Việt Nam nói chung, CBLĐQL đã hiểu khá rõ và đồng tình với những chủ trương, đường lối chính sách, hệ thống luật pháp của Đảng và Nhà nước về dân số, DS - KHHGĐ và DSPT. PLDS dù còn một số điều chưa rõ ràng, song đa số CBLĐQL đồng tình với việc công bố và thực hiện nó. Bởi lẽ, hiện nay đa số CBLĐQL và người dân đều đã hiểu rõ rằng muốn tăng trưởng kinh tế phải khai thác triệt để nguồn nhân lực, mà chất lượng nguồn nhân lực lại gắn liền với quá trình biến đổi và phát triển của dân số. Do vậy, công tác dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho sự phát triển với những hiệu quả trực tiếp và rõ rệt. Các mục tiêu kinh tế - xã hội ở mọi cấp độ chỉ có thể đạt được một khi chúng ta có một chính sách điều chỉnh và phát triển phù hợp về dân số, về cả quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và chất lượng dân số.
2.3.2. Thái độ của cán bộ lãnh đạo, quản lý với việc thực hiện Pháp lệnh dân số số
PLDS là một văn bản có tính pháp lý cao. Pháp lệnh đã đề cập đến trách nhiệm và nghĩa vụ về dân số của mọi công dân và của các cơ quan nhà nước cùng những tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội. Thực hiện PLDS là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, nhất là của CBLĐQL. Vậy thái độ của CBLĐQL với việc thực hiện PLDS thế nào. Có thể xem xét vấn đề này dưới những góc độ sau:
Thứ nhất, thái độ của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với quy định về khoảng cách giữa các lần sinh.
PLDS quy định về khoảng cách giữa các lần sinh của các cặp vợ chồng và cá nhân phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng. PLDS không nêu rõ khoảng cách giữa các lần sinh cụ thể. Tuy nhiên, nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của PLDS ghi rõ:
Bảo đảm các điều kiện để cá nhân, các cặp vợ chồng thực hiện mục tiêu chính sách dân số, phụ nữ sinh con trong độ tuổi từ hai mươi hai tuổi đến ba mươi lăm tuổi; lựa chọn khoảng cách giữa các lần sinh từ ba năm đến năm năm; sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp điều kiện kinh tế, sức khoẻ, tâm lý và các điều kiện khác của mỗi cá nhân, cặp vợ chồng [31, tr.5-6].
Trong Nghị định 104/2003/NĐ-CP có nêu rõ khoảng cách đó là từ 3 đến 5 năm. Vậy CBLĐQL tiếp nhận và thực hiện những quy định trên thế nào. Tổng hợp số liệu điều tra được ở tỉnh Yên Bái cho thấy, có tới 91,7% số người được hỏi cho rằng, khoảng cách giữa các lần sinh từ 3 đến 5 năm là hợp lý. Các khoảng cách khác như 1- 2 năm thì nhiều người cho là quá ngắn còn 6 năm trở lên thì lại cho là quá dài khó thực hiện. Điều này cho thấy, đa số CBLĐQL có thái độ đúng đắn và đồng tình cao với những quy định về khoảng cách giữa các lần sinh hiện nay.
