C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
4.2.4. Giải pháp 4: Quản lý khâu phân phối, cắt giảm chi phí
Hiện nay, vấn đề giá thuốc đang ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các nhà thuốc bán lẻ trên cả nước. Là nhà phân phối dược phẩm hàng đầu, Sapharco hoàn
toàn có thể chủ động trong khâu đầu vào cho chuỗi nhà thuốc GPP. Thực hiện tốt nhiệm vụ trong khâu phân phối là điều cần thiết nhất để giảm bớt chi phí cũng như thời gian. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh hiện nay của công ty như Phano, ECO, Codupha hay một số đối thủ tiềm năng như Vimedimex, Dược Hậu Giang trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm… đều được Bộ Y Tế cấp phép nhập khẩu đặc biệt là các loại thuốc hiếm, do vậy việc cạnh tranh về khâu đầu vào vô cùng khó khăn, mỗi công ty đều có những đặc điểm, chủng loại thuốc khác biệt, quyết định cuối cùng sẽ thuộc về người tiêu dùng. Tuy nhiên, khâu quản lý là một mắc xích quan trọng lại ít được các doanh nghiệp hiện nay chú ý, việc áp dụng công nghệ quản lý ERP và SCM là một bước đi đúng đắn của Sapharco trong thời kỳ bùng nổ sức mạnh công nghệ thông tin như hiện nay. Năng suất lao động sẽ tăng do các dữ liệu đầu vào chỉ phải nhập một lần cho mọi giao dịch có liên quan, đồng thời các báo cáo được thực hiện với tốc độ nhanh hơn, chính xác hơn. DN có khả năng kiểm soát tốt hơn các hạn mức về tồn kho, công nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận… đồng thời có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thi công… vừa đủ để sản xuất, kinh doanh. ERP cũng như SCM là một trong những hệ thống tiên tiến trên thế giới được rất nhiều công ty, tập đoàn lớn áp dụng, ở Việt Nam thành công gần đây là Tập đoàn Đồng Tâm, Công ty Cp sữa Vinamilk.
Tuy đã có những bước triển khai nhất định nhưng hiện nay Sapharco vẫn chưa thật sự phát huy hết sức mạnh của công cụ này, các vấn đề về việc xuất đơn hàng trùng lặp nhiều lần hay dữ liệu không được đồng bộ luôn luôn xảy ra càng khiến nhân viên trong công ty không còn tin tưởng vào hệ thống. Có thể Sapharco đã rất thành công trong việc tìm ra một cách thức quản lý phù hợp cho công ty nhưng vận dụng là một yếu tố cần nhưng chưa đủ để phát huy tính hiệu quả trong doanh nghiệp. Việc phát huy tính hiệu quả còn thấp chứng tỏ Sapharco vẫn chưa làm chủ hoàn toàn chương trình này. Do vậy, để ứng dụng thành công hệ thống này Sapharco cần phải đầu tư hơn nữa đội ngũ điều hành chuyên nghiệp để chương trình có thể thích ứng hoàn toàn với bộ máy của Sapharco, loại bỏ những sai xót có thể dẫn đến lỗ hàng trăm tỷ đồng. Và nếu phát huy được tính hiệu quả như mong muốn, Sapharco sẽ giảm bớt chi phí, tăng cường sức mạnh cạnh tranh của nhà thuốc GPP so với đối thủ và các nhà thuốc không GPP hiện nay.