KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với kênh phân phối bán lẻ của công ty dược sài gòn (Trang 85)

C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

4.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC:

Chủ trương của Bộ y tế là áp dụng GPP vào năm 2007 và đến hết năm 2010 tất cả các nhà thuốc đều phải đạt chuẩn GPP, các nhà thuốc không GPP sẽ bị buộc đóng cửa và thu hồi giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên cho đến thời điểm này (tức

năm 2010) trên cả nước chỉ có khoảng hơn 5% nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên tổng số các nhà thuốc của cả nước. Và các nhà thuốc GPP cũng không gây được ấn tượng về sự khác biệt thậm chí giá thành và những rắc rối của quy định còn khiến người tiêu dùng cảm thấy bất tiện khi đến với những nhà thuốc đạt chuẩn như thế này.

Trước các khó khăn của nhà thuốc GPP, Bộ Y tế/Sở Y tế đã và đang triển khai các giải pháp để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân có định hướng đầu tư nhà thuốc/chuỗi nhà thuốc GPP như sau:

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về nhà thuốc GPP để người dân hiểu được lợi ích và sẵn sàng tiếp cận với nhà thuốc GPP. Hỗ trợ các hoạt động quảng bá, tiếp thị của các nhà thuốc GPP

Tổ chức tập huấn, đào tạo về GPP cho doanh nghiệp, chủ nhà thuốc Ưu tiên thời gian thẩm định, cấp phép cho nhà thuốc GPP hoạt động

Về nhân sự : xem xét quy định một dược sĩ đại học đảm bảo chất lượng (Quality Management - QM) cho toàn bộ chuỗi nhà thuốc GPP

Phạm vi kinh doanh : có lộ trình để nhà thuốc GPP được kinh doanh tất cả các loại thuốc (thuốc kê đơn, không kê đơn, thuốc hiếm) còn nhà thuốc không đạt GPP chỉ được bán thuốc thông thường, thuốc không kê đơn (OTC)

Nguồn cung ứng thuốc : Doanh nghiệp triển khai chuỗi nhà thuốc được nhập khẩu trực tiếp thuốc để cung ứng cho toàn bộ chuỗi, không phải ủy thác nhập khẩu.

Bộ Y tế sẽ làm việc với Bộ tài chính, Các Bộ liên ngành, chính quyền địa phương để có chính sách khuyến khích về thuế, đất, thanh toán bảo hiểm y tế.

Tăng cường tính thực thi của Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn, nguyên tắc thực hành tốt kê đơn thuốc và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Mặc dù Bộ y tế đã đưa ra những chính sách ưu đãi nhưng việc thực hiện GPP vẫn chỉ là mang tính đối phó và nhỏ giọt. Do vậy để cải thiện tình hình hiện nay, một số kiến nghị về phía Nhà nước mà cụ thể là các cơ quan quản lý về dược phẩm như sau:

Thứ nhất, Bộ y tế cần thực hiện đơn giản hóa khâu phân phối. Việc sử dụng quá nhiều tầng nấc trung gian làm giá thuốc luôn trong tình trạng cao hơn giá gốc nhiều lần. Khiến các nhà thuốc GPP vốn đã tốn nhiều chi phí đầu tư trang thiết bị nay lại phải bán thuốc cao hơn với giá bên ngoài hoặc có ngang bằng đi nữa cũng phải chịu mức lợi nhuận khá thấp.

Thứ hai, thực tế cho thấy mặc dù đã có quy định cấm “dược sĩ kê đơn” hay “bác sĩ kiêm dược sĩ” nhưng vẫn không thể kiểm soát được. Các nhà thuốc không GPP vẫn hoạt động mà không gặp phải một biện pháp nhắc nhở hay chế tài nào. Do đó, kiến nghị Bộ Y tế nên nhanh chóng đưa ra một số mức xử phạt cụ thể như tạm thu hồi giấy phép kinh doanh, hay phạt hành chính đối với các nhà thuốc không tuân thủ.