Kết quả này cũng tương đồng với kết quả phỏng vấn sâu khi người trả lời cho rằng khoảng cách giữa các lần sinh từ 3 đến 5 năm là thích hợp nhất. Bởi vì, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, áp lực về thời gian, áp lực công việc đang đè nặng lên nhiều người ở nhiều hộ gia đình. Khoảng thời gian nhàn rỗi cho các gia đình ngày một ít, khoảng cách giữa các lần sinh từ 3-5 năm giúp người mẹ có điều kiện chăm sóc con cái, gia đình và bản thân. Có thể thấy điều này qua ý kiến của một số cán bộ lãnh đạo của tỉnh Yên Bái:
“Tôi thấy khoảng cách giữa các lần sinh từ 3-5 năm là hợp lý để các cặp vợ chồng có thời gian để nghỉ ngơi, làm ăn, học hành và nuôi dạy con cái. Theo tôi, nhà nước quy định khoảng cách giữa các lần sinh từ 3-5 năm là phù hợp” (PVS, LĐ huyện, huyện Văn Chấn, Yên Bái)
Qua trao đổi với lãnh đạo phường cũng cho biết:
“Tôi nghĩ trong điều kiện hiện nay, nếu khoảng cách sinh con quá ngắn còn ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều vấn đề như: điều kiện chăm sóc nuôi dạy đứa trẻ, sức khoẻ bà mẹ, khả năng kinh tế gia đình...Chính vì vậy, tôi đã sinh cháu thứ 2 cách nhau 5 năm để có điều kiện chăm sóc các cháu được tốt hơn” (PVS, LĐ phường, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái)
Khi được hỏi khoảng cách giữa các lần sinh được thực hiện bằng cách thức nào? Phần nhiều CBLĐQL cho rằng quy định về khoảng cách giữa các lần sinh là quy định mang tính khuyến khích với 68,3%. Trong khi đó, 25% ý kiến cho rằng đây là giải pháp mang tính vừa bắt buộc, vừa khuyến khích, chỉ có 3,7% ý kiến cho rằng đây là giải pháp hoàn toàn mang tính bắt buộc và 3% không trả lời. Tuy nhiên, phỏng vấn sâu CBLĐQL lại cho thấy thái độ có tính cứng rắn hơn khi thực hiện quy định này.
“Theo tôi Nhà nước cần ban hành một văn bản mang tính cứng rắn hơn, cụ thể hơn để quy định mỗi gia đình chỉ sinh từ một đến hai con, khoảng cách giữa các lần sinh từ 3 đến 5 năm” (PVS, LĐ thị xã, thị xã Nghĩa Lộ).
Như vậy, qua kết quả khảo sát phân tích ở Yên Bái cho thấy, phần lớn CBLĐQL đều đồng ý với quy định về khoảng cách giữa các lần sinh, vì quy định này có lợi cho cả gia đình và xã hội.
Thứ hai, thái độ đối với quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng trong việc thực hiện KHHGĐ là điều quy định trong PLDS đang gây nhiều tranh cãi và hiểu lầm trong cả CBLĐQL và cộng đồng dân cư. Về nguyên tắc, hệ thống luật pháp nào khi quy định về quyền cũng phải song song với những quy định về điều kiện đảm bảo thực hiện quyền cũng như nghĩa vụ tương xứng với những quyền đó.
Trong điều 10 của PLDS, quyền sinh sản và nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong các khoản 1, điểm a, b và khoản 2, điểm a, b, c. Tuy nhiên, tại điều 10 này các quy định về quyền chưa được xác định trong sự gắn bó chặt chẽ với các quy định về nghĩa vụ nên đã đưa đến những hiểu biết không rõ ràng, thiếu nhất quán của cả CBLĐQL và nhân dân. Điều tra thái độ của CBLĐQL ở Yên Bái với những quy định trong điều 10 của PLDS cho bảng số liệu sau:
Bảng 2.7: Thái độ của CBLĐQL với quy định trong điều 10 của PLDS
Điều 10 Đồng ý Không đồng ý Khoản 1, điểm a 41.8 58.2 Khoản 1, điểm b 96.5 3.5 Khoản 2, điểm a 89.8 10.2 Khoản 2, điểm b 96.2 3.8 Khoản 2, điểm c 89.1 10.9
Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ CBLĐQL trả lời không đồng ý với quy định Điều 10, khoản 1, điểm a chiếm 58,2% người được hỏi. Số này yêu cầu phải sửa đổi điều quy định này trong pháp lệnh. Các quy định khác trong điều 10 được hầu hết CBLĐQL được hỏi đồng ý. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ CBLĐQL không đồng ý. Cụ thể, khoản 1, điểm b có 3,5%; khoản 2, điểm a có 10,2%; khoản 2, điểm b có 3,8% và khoản 2, điểm c có 10,9%. Rõ ràng, trong thực hiện PLDS, đa số CBLĐQL đã tỏ rõ thái độ đồng tình với những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc sinh sản. Những điều khoản mà PLDS quy định đúng và rõ ràng, tuyệt đại đa số CBLĐQL được hỏi tỏ thái độ ủng hộ cao. Riêng điều 10, khoản 1, điểm a, tỷ lệ tỏ thái độ không đồng tình lớn. Một số CBLĐQL yêu cầu phải sửa đổi. Đây là điều cần phải chú ý để bổ sung, hoàn thiện PLDS, đưa PLDS vào cuộc sống đúng như ý kiến của đại biểu Quốc hội trong kỳ họp vừa qua.
