5. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Bảng: Các cơ sở lu trú đón khách du lịch. Năm Số lợng Khách sạn Số lợng phòng khách sạn Tổng số phòng
Số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế Số lợng Tỷ trọng (%)
1993 53 1518 740 48,75
1998 85 2763 1998 72,31
2000 89 2991 2211 73,92
Nguồn Sở du lịch Đà Nẵng
Khả năng cung ứng các cơ sở lu trú của Đà Nẵng - Quảng Nam đã tăng lên nhanh chóng, và số khách sạn và số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế chiếm tỷ trọng t- ơng đối lớn. Tốc độ tăng trởng khách sạn trung bình là 5,4%. Nếu năm 1993 toàn địa bàn có 53 khách sạn với 1518 phòng, trong đó số phòng khách đạt tiêu chuẩn quốc tế là 740 phòng (chiếm 48,75%) thì đến năm 2000, số khách sạn đã tăng lên 89 khách sạn với 2991 phòng, trong đó số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế là 2211 phòng (chiếm 73,92% tổng số phòng). Chỉ riêng thành phố Đà Nẵng, năm 1993 đã có 47 khách sạn với 1450 phòng (trong đó 672 phòng đạt tiêu chuần quốc tế); đến giai đoạn 1998-2000 số khách sạn đã tăng lên 65 khách sạn với 1650 phòng quốc tế trên tổng số 2280 phòng.
Cho tới nay, Đà Nẵng - Quảng Nam đã có 33 khách sạn đợc tổng cục Du Lịch công nhận hạng sao (thành phố Đà Nẵng: 29 khách sạn và Quảng Nam: 4 khách sạn), trong đó có 1 khách sạn 5 sao, 1 khách sạn 4 sao, 6 khách sạn 3 sao, 14 khách sạn 2 sao và 12 khách sạn 1 sao (Phụ lục 17).
Nhiều đơn vị kinh doanh lu trú đã cải tạo và nâng cấp cơ sở lu trú, trang thiết bị khách sạn, từng bớc nâng cao chất lợng phục vụ kịp thời giải quyết tốt nhu cầu thị hiếu của khách. Tuy nhiên, chất lợng cơ sở lu trú tại Đà Nẵng- Quảng Nam cha cao. Ngoài Furama cha khách sạn nào có quy mô lớn, dịch vụ đồng bộ, chất lợng cao, và khả năng lu giữ khách nên hiện nay công suất sử dụng phòng nhìn chung còn thấp. Trong các năm 1991-1995, công suất sử dụng phòng ở mức 55-70%, nay bình quân công suất phòng tại Đà Nẵng ở mức 45-50% và Quảng Nam là khoảng 55%.
Bên cạnh hệ thống các khách sạn Đà Nẵng - Quảng Nam còn có hệ thống các nhà khách, nhà trọ, nhà nghỉ để phục vụ cho những đối tợng khách có khả năng chi trả thấp. Ngoài ra vừa qua, UBND thị xã Hội An đã chính thức cho phép 3 nhà cổ đầu tiên (số 07 Nguyễn thị Minh Khai, số 02, 41 Nguyễn Thái Học) với trang thiết bị đạt yêu cầu phục vụ khách quốc tế đợc tổ chức dịch vụ lu trú qua đêm.
Sự phân bố các khách sạn và nhà nghỉ còn thiếu hợp lý, chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố và thị xã làm hạn chế khả năng phục vụ du khách của địa ph- ơng.
