chứng chỉ quỹ 0 0 0 0 1

Tổng số lượng CK

NY 9 20 32 64 109

NY

(triệu đồng)

Giá trị trái phiếu NY (triệu đồng) 1.183.07 0 1.706.26 8 1.382.00 0 7.633.000 11.948.630 Giá trị chứng chỉ quỹ (triệu đồng) 300.000 Tổng giá trị CK NY (triệu đ) 1.504.248 1.885.207 1.881.516 7.753.377 12.464.483 (Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán)

Bên cạnh đó, trong năm hoạt động thứ tư, năm 2004, có tới 5 công ty niêm yết thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ với tổng giá trị niêm yết bổ sung là 45,5tỷ đồng. Một số công ty niêm yết tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung như: Công ty XNK Khánh Hội (10,450 tỷ đồng), Transimex (1 tỷ đồng), Tribeco (7,580 tỷ đồng), công ty Cơ điện lạnh (25,875 tỷ đồng), công ty Xây lắp Bưu điện Hà Nội (4 tỷ đồng) và công ty Giấy Hải Phòng (12,4 tỷ đồng)8. Điều này đã cho thấy TTCK đang thực sự trở thành một kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp tham gia niêm yết.

Tính đến ngày 31/12/2004 (sau 950 phiên giao dịch), tổng giá trị niêm yết trên TTCK là gần 25.489 tỷ đồng bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu. Số lượng CTNY trên thị trường đã tăng từ 2 công ty ban đầu lên 26 công ty với giá trị niêm yết là gần 1.336 tỷ đồng, chiếm 5,42% tổng giá trị niêm yết, 200 loại trái phiếu Chính phủ với giá trị niêm yết là 21.678 tỷ đồng, chiếm 85,05% tổng giá trị niêm yết, và 1 loại trái phiếu công ty và 6 trái phiếu địa phương với hơn 2.174 tỷ đồng, chiếm 8,53% tổng giá trị niêm yết của thị trường. Đặïc biệt trong năm nay, có thêm 1 loại chứng chỉ quỹ được đưa vào niêm yết với giá trị niêm yết là 300 tỷ đồng. Toàn cảnh TTCK Việt Nam tính đến 31/12/2004 được tổng ở bảng 2.2 dưới đây.

Bảng 2.2: Toàn cảnh TTCK Việt Nam tính đến 31/12/2004 Tính đến hết ngày 31/12/2004 Tổng thị trường Cổ phiếu Trái phiếu Chính phủ Trái phiếu công ty Trái phiếu điạ phương Chứng chỉ quỹ

Tổng số CK đang niêm yết 234 26 200 1 6 1

Tỷ trọng (%) 100,00 11,11 85,47 0,43 2,56 0,43%

Khối lượng CK đang NY

402.116.07 1 133.586.39 1 216.783.33 0 746.350 21.000.0 00 30.000.0 00 Tỷ trọng (%) 100,00 33,22 53,91 0,19 5,22 7,46 Giá trị CK NY (triệu đồng) 25.488.832 1.335.864 21.678.333 74.635 2.100.00 0 300.000 Tỷ trọng (%) 100,18 5,42 85,05 0,29 8,24 1,18 GDP 2004 (nghìn tỷ đồng) 713,1 Tỷ trọng giá trị niêm yết/GDP 3,57% 0,19% 3,04% 0,01% 0,29% 0,04%

(Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán)

Xét về yếu tố vốn hóa thì TTGDCK của Việt Nam nhỏ hơn TTCK Philippines khoảng 70 lần, trong khi TTCK này lại là TTCK nhỏ nhất trong 5 TTCK chính ở Đông Nam Á. Còn xét theo tổng vốn theo thị giá thì tổng vốn theo thị giá của TTCK Việt Nam bằng 250 triệu đô la Mỹ, tính ra chưa bằng 1%GNI (tổng thu nhập quốc dân). Trong khi đó, bình quân tổng vốn theo thị giá củaTTCK các nước phát triển bằng 132% GNI, với các nước đang phát triển thì bình quân bằng 27% GNI. Ví dụ, quy mô TTCK của một số nước so với GNI của nước đó như sau: Indonesia – 36%, Trung Quốc – 42%, Philippines – 66%, Thái Lan – 96% và Malaysia – 189% (nguồn: TBKTSG).

Mặc dù quy mô hiện tại của TTCK Việt Nam còn nhỏ nhưng việc mở TTCK ở Việt Nam đánh dấu một bước phát triển quan trọng của thị trường tài chính Việt Nam trong nỗ lực hội nhập kinh tế quốc te

Một phần của tài liệu 252100 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)