Thể chế thị trường

Một phần của tài liệu 252100 (Trang 62)

Xét từ góc độ thu hút vốn đầu tư thì những hạn chế về mặt thể chế thị trường là một trở ngại đáng kể, không chỉ trên phương diện đảm bảo an toàn cho chu trình lưu chuyển vốn đầu tư mà còn trên phương diện duy trì tính toàn vẹn của thị trường và niềm tin của công chúng đầu tư trong và ngoài nước. Đối với một thị trường mới hình thành và phát triển thì việc chưa có được một thể chế thị trường hoàn chỉnh là điều tất yếu. Sự vắng mặt của các tổ chức tự quản, tổ chức định mức tính nhiệm, trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, phạm vi hoạt động còn hạn hẹp và tính chuyên môn hóa chưa cao của các công ty Chứng khoán, sự hạn chế trong tư cách độc lập của cơ quan quản lý chứng khoán là những điểm yếu khiến cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài coi việc đầu tư vào TTCK mang tính mạo hiểm. Bên cạnh đó, sự thiếu hoàn thiện trong thể chế thị trường cũng khiến cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài gặp phải những khó khăn trong việc ra quyết định đầu tư và phải đối mặt với rủi ro.

Đến cuối tháng 12/2004, TTCK Việt Nam mới chỉ có 26 công ty niêm yết với tổng giá trị thị trường cổ phiếu có 3.913 tỷ đồng. Tuy nhiên tổng giá trị giao dịch cổ phiếu chỉ đạt 1.970 tỷ đồng (xem bảng 2.11) làm cho hệ số quay vòng vốn trên TTCK Việt Nam chỉ đạt 0,5 vòng, thể hiện tính thanh khoản thị trường rất thấp. Cho đến nay, chưa một công ty nào sử dụng TTCK là nơi huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Bảng 2.11: Thống kê tình hình giao dịch CK trên TTCK Việt Nam

Năm 2000 2001 2002 2003 2004

Số phiên giao dịch 66 151 236 247 250

Giá trị giao dịch cổ phiếu (triệu đ)

90.215 964.020 959.330 502.022 1.970.970 Giá trị giao dịch trái phiếu

(triệu đ)

2.053 70.701 121.562 2.496.299 17.883.280

Giá trị giao dịch VF1 (triệu đ) 0 0 0 0 32.900

Tổng giá trị giao dịch (triệu đ) 92.268 1.034.721 1.080.892 2.998.321 19.887.150 (Nguồn: TTGDCK Tp.HCM)

Tính đến nay, mặc dù số lượng DNNN thực hiện cổ phần hóa tăng nhanh. Song, tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp còn thấp. Đó là do việc cổ phần hóa còn “khép kín”, do duy trì hình thức Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối ở đại đa số DNNN được cổ phần hóa.

Số lượng người đầu tư tham gia thị trường còn quá ít. Tính đến cuối năm 2004, có 20.300 tài khoản giao dịch được mở tại các công ty chứng khoán (bảng 2.3). Tuy nhiên, số lượng tài khoản thực sự có giao dịch ít hơn rất nhiều. Điều này cho thấy TTCK Việt Nam chưa thu hút được sự quan tâm của công chúng đầu tư.

2.4.2.5 Những tiêu chuẩn về kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính

Hiện nay, vẫn chưa có một hệ thống chuẩn mực đầy đủ về kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính và yêu cầu công bố thông tin của các doanh nghiệp. Tính chính xác và độ tin cậy trong các báo cáo tài chính của các công ty Việt Nam

chưa cao, thậm chí các báo cáo tài chính đã được kiểm toán cũng chưa thật sự đáng tin cậy (trường hợp của Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long). Điều này tạo sự không an tâm cho các nhà đầu tư khi đầu tư trên TTCK. Ngoài ra, các quy định về công bố thông tin mới chỉ bắt buộc đối với các công ty niêm yết. Trong khi các công ty chưa niêm yết chưa bị bắt buộc phải công khai thông tin. Đây là trở ngại rất lớn khi các nhà đầu tư muốn tiếp cận thông tin để ra quyết định đầu tư.

Tóm lại, qua phân tích tình hình của TTCK Việt Nam và thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư tổ chức trên TTCK hiện nay, chúng ta thấy rằng TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những mặt hạn chế gây tâm lý dè dặt cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường, đó là:

- Hệ thống chế độ chính sách và khung pháp lý cho sự phát triển của TTCK vẫn chưa hoàn thiện và chưa thực sự đồng bộ.

- Quy mô phát triển thị trường chưa được như mong đợi, cụ thể như công tác phát triển hàng hóa cho TTCK còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ trên TTCK chưa cao.

- Chất lượng công tác công bố thông tin, chất lượng hoạt động của TTGDCK cũng như các thành viên thị trường còn hạn chế. Các biểu hiện vi phạm trên thị trường ở một số công ty niêm yết đã ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư.

- Tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần còn nhiều hạn chế.

- Mức độ hiểu biết về TTCK của xã hội nói chung chưa cao, công tác thông tin tuyên truyền về TTCK chưa được chú trọng.

Vì thế, chương 3 sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể để thu hút các nhà đầu tư tổ chức tham gia vào TTCK, góp phần bình ổn thị trường.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THU HÚT CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Từ thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam và tình hình hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức trên TTCK Việt Nam hiện nay, chương này sẽ trình bày một số giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức trên TTCK Việt Nam dựa trên định hướng phát triển TTCK đến năm 2010.

3.1 Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 Quy mô thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn so với thế giới và khu vực. Tổng giá trị niêm yết của toàn bộ thị trường năm 2004 gần 12.500 tỷ đồng, tương đương 3,63% GDP dự ước của cả năm. Trên cơ sở chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài Chính, UBCK đã xây dựng mô hình phát triển TTCK giai đoạn 2006-2010 như sau:

- TTCK Việt Nam được xây dựng theo mô hình tiên tiến mà ở đó các doanh nghiệp có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn; các nhà đầu tư có môi trường để giao dịch mua đi bán lại với quy mô của TTCK đến năm 2010 đạt khoảng 10-15% GDP.

- Việc phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ được thống nhất quản lý; các công ty niêm yết, đăng ký giao dịch, các công ty đại chúng là đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin và quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất.

- Việc giao dịch chứng khoán sau khi phát hành được thực hiện qua thị trường giao dịch tập trung (SGDCK) đối với các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn

niêm yết. Đối với doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn niêm yết hoặc chưa niêm yết được giao dịch trên thị trường OTC.

- Trung tâm lưu ký chứng khoán được thành lập đã đảm đương chức năng đăng ký sở hữu, đại lý chuyển nhượng và thanh toán chuyển giao chứng khoán cho các hoạt động giao dịch

- Khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2010 được UBCKNN dự kiến chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn I (2006-2008) có mục tiêu chính là mở rộng quy mô và nâng cao năng lực hoạt động của TTCK. Giai đoạn II (2009-2010) có mục tiêu là tăng cường hiệu quả và tính cạnh tranh của TTCK Việt Nam so với các TTCK khu vực. Trong cả 2 giai đoạn này, các nội dung cụ thể mà UBCKNN dự liệu thực hiện đều tập trung vào 4 mảng: phát triển thị trường sơ cấp, phát triển thị trường thứ cấp, mở rộng quy mô và dịch vụ của các tổ chức tài chính trung gian và phát triển con số nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường với vai trò là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của nhà tạo lập thị trường. Mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào TTCK thông qua góp vốn vào các quỹ đầu tư.

Để đạt được mục tiêu đề ra, một số chính sách quan trọng được triển khai là hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý cho thị trường, thực hiện các giải pháp tăng cung hàng hóa như gắn tiến trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với việc niêm yết và khuyến khích doanh nghiệp tham gia niêm yết. Các biện pháp khuyến khích tổ chức và cá nhân tham gia TTCK cũng được thực hiện như ưu đãi về thuế, chính sách đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài tham gia thị trường. Vấn đề củng cố cơ sở hạ tầng nâng cao chất lượng cung cấp

dịch vụ của TTGDCK và trung tâm lưu ký chứng khoán… cũng đang trở thành cấp bách để phục vụ thiết thực cho việc phát triển TTCK Việt Nam.

3.2 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức 3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý 3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý

3.2.1.1 Xây dựng và ban hành Luật chứng khoán

Xét trên phương diện khuôn khổ luật pháp, trở ngại lớn nhất hiện nay là TTCK chưa có được một Luật chứng khoán toàn diện và đầy đủ. Do lĩnh vực chứng khoán và TTCK còn chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau, vị thế pháp lý của NĐ 144/CP thấp hơn các luật liên quan và môi trường pháp lý hiện hành còn chưa đầy đủ nên những bất cập, xung đột giữa các văn bản pháp luật liên quan đến TTCK là điều khó tránh khỏi.

Để nâng cao được hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK, giảm thiểu các mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong lĩnh vực này, thì việc ban hành Luật chứng khoán trong giai đoạn hiện nay là thực sự cần thiết. Một môi trường pháp lý ổn định và đầy đủ là nhân tố đầu tiên để đảm bảo lòng tin của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư chỉ có thể đầu tư vào TTCK nếu họ nhận thấy rằng vốn đầu tư cũng như kỳ vọng sinh lời của họ được bảo vệ bởi một khuôn khổ luật pháp minh bạch và an toàn. Điều này cho thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của việc xây dựng Luật chứng khoán nhằm tạo cơ sở pháp lý cho TTCK Việt Nam phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh và có hiệu quả, tạo tâm lý yên tâm cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư vào thị trường, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động chứng khoán, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường.