2.1.2.2. Hệ thống th ơng mại, dịch vụ Nhà hàng Nhà hàng
Theo thống kê sơ bộ hiện nay, Đà Nẵng - Quảng Nam có trên 100 nhà hàng ăn uống, trong đó số nhà hàng thuộc khách sạn quản lý chiếm khoảng 20%, số còn lại do t nhân quản lý. Một số nhà hàng tiêu biểu nh Wild Crab, Kim Đô, Hana Kim Đình, nhà hàng Kim, Phơng Ký, Phì lũ, Seafood, Hoàng Yến, Hơng Cau... ngoài ra còn có khoảng 150 nhà hàng có quy mô trung bình (100-150 chỗ ngồi), 80 nhà hàng thuỷ sản dọc ven các khu du lịch biển có quy mô nhỏ (50-100 chỗ ngồi). Số l- ợng nhà hàng khá lớn, phần nào đáp ứng nhu cầu của du khách, chất lợng cũng dần đợc cải tạo. Tuy nhiên, số lợng đủ điều kiện phục vụ khách quốc tế còn hạn chế, chỉ một vài nhà hàng đạt tiêu chuẩn và có sử dụng máy lạnh để phục vụ. Các nhà hàng chủ yếu phân bố ở nội thành, còn ở các bãi tắm chỉ có quy mô nhỏ và hoạt động trong mùa nắng. Các món ăn phục vụ khách khá đa dạng, nhất là đặc sản chế biến từ hải sản, nhng vẫn cha có các nhà hàng đặc sản nổi tiếng, những món ăn đặc trng
riêng của Đà Nẵng - Quảng Nam, và cũng cha có các chiến lợc ẩm thực để khai thác thế mạnh này.
Nhìn chung chất lợng của các nhà hàng cha đồng bộ, mặc dù một số nhà hàng có số chỗ ngồi lớn nhng vẫn cha đáp ứng đợc nhu cầu khi có đón những đoàn khách du lịch có số lợng lớn, ngoài ra còn cha có sức cuốn hút, kỹ thuật đầu bếp, chất lợng phục vụ, yêu cầu vệ sinh cha phù hợp với khách quốc tế. Vì vậy cần có sự nâng cấp, cải tạo nhằm nâng cao chất lợng để phục vụ khách đợc mọi thời điểm và mọi nhu cầu khác nhau.
Cơ sở bán hàng lu niệm
Đà Nẵng - Quảng Nam khá nổi tiếng về hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng chủ yếu là đá mỹ nghệ Non Nớc, mộc Kim Bồng, tranh lụa dệt thêu, lụa tơ tằm Duy Trinh, gốm sứ Thanh Hà.., đá mỹ nghệ Non Nớc là mặt hàng độc đáo nhất với gần 200 hộ dân, 150 cửa hàng bày bán sản phẩm, doanh thu từ 20-25 tỷ đồng/ năm. Ngoài ra Đà Nẵng - Quảng Nam còn có hơn 100 của hàng bán các loại sản phẩm khác nh giả cổ, gốm, sứ mỹ nghệ, tranh lụa, nữ trang, mỹ phẩm... Hàng lu niệm bớc đầu hình thành một số khu vực trên đờng Nguyễn Chí Thanh, Trần Hng Đạo, Phan chu Trinh, Khu Non Nớc, sân bay Đà Nẵng, chợ Hàn, thị xã Hội An... Tuy nhiên mạng lới các điểm bán hàng vẫn cha phát triển mạnh và cha hình thành các khu phố tập trung, hấp dẫn, thuận tiện cho việc mua sắm của khách; mặt hàng còn nghèo nàn về mẫu mã và chủng loại, chất lợng cha cao, đồ mỹ nghệ một số khá cồng kềnh. Bán hàng cho khách là một lĩnh vực kinh doanh tốt nhng Đà Nẵng vẫn cha khai thác hết lợi thế này.
Dịch vụ vận chuyển
Phát huy u thế là cửa ngõ trung chuyển phân phối khách của miền Trung, dịch vụ vận chuyển trên địa bàn Đà Nẵng - Quảng Nam khá phát triển, các phơng tiện nh máy bay, tàu hoả, các loại hình vận chuyển đờng bộ, đờng thuỷ đều tham gia phục vụ khách. Chỉ tính riêng thành phố Đà Nẵng đến nay đã có 310 đầu xe, gần 4000 chỗ ngồi để vận chuyển khách du lịch. Hầu hết xe vận chuyển du lịch có chất lợng khá trở lên. Trong số 17 đơn vị, quốc doanh có 6 đơn vị với tổng số xe là 47 chiếc, ngoài quốc doanh có 5 đơn vị với tổng số xe là 190 chiếc và 1 liên doanh
với tổng số xe là 25 chiếc. Ngoài ra thành phố còn có 4 hãng taxi với 300 chiếc; có 03 thuyền du lịch, trong đó tàu du lịch Sông Hàn có 200 chỗ ngồi.
