Sự gương mẫu thực hiện Pháp lệnh dân số của cán bộ lãnh đạo, quản lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ lãnh đạo - quản lý đối với pháp lệnh dân số docx (Trang 71 - 72)

Trước hết cần phải khẳng định rằng ở Yên Bái trong triển khai, thực hiện PLDS, hầu hết CBLĐQL đều nghiêm túc thực hiện các điều khoản đã được quy định trong PLDS. Tuy nhiên, do điều 10, khoản 1, điểm a, quy định chưa rõ ràng giữa quyền và nghĩa vụ của công dân trong sinh sản nên một số cán bộ và nhân dân còn mang nặng tư tưởng “trọng con trai” và quan niệm “đông con, nhiều phúc” đã để “vỡ kế hoạch” sinh thêm con thứ 3, thậm chí thứ 4, thứ 5. Ngay 6 tháng đầu năm 2006 này, theo báo của UBDSGĐ&TE tỉnh Yên Bái, tỷ lệ sinh con thứ 3 đã tăng lên mức cao trong vòng 4 năm qua: 12,45% so với tổng trẻ sinh. CBLĐQL và đảng viên cũng có trong con số này. Điều đó chứng tỏ rằng, tính tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện PLDS của một bộ phận CBLĐQL còn chưa tốt. Quán triệt và thực hiện PLDS chưa nghiêm.

Trong nghiên cứu định lượng, với câu hỏi “ở địa phương đồng chí tỷ lệ sinh con

thứ 3 có tăng không?” thì được kết quả như sau: 50,3% số CBLĐQL được hỏi trả lời có

gia tăng, số ý kiến trả lời không là 43,3% và 6,3% trả lời là không rõ. Nếu xem xét chỉ báo này theo cấp công tác, tỷ lệ CBLĐQL cấp xã, phường trả lời là có sự gia tăng dân số chiếm tỷ lệ cao nhất (66,2%), cấp huyện (51,1%) và thấp nhất là cấp tỉnh (42%).

Bảng 2.9: ý kiến CBLĐQL đánh giá hiện tượng sinh con thứ 3 trở lên theo

cấp công tác

Đơn vị tính: %

ý kiến Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã, phường

Có 42 51,1 66,2

Không 49,3 42,6 32,4

Không rõ 8,7 6,3 1,4

Qua kết quả nghiên cứu định tính cũng nhất quán với kết quả nghiên cứu định lượng. Hầu hết CBLĐQL được phỏng vấn đều cho rằng từ khi PLDS ra đời, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở

lên đã gia tăng ở hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai PLDS. Kết quả phỏng vấn sâu một số CBLĐQL sau đây cho thấy rõ điều này.

“Tôi thấy tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng mạnh trong mấy năm gần đây. Đặc biệt xã tôi là một xã vùng cao tình trạng lãnh đạo xã phụ trách công tác dân số còn sinh con thứ 5 thì làm sao tuyên truyền người dân thực hiện tốt được” (PVS, LĐ xã Tá Lâu, huyện Trạm Tấu).

Một ý kiến trả lời khác cũng tương tự:

“Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên tăng không chỉ ở vùng cao mà ngay cả ở thị xã, thành phố, cán bộ lãnh đạo sinh con thứ 3. Tôi nghĩ là do họ cố tình không hiểu PLDS để nhân cơ hội này họ sinh con thứ 3”(PVS, LĐ Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em huyện Yên Bình).

Điều đáng quan tâm ở đây là nhiều CBLĐQL là người dân tộc thiểu số cũng đều đánh giá là ở địa phương tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đang gia tăng. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự gia tăng này là tâm lý muốn có con trai để “nối dõi tông đường” và tâm lý “đông con nhiều phúc” đã ăn sâu vào tiềm thức của cộng đồng dân cư nơi đây. Nhiều gia đình sinh con một bề nhất là sinh toàn con gái nhân cơ hội này họ tiếp tục sinh.

Những thông tin trên cho thấy, giảm sinh ở Việt Nam vẫn chưa vững chắc. Tâm lý lạc hậu của cư dân nông nghiệp “trọng con trai” và “đông con, nhiều phúc” vẫn còn rất nặng nề. Ngay cả CBLĐQL và đảng viên vẫn chưa thật sự gạt bỏ được tư tưởng này. Cuộc đấu tranh giảm sinh - KHHGĐ vẫn còn gay go, quyết liệt. Tuyên truyền vận động CBLĐQL, trước hết là CBLĐQL chủ chốt gương mẫu thực hiện PLDS đang là nhiệm vụ rất cần quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ lãnh đạo - quản lý đối với pháp lệnh dân số docx (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)