Hiện nay, theo kế hoạch, dự thảo Luật Chứng khoán sẽ được trình lên Quốc hội vào năm 2006 và dự kiến được ban hành vào năm 2007. Luật Chứng khoán

sẽ được xây dựng trên quan điểm xây dựng một sân chơi bình đẳng cho các thành viên thị trường, thiết lập một kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp và tạo những thiết chế giảm thiểu rủi ro, bảo vệ tối đa lợi ích nhà đầu tư. Một tiêu chí cần đạt được trong quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tăng cường năng lực hoạch định chính sách của UBCKNN là tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Nhưng, đi đôi với việc đó, cần bổ sung thêm các Luật như: Luật kế toán, kiểm toán, Luật Hình sự… Luật Kế toán, kiểm toán qui định các vấn đế liên quan đến việc đánh giá tài sản công ty, bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư… Việt Nam nên áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán quốc tế để đưa vào Luật Việt Nam. Còn Luật Hình sự cần bổ sung một số điều khoản về tội danh như: thông tin sai sau khi xin phép phát hành chứng khoán, mua bán nội gián, lũng đoạn thị trường… gây thiệt hại quyền lợi nhà đầu tư.

Bên cạnh việc thành lập và xây dựng khung pháp lý cho thị trường giao dịch tập trung thì việc xây dựng khung pháp lý cho thị trường OTC cũng là một nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho UBCKNN. Hiện nay, có một số lượng chứng khoán rất lớn (với giá trị ước tính hàng ngàn tỷ đồng) không được giao dịch trên TTGDCK. Do nhu cầu giao dịch chứng khoán trong công chúng khá lớn nên đã xuất hiện “thị trường tự phát” giao dịch các chứng khoán chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết. Thị trường này sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho thị trường tập trung nếu không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Đây là vấn đề mà các công ty cổ phần, công nhân viên của các DNNN được CPH và các nhà đầu tư rất quan tâm. Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động giao dịch của các loại chứng khoán này là việc làm cấp bách trong thời gian tới của UBCKNN và các Bộ, Ngành có liên quan.

Tóm lại, một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh sẽ góp phần đảm bảo sự thành công cho TTCK. Tuy nhiên, để hệ thống luật pháp này phát huy tác dụng tối đa thì cần phải có sự quản lý và giám sát chặt chẽ của UBCKNN, TTGDCK và các cơ quan khác có liên quan. Công tác giám sát là tiền đề cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận, lừa đảo, thao túng thị trường, góp phần duy trì các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kinh doanh chứng khoán: công khai, công bằng và hiệu quả.

3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống kế toán kiểm toán

Hệ thống kế toán Việt Nam (VAS) nên được điều chỉnh theo hướng tiếp cận dần với hệ thống kế toán quốc tế (IAS), đặc biệt là trong các lĩnh vực như báo cáo hợp nhất, công bố các giao dịch với các bên có liên quan, công bố các khoản công nợ… Bởi lẽ, một hệ thống kế toán kiểm toán rõ ràng, chặt chẽ, thống nhất sẽ khiến cho báo cáo tài chính của công ty trở nên đáng tin cậy hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức đầu tư có được cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về hoạt động của công ty thông qua phân tích báo cáo tài chính.

3.2.1.3 Có chính sách ưu đãi thuế

Mặc dù các nhà đầu tư cá nhân được tạm thời miễn thuế trên phần lợi nhuận đạt được từ việc mua bán cổ phiếu của các công ty niêm yết, các nhà đầu tư là tổ chức lại không được miễn thuế như vậy và vì vậy họ chịu bất lợi so với nhà đầu tư cá thể. Theo quy định hiện nay, các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng khi chia lợi tức cho các tổ chức đầu tư thì phần lợi tức được chia (chỉ tính phần lợi tức từ chênh lệch mua bán chứng khoán) của tổ chức đầu tư (không phân biệt tổ chức đầu tư trong nước hay nước ngoài) phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20%. Đồng thời, thuế áp dụng cho các nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài trên

phần lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu còn chưa rõ ràng (được quy định theo Thông tư 169/1998/TT-BTC). Điều này làm chùn bước các nhà đầu tư tổ chức tham gia vào TTCK. Vì vậy, cần thông qua thuế suất chuẩn đối với lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu và áp dụng đồng đều cho các tất cả các nhà đầu tư. Ngoài ra mức thuế suất không nên quá cao. Ơû Nhật Bản, Pháp, và một số nước khác, các quỹ đầu tư được miễn thuế thu nhập và thuế giá trị gia tăng, đồng thời miễn thuế thu nhập của những người đầu tư thông qua quỹ.

Do vậy, ở Việt Nam, đối với các nhà đầu tư có tổ chức, để khuyến khích

Một phần của tài liệu 252100 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)