Bảng: Số lợng các phơng tiện vận chuyển khách của Đà Nẵng. (đơn vi: chiếc) Loại Xe 4-9 chỗ Xe 12-15 chỗ Xe 24-30 chỗ Taxi Thuyền du lịch Tàu du lịch Số lợng(chiếc) 104 98 64 300 13 01
Nhìn chung trong vài năm trở lại đây, với sự phát triển lợng khách du lịch và cơ sở lu trú, công tác vận chuyển khách du lịch của Đà Nẵng - Quảng Nam có nhiều cố gắng đồng bộ từ nhiều phía, đáp ứng phần lớn nhu cầu tăng lên nhanh chóng về vận chuyển khách du lịch, khả năng đáp ứng vận chuyển tốt, các đơn vị, công ty đều tăng cờng cả về số lợng và chất lợng. Tuy nhiên do hệ thống đờng xá còn nhiều yếu kém và xuống cấp nên hạn chế khả năng nâng cao mức độ tiện nghi trong quá trình vận chuyển khách. Bên cạnh đó còn một số lợng nhỏ các xe không đủ điều kiện cả về chất lợng và thẩm mỹ để phục vụ vận chuyển khách du lịch.
ác phơng tiện tàu, thuyền, canô, các trang thiết bị thể thao trên sông, biển cha đợc quan tâm đầu t nên không khai thác đợc tiềm năng du lịch trên sông, biển vốn là lợi thế, tiềm năng du lịch của Đà Nẵng - Quảng Nam.
2.1.2.3. Cơ sở vui chơi giải trí, thể thao
Cơ sở vui chơi giải trí, thể thao ở Đà Nẵng - Quảng Nam có bớc phát triển đáng kể với 5 trung tâm thể thao là Nguyễn Tri Phơng, Chi Lăng, quân khu 5, Thọ Nhơn, Trung tâm thể thao quốc gia 3 với 1 hệ thống sân tennis, bể bơi, vũ trờng, karaoke đa dạng. Tuy nhiên, các khu vui chơi giải trí lớn, hiện đại có tầm cỡ còn hạn chế.
Loại hình văn hoá, văn nghệ dân tộc đặc sắc của Việt Nam và xứ Quảng trớc đây cha đợc chú ý, đầu t đúng mức và nay bớc đầu đợc chú ý khai thác. Một số cơ sở giải trí dân tộc nh: Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, ban nhạc dân tộc Hoa Quỳnh, nhà hát tuồng Đà Nẵng, ca nhạc dân tộc trên du thuyền sông Thu Bồn...; cơ sở giải trí hiện đại: Nhà hát Trng Vơng, các rạp chiếu bóng, vũ trờng (VIP, Cotimex, Quốc tế, Trùng Dơng...) và các Bar giải trí về đêm chất lợng khá tốt.
Nhìn chung cơ sở vui chơi, giải trí tại Đà Nẵng - Quảng Nam còn rất nghèo nàn, ít khả năng thu hút khách. Những tồn tại trong hoạt động vui chơi giải trí đã
làm cho du khách không biết sử dụng thời gian rỗi làm gì, từ đó ảnh hởng đến số ngày lu trú bình quân.
2.1.2.4. Nhận xét chung về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của Đà Nẵng và Quảng Nam.
Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu đồng bộ, chất lợng cha cao, cha đáp ứng đợc nhu cầu phát triển du lịch ngày nay, đặc biệt là cở sở vật chất kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam.
