Hiểu biết về nội dung của pháp lệnh dân số

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ lãnh đạo - quản lý đối với pháp lệnh dân số docx (Trang 42 - 59)

* Hiểu biết về một số nội dung chính của PLDS

Đánh giá về nhận thức của CBLĐQL đối với PLDS không thể không tìm hiểu những hiểu biết của họ về nội dung mà PLDS đã đề cập. Tuy nhiên, nội dung của PLDS có rất nhiều, nghiên cứu chỉ đề cập đến một số vấn đề chính như: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; quyền lợi và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số; điều chỉnh quy mô dân số; KHHGĐ; điều chỉnh cơ cấu dân số; phân bố dân cư; chất lượng dân số và nâng cao chất lượng dân số; quản lý nhà nước về dân số; khen thưởng và xử lý vi phạm. Mỗi một nội dung cụ thể được quy định trong PLDS tuỳ theo khả năng tiếp cận thực tiễn của mình mà hiểu biết về PLDS của CBLĐQL ở các nhóm xã hội là khác nhau. Cụ thể:

Bảng 2.2: Tỷ lệ CBLĐQL biết đúng về một số nội dung chính của PLDS

Đơn vị tính %

TT Nội dung PLDS Hiểu biết

đúng Tỷ lệ %

1 Quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

193 64,3

2 Quy định quyền lợi và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số.

269 89,7

3 Quy định trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, đoàn thể xã hội trong công tác dân số.

251 83,7

4 Quy định về phòng chống tệ nạn xã hội và

HIV/AIDS.

95 31,7

5 Quy định về điều chỉnh quy mô dân số 214 71,3 6 Quy định về kế hoạch hoá gia đình 270 90,0

7 Quy định về an toàn cộng đồng, phòng chống tai

nạn thương tích

35 11,7

8 Quy định về điều chỉnh cơ cấu dân số 211 70,3

9 Quy định về việc phân bố dân cư 123 41,0

10 Quy định về chất lượng dân số và nâng cao chất lượng dân số

220 73,3

11 Quy định về quyền trẻ em 117 39,0

12 Quy định quản lý nhà nước về dân số 244 81,3

13 Quy định về quyền phụ nữ 113 37,7

14 Quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm 174 58,0

Để đánh giá chính xác hiểu biết của CBLĐQL với một số nội dung chính của PLDS, nghiên cứu đã đưa ra nhiều chỉ báo đúng song cũng kèm một số chỉ báo sai. Đây là cách để kiểm tra nhận thức của các nhóm CBLĐQL. Những số liệu tổng hợp cho thấy,

phần lớn CBLĐQL có nhận biết đúng về những nội dung cụ thể trong PLDS. Trong đó, nhận thức đúng quy định về KHHGĐ chiếm tỷ lệ cao nhất (90%). Mục đích chính của KHHGĐ là để điều chỉnh mức sinh. Đây là giải pháp quan trọng chính yếu để giảm sự gia tăng dân số.

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là hiểu biết của CBLĐQL về những quy định quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong công tác dân số (89,7%). Hầu hết, CBLĐQL đều ý thức rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Đây là sự nhấn mạnh gắn kết giữa quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong công tác dân số. Điều này đã được quy định ngay cả trong Hiến pháp năm 1992 và được sửa đổi, bổ sung năm 2001: “quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội” (Điều 51). Với những quy định như vậy, một người không thể chỉ đòi hỏi quyền mà không chịu thực hiện nghĩa vụ và ngược lại, không một ai chỉ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ mà không được hưởng quyền lợi. Nghĩa vụ của mỗi công dân là thực hiện đúng, đủ các quy định của pháp luật về công tác dân số và được hưởng tất cả những quyền mà pháp luật đã quy định. Mặt khác, mỗi công dân còn có nhiều quyền như quyền được chăm sóc sức khoẻ, quyền được học tập, làm việc, quyền được phát triển toàn diện. Nhưng mỗi công dân cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số, thực hiện gia đình có quy mô nhỏ - chỉ có một hoặc hai con. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu chính xác là như vậy.