Phỏng vấn sâu một số CBLĐQL cũng cho kết quả tương tự. Đa số CBLĐQL đều cho rằng phải sửa đổi Điều 10, khoản 1, điểm a. Số ý kiến sau đây cho thấy rõ điều đó:
“Theo tôi PLDS cần phải sửa điều 10, khoản 1, điểm a về quyền quyết định số con cho rõ ràng. Nếu ghi số con chung chung như vậy có thể số con do họ quyết định không phải là 1-2 con mà có thể từ 3 con trở lên” (PVS, LĐ Uỷ ban nhân dân tỉnh).
Để khẳng định rõ hơn về điều 10, một cán bộ lãnh đạo huyện cũng cho biết:
“Cái khó nằm ở nhận thức không chỉ người dân mà ngay cả CBLĐQL ở các
Điều 10 PLDS. Họ cố tình tách rời quyền và nghĩa vụ công dân đối với công tác dân số. Mặt khác, do chưa có văn bản quy định biện pháp xử lý đối với những trường hợp vi phạm chính sách dân số nên tất cả mới chỉ dừng lại ở vận động và thuyết phục. Nếu người dân cứ cố tình sinh thêm con thì ngành dân số cũng bất lực” (PVS, LĐ huyện, huyện Lục Yên, Yên Bái).
Tương tự như vậy, trao đổi với một cán bộ lãnh đạo huyện cũng cho thấy rõ điều này.
“PLDS ra đời khoảng 9 tháng sau mới ra Nghị định hướng dẫn. Vì vậy, ngay cả cán bộ lãnh đạo cũng lợi dụng khe hở của pháp lệnh để sinh con thứ 3. Họ có sự ngộ nhận về quyền tự do sinh sản coi đây là quyền tự nhiên nên ai có điều kiện kinh tế và điều kiện nuôi dưỡng thì có thể sinh thêm con”(PVS, LĐ huyện, huyện Văn Yên).
Như vậy, quan điểm của CBLĐQL đối với quy định trong điều 10, khoản 1, điểm a của PLDS là rõ ràng và thoả đáng. Bởi vì, thực tế cho thấy, từ khi PLDS ban hành, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đã gia tăng ở hầu hết các huyện thị trong tỉnh. Nhà nước cần sớm điều chỉnh lại điều 10, khoản 1, điểm a. Đây như một nhiệm vụ không thể không làm.
Để pháp luật được thực thi, cần có các chế tài. Với PLDS cũng phải như vậy. Vấn đề là, với những người đã sinh con thứ ba sau PLDS, cần có chế tài nào cho họ? Đây là câu hỏi mà cuộc nghiên cứu hướng vào. Tuy nhiên câu trả lời đúng còn khi chưa rõ trong một số CBLĐQL được hỏi. Cụ thể, có 86,7% CBLĐQL được hỏi trả lời là cần phải có biện pháp hành chính đối với những người vi phạm. Số này cao hơn so với tỷ lệ đồng tình của nhân dân (80,3%). Điều này cho thấy, hầu hết CBLĐQL có thái độ cứng rắn đối với những người đã sinh con thứ 3 trở lên sau khi PLDS đã được ban hành. Cần phải khẳng định rằng PLDS không có điều khoản nào quy định về việc xử phạt với cán bộ hoặc công dân vi phạm quyền và nghĩa vụ sinh sản. Song những văn bản pháp lý khác như Pháp lệnh công chức, điều 17 có ghi: “mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con”. Do đó, những cán bộ, đảng viên, công chức sinh con thứ 3 trở lên tuy không vi phạm PLDS, song ở góc độ nào đó đã vi phạm Pháp lệnh công chức. Do đó, xử lý ở mức nào đó với những vi phạm của đảng viên, cán bộ trong việc cố tình sinh con thứ ba trở lên, có lẽ cũng là điều
phải suy nghĩ. Tuy nhiên, để cho việc xử lý hợp luật phải điều chỉnh lại điều 10, khoản 1, điểm a trong PLDS để mọi người hiểu rõ phải kết hợp chặt chẽ việc thực hiện quyền với nghĩa vụ sinh sản mà pháp luật đã ghi nhận.