H Cơ sở lu trú đã đáp ứng đợc nhu cầu hiện tại cả về số lợng và chất lợng. Tuy nhiên trong thời gian tới cần tăng cờng thêm có kế hoạch phân bố cho hợp lý nhằm kéo dãn lợng khách tập trung ở các khu vực trung tâm, bên cạnh đó chú trọng nâng cao hơn nữa chất lợng dịch vụ nhằm phục vụ khách hiệu quả hơn.
Hệ thống thơng mại dịch vụ đã đợc phát triển, tuy nhiên phân bố không phù hợp mới chỉ tập trung ở thành phố, thị xã, quy mô nhỏ, sản phẩm còn rất nghèo nàn.
Các cơ sở vui chơi giải trí hiện nay vẫn là điểm yếu nhất của cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nó không chỉ ảnh hởng đến hoạt động du lịch mà còn ảnh h- ởng trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội của địa bàn. Đây cũng là nguyên nhân khiến không lu giữ đợc khách du lịch ở lại lâu.
2.1.3. Doanh thu ngành du lịch
2.1.3.1. Doanh thu du lịch qua các năm
Trong những năm gần đây, với tình hình khách du lịch đến Đà Nẵng và Quảng Nam ngày càng tăng, trong khi điều kiện sẵn sàng đón tiếp đã có bớc phát triển nh- ng vẫn cha đồng bộ và còn nhiều hạn chế về chất lợng phục vụ cũng nh điều kiện tổ chức, cha có sự phối hợp phát triển thị trờng, mặc dù vậy du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam cũng đã có đợc mức tăng trởng đáng kể, từng bớc khẳng định vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phơng.
Bảng: Doanh thu chuyên ngành du lịch của Đà Nẵng- Quảng Nam (Đv: tỷ đồng _ theo giá thực tế).
1997 1998 1999 2000 Tốc độ tăng trởng(%)
98/97 99/98 00/99
Đà Nẵng 148,006 159,179 187,339 255,626 7,55 17,7 36,34 Q.Nam 20,315 26,877 28,065 43,500 32,3 32,9 55,0
Tổng 168,321 186,056 215,404 299,126 10,54 15,77 38,88
Nguồn Sở du lịch Đà Nẵng, Sở TM-DL Quảng Nam
Trong giai đoạn 1997-2000, doanh thu chuyên ngành du lịch của Đà Nẵng - Quảng Nam tăng bình quân là 21,73%, doanh thu năm 1997 đạt 168,321 tỷ đến năm 2000 tăng lên 299,126 tỷ. Năm 2000 cũng đợc coi là năm có doanh thu cao nhất kể từ 4 năm nay, tăng 38,885% so với năm 1999; trong đó Đà Nẵng đạt 255,626 tỷ, tăng 36,45% so với năm 1999 (187,339 tỷ) và vợt mức 18,9% so với kế hoạch năm 2000; Quảng Nam đạt 43,500 tỷ, tốc độ tăng trởng là 55%, vợt 35,9% so với kế hoạch đề ra.
Biểu đồ
Doanh thu ngành du lịch Đà Nẵng - Quảng Nam qua các năm
Sở dĩ có đợc sự tăng trởng nh vậy là do số lợng khách du lịch đến Đà Nẵng và Quảng Nam tăng nhanh (đặc biệt là khách quốc tế) đã kéo theo doanh thu tăng lên. Bên cạnh đó là sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ thiết thực của các ngành các cấp từ trung ơng đến địa phơng; sự nỗ lực của ngành du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam với các chính sách phát triển du lịch phù hợp, quá trình xúc tiến thị trờng đạt hiệu quả; đặc biệt là sự kiện phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn đợc công nhận là di sản văn hoá đã tạo cho du lịch Đà Nẵng, Quảng Nam nhiều thuận lợi, từ đó kết quả đạt đợc đáng khích lệ và có chiều hớng phát triển tốt.