Chiếm tỷ lệ cao thứ ba là quy định trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, đoàn thể xã hội trong công tác dân số (83,7%). Số liệu này cho thấy, trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, đoàn thể xã hội trong công tác dân số vẫn được người trả lời đánh giá cao. Đây cũng là sự thể hiện phần nào đó ý thức trách nhiệm của bản thân CBLĐQL với công tác dân số, DSPT trong các lĩnh vực công tác của mình.

Nhà nước có trách nhiệm trong việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ chương trình KHHGĐ, chăm sóc SKSS và nâng cao chất lượng dân số. Các chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số được thể hiện qua hệ thống pháp luật, các chiến lược, chương trình có mục tiêu. Nhiều CBLĐQL cũng đã hiểu rằng, PLDS và các văn

bản khác của nhà nước đã xác định các cơ quan, tổ chức phải tích cực chủ động lồng ghép các yếu tố dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; tuyên truyền, vận động thực hiện công tác dân số; cung cấp các loại dịch vụ dân số; tổ chức thực hiện pháp luật về dân số trong cơ quan, tổ chức mình.

Chiếm tỷ lệ cao thứ tư là quy định quản lý nhà nước về dân số có 81,3% ý kiến được hỏi đồng ý. Số liệu cho thấy, CBLĐQL đã có những hiểu biết tốt về những quy định trong quản lý nhà nước về dân số. Quy định này xác định rõ mục đích quản lý nhà nước nhằm bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả công tác dân số và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường, thống nhất quản lý nhà nước về dân số.

Ngoài ra, PLDS còn quy định về chất lượng dân số và nâng cao chất lượng dân số. CBLĐQL đã có ý thức tốt về vấn đề này chiếm 73,3%. Một số CBLĐQL đã hiểu đây là quy định cơ bản và toàn diện nhằm nâng cao chất lượng con người và chất lượng dân số; nâng cao chỉ số phát triển con người. Từ việc bảo đảm những quyền cơ bản của con người như: quyền được phát triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ, tinh thần đến việc được cung cấp thông tin qua tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ và đa dạng hoá các loại hình cung cấp dịch vụ về dân số và DSPT. Với PLDS, đây là lần đầu tiên vấn đề chất lượng dân số được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao, giải quyết đầy đủ, đồng bộ, cân đối các lĩnh vực của công tác dân số.

Các quy định khác như quy định về điều chỉnh quy mô dân số cũng có 71,3% CBLĐQL được hỏi biết quy định này; quy định về điều chỉnh cơ cấu dân số (70,3%); quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (64,3%); quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm (58%); quy định về phân bố dân cư (41%). Như vậy, nhiều nội dung cơ bản của PLDS đã được CBLĐQL biết đến - đây là điều đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh phần đông CBLĐQL trả lời nhận thức rõ về các nội dung cơ bản của pháp lệnh, vẫn còn những nhận thức chưa đúng về những nội dung cơ bản trong PLDS. Một số nội dung được đưa ra không có trong pháp lệnh, song vẫn có nhiều ý kiến cho rằng những nội dung này có trong PLDS như: “Quy định về quyền trẻ em” là nội dung không có trong PLDS nhưng có tới 39% số cán bộ trả lời có. Đây là một nhầm lẫn đáng tiếc; nội dung khác “quy định về quyền phụ nữ” cũng có tới 37,7% ý kiến cho rằng

đây là một nội dung trong PLDS nhưng thực tế quyền sinh sản và quyền bảo vệ SKSS là quyền của chung tất cả mọi người; tương tự như vậy, “Quy định về phòng chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS” tuy không có trong PLDS như một mục riêng nhưng cũng có tới 31,7% ý kiến cán bộ cho rằng đây là một nội dung của PLDS; Bên cạnh đó, nội dung

quy định về an toàn cộng đồng, phòng chống tai nạn thương tích” thậm chí không có liên

quan gì đến nội dung của PLDS thì cũng có tới 11,7% CBLĐQL được hỏi cho đó là nội dung PLDS. Tất cả những điều trên cho thấy, vẫn còn một bộ phận CBLĐQL chưa nắm vững những quy định được đưa ra trong PLDS. Về đại thể họ biết có trong PLDS song khi đi vào những nội dung cụ thể, chi tiết thì họ không nắm được.