Thứ ba, mặc dù Bộ Y tế đã tích cực tổ chức các khóa đào tạo GPP cho các doanh nghiệp hay phối hợp với các Hội dược học, Hội dược sĩ bệnh viện nhưng vẫn chỉ là những buổi hội thảo mang tính chuyên đề, mang tính chất chuyên môn nhiều hơn là tác dụng tuyên truyền. Vì vậy, nhà nước đặc biệt là Bộ Y tế cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền chuẩn GPP qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, thậm chí cả internet. Cụ thể là tổ chức các buổi họp báo với sự có mặt của các tờ báo lớn như Thanh niên, Tuổi trẻ, Tiếp thị và gia đình, Người đô thị, Thuốc và Sức khỏe, trang báo điện tử Vnexpress.

Thứ tư, Bộ Y Tế cần thực hiện triệt để Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT của mình vì nếu cứ tiếp tục nhân nhượng cho các nhà thuốc không đạt chuẩn hiện nay thì các nhà thuốc GPP sẽ hoàn toàn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh, và thậm chí nhiều nhà thuốc GPP sẽ phải “hạ chuẩn” vì không đủ nguồn vốn để duy trì.

KẾT LUẬN

Lý luận và thực tiễn đã cho thấy sự quan trọng của việc hoạch định một chiến lược cạnh tranh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quyết định đến sự thành công hay thất bại. Đối với công ty Sapharco, việc đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh còn giúp công ty vận hành bộ máy vốn đã “cồng kềnh” của mình một cách trơn tru hơn, có định hướng và củng cố vững chắc hơn nữa vị trí của mình trong xu thế cạnh tranh ngày một gắt gao hiện nay.

Trong lĩnh vực phân phối dược phẩm, Sapharco luôn muốn vươn đến tầm cao là một nhà phân phối dược phẩm chuyên nghiệp. Nhưng với xu thế cạnh tranh hiện nay, cùng với những cản trở về mặt khách quan, thế mạnh của Sapharco đang dần bị các công ty đối thủ lấn át với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ các tổ chức nước ngoài. Do vậy, việc hoạch định nên các giải pháp cạnh tranh liên quan đến các kênh phân phối càng trở nên cần thiết và cấp bách. Điều này sẽ giúp Sapharco có một con đường rõ ràng hơn, và một cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường phân phối dược phẩm hiện nay.

Trong thời gian thực tập và nghiên cứu ở công ty dược Sapharco, em đã cố gắng phân tích, tìm hiểu và thu thập các số liệu để góp phần hoàn thiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của kênh phân phối bán lẻ của công ty, tìm ra những ưu điểm, xem xét những tồn tại, từ đó mạnh dạn để xuất để giải quyết những tồn tại riêng cũng như đề xuất xây dựng một phương pháp luận tổng quát chung.

Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn nên em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Hơn nữa môi trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng nên chiến lược sẽ phải luôn được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty Sapharco cùng với các anh/chị ở các phòng ban đã giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp, giúp em có được cái nhìn bao quát và thực tiễn hơn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính năm 2007 của công ty dược Sài Gòn – Sapharco. 2. Báo cáo tài chính năm 2008 của công ty dược Sài Gòn – Sapharco. 3. Brochure giới thiệu công ty dược Sài Gòn – Sapharco.

4. Micheal .E. Porter, chiến lược cạnh tranh (1980) – NXB Trẻ. 5. Quyết định số 11/2007/QĐ_BYT của Bộ Y Tế.

6. Thông tin từ bài viết “cơ hội đầu tư nhà thuốc GPP” – Hằng Nga đăng trên báo Nhịp cầu đầu tư ngày 21/6/2010 trên trang web:

http://www.nhipcaudautu.vn/article.aspx?page=3&id=5013

7. Trang web Công ty Cp Dược phẩm ECO: http://www.ecopharmacy.com.vn 8. Trang web Công ty Cp Dược phẩm Phano: http://www.v-phano.com 9. Trang web Công ty CP viễn thông VTC: www.Vtccard.com.vn . 10.Trang web Công ty Dược Sài Gòn – Sapharco: www.sapharco.com. 11.Trang web Cục quản lý dược www.dav.gov.vn

12.Trang web ERP Việt Nam: http://erpvietnam.wordpress.com

13.Trang web Microsoft Việt Nam www.microsoft.com/vietnam

14.Trang web Sở Y Tế Tp.HCM: www.medinet.hochiminhcity.gov.vn. 15.Trang web về thực phẩm chức năng: www.thucphamchucnang.net

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với kênh phân phối bán lẻ của công ty dược sài gòn (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)