2.1.3.2. Cơ cấu doanh thu
Biểu đồ cơ cấu doanh thu
0 50 100 150 200 250 300 350 1997 1998 1999 2000 1997 1998 1999 2000 Quảng Nam 15% 40% 45% Lưu trú Mua sắm
Ăn uống, đi lại tham quan
Đà Nẵng
33%
14% 53%
Lưu trú Quà lưu niệm Đi lại, ăn uống
Doanh thu của Đà nẵng - Quảng Nam chủ yếu từ các dịch vụ lu trú, ăn uống và đi lại, trung bình chiếm từ 78 - 80 % tổng doanh thu. Doanh thu từ lu trú chiếm tỉ lệ lớn nhất, khoảng từ 35 -40%, còn lại là doanh thu từ các hoạt động bán hàng lu niệm và các khoản kinh doanh phụ liên quan tơí du lịch.
Nhìn chung trong mấy năm gần đây, doanh thu từ lu trú có giảm tỷ lệ thị phần hơn và doanh thu từ các dịch vụ khác đã tăng thị phần do nhiều dịch vụ đã đợc đa vào phục vụ du khách.
2.1.4. Lao động trong ngành du lịch
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch, lực lợng lao động phục vụ trong ngành du lịch Đà Nẵng - Quảng Nam cũng tăng lên nhanh chóng.
Năm 1995, cả tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có 2500 lao động trực tiếp làm việc trong ngành du lịch, đến nay đã tăng lên khoảng 4000 ngời, tốc độ tăng trởng trung bình đạt hơn 11%. Theo thống kê cha đầy đủ, hiện nay lực lợng lao động trực tiếp làm việc trong ngành du lịch của Đà Nẵng là 3225 lao động, chiếm 1,16% lao động thành phố và gần 3,3% lao động khối dịch vụ, đóng góp 10,52% GDP toàn thành phố và gần 16% GDP khối ngành dịch vụ.
Về chất lợng, có 590 ngời tốt nghiệp đại học và cao đẳng, chiếm 19,67%, (3,15% tốt nghiệp đại học - cao đẳng về du lịch); 650 trung cấp nghề, chiếm 21,67%; số còn lại là sơ cấp. Riêng về trình độ ngoại ngữ, có 35% tiếp xúc đợc với khách quốc tế nhng chủ yếu là tiếng Anh và Pháp.
So với Đà Nẵng thì lực lợng lao động ở Quảng Nam ít hơn nhiều. Về chất l- ợng, có 27 lao động tốt nghiệp đại học, trong đó có 4 lao động là tốt nghiệp đại học, cao đẳng về ngành du lịch; 56 tốt nghiệp trung cấp nghề, còn lại là sơ cấp. Trình độ ngoại ngữ, có 38 ngời giao tiếp đợc với khách du lịch nớc ngoài, chủ yếu là Tiếng Anh.
Cơ cấu lao động cha phù hợp, chất lợng lao động trong ngành du lịch còn thấp mặc dù ngành đã thờng xuyên quan tâm tới công tác đào tạo và bồi dỡng năng lực cho nhân viên. Đội ngữ đáp ứng yêu cầu để tham gia công tác liên doanh, quản lý khách sạn, công ty lữ hành, hớng dẫn viên,quảng cáo, tiếp thị... không nhiều, lực lợng lao động trực tiếp phục vụ khách trình độ chuyên môn, tay nghề, phong cách phục vụ còn nhiều hạn chế và đa số trình độ ngoại ngữ còn yếu, do vậy làm ảnh h- ởng tới chất lợng phục vụ chung của toàn ngành du lịch.
Hiện nay, công tác đào tạo bồi dỡng nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân trong toàn ngành đã đợc đầu t nhiêù hơn, chú trọng nâng cao cả về số lợng và chất lợng. Năm 2000, Đà Nẵng đã tổ chức 8 khoá đào tạo nghiệp vụ cho 2000 cán bộ nhân viên các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Đà Nẵng và miền Trung đáp ứng phần nào yêu cầu về chất lợng. Lớp kỹ thuật viên bếp, với 24 học viên, lớp bồi dỡng