Đây là một khâu yếu trong tuyên truyền, giải thích và cung cấp thông tin cho CBLĐQL nói chung ở nước ta hiện nay, trong đó có PLDS. Điều này cho thấy, phải có kế hoạch tuyên truyền, vận động cụ thể hơn, chi tiết hơn cho từng nhóm cán bộ cũng như cho cả cộng đồng. Rõ ràng, ngay cả với đội ngũ CBLĐQL, công tác truyền thông về dân số, DSPT/SKSS và PLDS còn nhiều việc phải làm. Chỉ có như vậy mới làm thay đổi hẳn cả nhận thức, thái độ và hành vi của CBLĐQL - nhóm xã hội có vai trò cực kỳ quan trọng trong thực hiện PLDS.

* Hiểu biết về một số nội dung cụ thể trong PLDS:

Như đã phân tích ở trên, PLDS có rất nhiều nội dung cụ thể khác nhau, nghiên cứu chỉ đưa ra một số nội dung cơ bản để đánh giá sự hiểu biết của CBLĐQL đối với một số quy định, nhất là những quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân và các yếu tố của quá trình dân số.

+ Hiểu biết đối với quy định về quy mô gia đình 1-2 con:

Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã ban hành Nghị quyết về chính sách DS - KHHGĐ đã chỉ rõ trong phần mục tiêu cụ thể “Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mỗi gia đình (mỗi cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21. Tập trung mọi nỗ lực nhằm tạo chuyển biến rõ rệt ngay trong thập kỷ 90 này” [59, tr.35]. Trong PLDS, điều 4, khoản 2, điểm a quy định: Công dân có nghĩa vụ “Thực hiện KHHGĐ, xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững” [82, tr.3].

Nghị định 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của PLDS: Điều 3, khoản 2 quy định “Quy mô gia đình ít con là mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con”; Điều 17, khoản 3, điểm a quy định: Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ “Thực hiện quy mô gia đình ít con - có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững” [31, tr.7].

Theo kết quả khảo sát, nhận thức của CBLĐQL đối với quy định của nhà nước về số con của các cặp vợ chồng là tương đối rõ ràng và chính xác. Hầu hết những người được hỏi (chiếm 96%) đều biết rõ về quy định số con trong PLDS.

Khi phân tích tương quan giữa các nhóm tuổi cho thấy, phần lớn CBLĐQL được hỏi ở các nhóm tuổi đều trả lời đúng về quy định số con trong PLDS như: CBLĐQL dưới 30 tuổi trả lời đúng là 95,7%, từ 31 - 40 tuổi (96,7%), từ 41- 50 tuổi (95,5%) và CBLĐQL trên 51 tuổi nhận thức đúng là 100%. Tuy nhiên, vẫn còn một số CBLĐQL nhận thức sai khi cho rằng PLDS quy định mỗi cặp vợ chồng có thể sinh ba con hoặc chỉ được sinh một con. Số lượng ý kiến này là không đáng kể nhưng rất đáng chú ý. Bởi lẽ đây là những nhận thức hết sức sai lầm - nguyên nhân làm tăng tỷ lệ dân số trong thời gian qua.

Nghiên cứu định tính cũng cho những kết quả tương tự. Có thể thấy điều này qua phỏng vấn sâu CBLĐQL cấp xã như sau:

Pháp lệnh dân số ra đời, tôi cứ tưởng là nhà nước cho sinh con thứ ba. Gia

đình nào có khả năng thì cứ sinh chứ không phải sinh 1-2 con” (PVS, LĐ cấp

xã, dân tộc Mông, xã Tá Lâu, huyện Trạm Tấu).