Qua nghiên cứu định tính cũng cho những kết quả tương tự, một số CBLĐQL cho rằng cần có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp sinh con thứ ba là cán bộ công chức nhà nước, tuy nhiên mức độ xử lý nặng - nhẹ thế nào còn tuỳ thuộc vào việc cơ quan họ đã ký cam kết hay chưa ký cam kết sinh đẻ có kế hoạch chỉ một hoặc hai con. Điều này cũng đã được Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải phát biểu trong hội nghị triển khai Nghị quyết số 47/NQ-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS - KHHGĐ.
Yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền đưa việc hoàn thành các chỉ tiêu thực hiện chính sách dân số, đặc biệt là chỉ tiêu không có người sinh con thứ 3 trở lên, là tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương, tiêu chuẩn xét duyệt các danh hiệu thi đua đối với các đơn vị và cá nhân. Đặc biệt Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, đảng viên công chức Nhà nước sinh con thứ 3 trở lên [7, tr. 8].
Thứ ba, thái độ của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.
Thực tế khảo sát cho thấy, số CBLĐQL được hỏi đều có thái độ tán thành quy định “nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức”. Trong đó tỷ lệ “rất đồng ý và đồng ý” chiếm tới 86,3% ý kiến cán bộ được hỏi. Tuy nhiên, vẫn còn 13,7% ý kiến CBLĐQL “không đồng ý” với quy định này.
Điều này cho thấy, dù ở Việt Nam, điều kiện kỹ thuật cho việc chọn giới tính thai nhi chưa nhiều. ảnh hưởng của tình trạng mất cân bằng về giới tính trong sinh sản chưa cao. Song đã có một bộ phận dân cư là CBLĐQL đồng tình với việc cho phép một bộ phận dân cư được chọn giới tính thai nhi. Đây là một quan niệm xã hội ít nhiều lạc hậu cần đấu tranh gạt bỏ. Bởi nó vi phạm cả quy luật sinh sản tự nhiên của con người.
“Theo tôi, hiện nay siêu âm là để xem tình trạng thai nhi đó phát triển có bình
thường hay không bình thường để người ta tìm ra một số dự báo về tai biến cho mẹ, tôi nghĩ cái đó thì cũng nên nhưng siêu âm để lựa chọn giới tính thai nhi thì không nên” (PVS, LĐ sở y tế, thành phố Yên Bái).
Khi xem xét thái độ của CBLĐQL có trình độ học vấn khác nhau về quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi trong PLDS, kết quả khảo sát cho thấy, người có trình độ học vấn cao, tỏ thái độ ủng hộ cao hơn với quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Có thể thấy điều này qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8: Thái độ của CBLĐQL đối với quy định nghiêm cấm lựa chọn giới
tính thai nhi dưới mọi hình thức phân theo trình độ học vấn.
Đơn vị tính: %
Thái độ Trung học phổ thông Trung cấp Cao đẳng trở lên
Rất đồng ý 48,2 54,3 67,0
Đồng ý 31,2 33,5 22,6
Không đồng ý 20,6 12,2 10,4
Bảng số liệu trên cho thấy, nhóm có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên có thái độ “rất đồng ý và đồng ý” chiếm tỷ lệ cao nhất 89,6%. Trong khi đó, nhóm có trình độ học vấn trung học phổ thông có tỷ lệ đồng ý thấp nhất chỉ 79,4% (chệnh lệch 10%). Điều này cũng dễ hiểu bởi người có trình độ học vấn cao, nhận thức càng tiến bộ. Họ càng ý thức được rõ ràng những ảnh hưởng to lớn về cả sinh học và xã hội của việc lựa chọn giới tính thai nhi đối với sự phát triển bền vững của toàn xã hội.
Thứ tư, thái độ của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với quy định các biện pháp thực