Thế mạnh của ECO về kênh phân phối bán lẻ:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với kênh phân phối bán lẻ của công ty dược sài gòn (Trang 50 - 52)

C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

3.2.3.2. Thế mạnh của ECO về kênh phân phối bán lẻ:

Tuy chỉ mới thành lập được 2 năm, tuổi đời công ty còn rất non trẻ nhưng những gì mà ECO làm được hoàn toàn không nhỏ. Trong vòng 2 năm, công ty này đã thiết lập được một hệ thống gồm 12 nhà thuốc đạt chuẩn GPP tại Tp. HCM và theo ông Ngô Chí Dũng, Tổng giám đốc công ty Cp Dược phẩm ECO, cho biết đến cuối năm 2010 sẽ mở rộng lên 25 đến 30 nhà thuốc GPP tại Tp. HCM.

Hệ thống nhà thuốc ECO hiện đặt tại các địa chỉ:

- Số 612 - 614 Nguyễn Chí Thanh, phường 7, quận 11, TP.HCM. - Số 255 Hòa Hảo, phường 4, quận 10, TP.HCM.

- Số 120 Trường Chinh, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM. - Số 404A Cách Mạng Tháng Tám, phường 11, quận 3, TP.HCM. - Số 05 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

- Số 233 Nguyễn Văn Hoài, ấp Bàu Tre II, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM.

- Số 51 Thuận Kiều, Phường 12, Quận 5, Tp.HCM.

- Số 189C Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp.HCM. - Số 413 Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3, Tp.HCM.

- Số 353 Hoàng Văn Thụ, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp.HCM. - Số 397 Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3, Tp.HCM.

- Số 010 lô D, chung cư Hùng Vương, Mạc Thiên Tích, Phường 11, Quận 5, Tp.HCM.

Được biết số vốn công ty ECO bỏ ra để thành lập một nhà thuốc vào khoảng 3 đến 4 tỷ đồng, Như vậy, nếu theo đúng chiến lược đã đề ra, ECO sẽ phải chi vào khoảng 80 tỷ đồng vào 6 tháng cuối năm 2010, chưa tính đến mức lương mà công ty này sẽ phải trả cho các dược sĩ có bằng cấp đại học khi mà công ty Phano đã trả 8 triệu đồng / dược sĩ. Nếu so sánh về tốc độ phát triển độ bao phủ, có thể nói ECO hiện đang dẫn đầu trong lĩnh vực chuỗi nhà thuốc bán lẻ đạt chuẩn hiện nay. Chỉ trong vòng 2 năm, công ty này đã vượt xa Phano, một công ty đi tiên phong trong

ngành, đồng thời vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng phát triển mạnh mẻ trong thời gian sắp tới.

Hiện nay ECO còn được sự hậu thuẫn rất lớn của hơn 100 nhà phân phối dược phẩm trong và ngoài nước, đặc biệt là từ Công ty Cp Y Dược phẩm Vimedimex, một đối thủ cạnh tranh lớn của Sapharco trong lĩnh vực phân phối. Điều này không những giúp ECO đảm bảo giá thuốc luôn cạnh tranh mà còn gia tăng sức ép về phía Sapharco khi vừa phải cạnh tranh với một trong những đối thủ lớn nhất của mình là Vimedimex, vừa phải cạnh tranh với ECO.

Ngoài 3 đối thủ cạnh tranh chính trên, vẫn còn rất nhiều công ty khác đang muốn nhảy vào phân khúc thị trường đầy hấp dẫn này như Công ty Cp Y Dược phẩm Vimedimex với chuỗi nhà thuốc Việt, Công ty Cp Dược phẩm Quận 3, hay Công ty Cp Dược Minh Phúc... Tuy nhiên, vì vướng phải nhiều khó khăn về pháp lý, nguồn vốn cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh theo chuỗi nên một số công ty dù đã có những bước đi tiên phong nhằm đón bắt thị trường nhưng sớm gặp phải thất bại như chuỗi nhà thuốc Y Đức phải bán lại chuỗi nhà thuốc của mình cho Công ty CP Dược Minh Phúc hình thành nên hệ thống chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu, tuy nhiên chuỗi nhà thuốc này cũng đang gặp phải vấn đề về chất lượng khiến doanh thu sụt giảm 80%. (theo báo Nhịp cầu đầu tư ngày

21/6/2010 trên website: http://www.nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=5013 ). Như

vậy, có thể nói kênh bán lẻ hiện đang nóng dần lên và hút rất nhiều nhà đầu tư vào thị trường này. Tuy nhiên, nguồn vốn mạnh chưa đủ mà còn cần phải có những bước chiến lược đúng đắn mới giúp các doanh nghiệp xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với kênh phân phối bán lẻ của công ty dược sài gòn (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)