Tương tự như vậy, quan điểm một CBLĐQL cấp huyện cho biết:

“Tôi nghe nói PLDS ra đời là mọi người có thể tự quyết định sinh con tuỳ ý, Nhà nước không cấm đoán chuyện này như trước nữa. Nhà tôi thì cũng mới có 3 cháu gái, vợ tôi và ông bà hai bên nội ngoại đều mong muốn có thêm cháu trai nên tôi quyết định sinh và đã được như mong muốn”(PVS, LĐ huyện, huyện Mù Cang Chải).

Kết quả phỏng vấn sâu trên cho thấy, không chỉ cộng đồng mà ngay cả cán bộ, kể cả CBLĐQL huyện đang có nhận thức lệch lạc về quy định số con của mỗi cặp vợ chồng trong PLDS. Đây cũng là biểu hiện cho thấy sự thiếu vững chắc trong những thành quả

mà chương trình dân số quốc gia đã đạt được. Tâm lý muốn có con trai để “nối dõi tông đường” và tâm lý “đông con nhiều phúc” còn nặng.

+ Hiểu biết quy định về khoảng cách giữa các lần sinh

Trong PLDS điều 10, khoản 1, điểm a và Nghị định 104/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của PLDS, điều 17, khoản 2, điểm a quy định

Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng giữa các lần sinh phù hợp với quy mô gia đình ít con, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chính sách dân số của nhà nước trong từng giai đoạn; phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của các cặp vợ chồng, cá nhân trên cơ sở bình đẳng [31, tr.7].

Với câu hỏi “Đồng chí có biết trong hướng dẫn về PLDS quy định cụ thể về khoảng cách giữa các lần sinh không?”, kết quả thu được cho thấy, có tới 70% những người được hỏi cho biết nhà nước đã có quy định về khoảng cách giữa các lần sinh, nhưng vẫn còn tới 24,7% số người được hỏi cho rằng không có quy định này và 5,3% không biết nhà nước đã có quy định điều này trong PLDS hay không.

Những số liệu này cho thấy, mặc dù PLDS đã được tuyên truyền nhiều nhưng tính hình thức còn lớn, hiệu quả truyền thông chưa cao, còn tới 1/3 số cán bộ được hỏi trả lời sai hoặc không biết có quy định này trong PLDS hay không. Đây là điều đáng chú ý để đưa ra giải pháp can thiệp về sau.

So sánh nhận thức về quy định khoảng cách giữa các lần sinh trong PLDS của CBLĐQL phân theo khối công tác cũng thấy những khác biệt đáng chú ý (xem biểu 2.3).

Biểu 2.3: Tương quan giữa quy định về khoảng cách giữa các lần sinh với khối

61 71 77 69 34 25 17 19 5 4 6 12 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Cã Kh«ng Kh«ng biÕt

Khèi § ¶ng ChÝnh quyÒn § oµn thÓ Doanh nghiÖp

Số liệu ở biểu đồ trên cho thấy, CBLĐQL thuộc khối đoàn thể có nhận thức chính xác với tỷ lệ cao nhất, sau đó là khối chính quyền, khối doanh nghiệp và khối Đảng có tỷ lệ nhận thức đúng thấp hơn hai khối trên.

Trên thực tế, khối đoàn thể là khối thường xuyên tiếp cận và lồng ghép công tác tuyên truyền, vận động những nội dung liên quan đến dân số nhiều hơn, do đó, có thể họ có những nhận thức rõ hơn những khối cơ quan khác.

Qua khảo sát cho thấy, 77% số người được hỏi thuộc khối đoàn thể khẳng định PLDS có quy định về khoảng cách giữa các lần sinh, 17% khẳng định không có quy định này và chỉ với 6% không biết là có quy định này; khối chính quyền có biết quy định về khoảng cách giữa các lần sinh là 71%, không có quy định là 25% và số không biết là 4%; khối Đảng biết có quy định về khoảng cách giữa các lần sinh là 61%, không có quy định

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ lãnh đạo - quản lý đối với pháp lệnh dân số docx (Trang 42 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)