Nâng cao chất lợng các khoản cho vay

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nông thôn Campuchia (Trang 57 - 59)

- Nợ quá hạn = KHR Nợ quá hạn = USD

2.2.Nâng cao chất lợng các khoản cho vay

2. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia

2.2.Nâng cao chất lợng các khoản cho vay

2.2.1. Những yếu tố cần xem xét khi thẩm định phân tích tín dụng *. Đánh giá, phân loại khoản cho vay.

Vào mỗi tháng, mỗi quý Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia phải đánh giá, phân loại lại các khoản cho vay. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng để tránh khả năng mất vốn, xác định đợc chính xác về chất lợng tín dụng để có thể chú trọng hơn trong quá trình thu hồi vốn.

Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia cần chỉ dẫn các cán bộ tín dụng của các Tổ chức tài chính vi mô hoặc trực tiếp đánh giá các khoản tín dụng của mình theo những tiêu chuẩn dới đây:

- Những khoản vay hoàn toàn không thể thu hồi đợc nợ. - Những khoản vay chỉ có thể thu hồi nợ đợc khoảng 25%. - Những khoản vay chỉ có thể thu hồi nợ đợc 50%.

- Những khoản vay có thể thu hồi đợc 75%.

- Những khoản vay không có vấn đề (các khoản vay hoàn toàn có khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi).

Từ các tiêu chuẩn đánh giá trên, Ngân hàng Phát triển Nông Thôn Campuchia sẽ lập quỹ dự phòng theo tỷ lệ tơng ứng, chẳng hạn khả năng thu hồi dới 50% tức là làm sao để tổng số nợ không có khả năng thu hồi đúng bằng trích từ quỹ rủi ro tín dụng.

Việc làm này mang ý nghĩa quan trọng cho Ngân hàng trong quá trình hạn chế các hậu quả do rủi ro tín dụng gây nên. Một điều đáng lu ý khác là sau khi đánh giá phân loại các khoản vay, Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia phải trích ngay từ quỹ rủi ro và đợc hạch toán vào cớc phí hoạt động tín dụng trong quý và nắm tài chính hiện hành.

Việc thẩm định cho vay là một việc rất quan trọng để có thể đánh giá đợc về vốn cho vay của Ngân hàng có mạo hiểm hay không. Để thực hiện tốt công việc này Ngân hàng Phát triển Nông thôn Campuchia cần phải hợp tác với các các Tổ chức tài chính vi mô để tiến hành tìm hiểu về khách hàng của mình, nghiên cứu về t duy kinh tế của các khách hàng xin vay vốn. Cán bộ tín dụng nên lập hồ sơ theo dõi việc vay vốn trả nợ của khách để nắm chắc hơn tình hình tài chính của họ.

2.2.2. Phơng pháp điều tra và tổ chức hợp lý quy trình tín dụng

Có 3 giai đoạn chính của quy trình tín dụng là giai đoạn thẩm định dự án, giai đoạn giám sát khách hàng vay vốn và giai đoạn thu nợ.

- Giai đoạn thẩm định dự án : là giai đoạn khởi đầu có tính chất quyết định đối với sự an toàn của khoản tiền vay. Mức độ rủi ro của khoản vốn cho vay phụ thuộc vào việc xem xét hồ sơ vay vốn, đánh giá tính khả thi của dự án mà từ đó đa ra quyết định có cho khách hàng vay hay không. Trên thực tế, các nhà kinh doanh vì muốn vay đợc tiền của Ngân hàng nên họ sẽ làm “đẹp” các điều kiện hồ sơ xin vay của mình.

- Quá trình giám sát ngời vay : xem xét ngời vay sử dụng số tiền vay đó nh thế nào, có tính chất quyết định giúp Ngân hàng lờng trớc đợc những rủi ro hay không, để từ đó mà có biện pháp ngăn chặn. Việc giám sát có thể thực hiện dới nhiều hình thức nh kiểm tra định kỳ báo cáo tài chính của khách hàng, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, kiểm tra khả năng chi trả và thanh toán của khách hàng nhằm giúp Ngân hàng có biện pháp ứng phó kịp thời trớc khi có rủi ro xảy ra.

- Quá trình thu nợ và thanh lý nợ: đây là khâu quan trọng quyết định sự tồn tại của Ngân hàng. Ngân hàng có thể thu hồi nợ trớc hạn nếu thấy các khoản nợ có vấn đề, có nhiều khả năng dẫn đến rủi ro và gây tổn thất cho Ngân hàng.

Từ sự phân tích trên, ta thấy Ngân hàng phải quản lý chặt chẽ hơn nữa quá trình cho vay, và cho ý kiến đối với các Tổ chức tài chính vi mô, cụ thể:

Trớc khi quyết định cho vay cán bộ tín dụng phải nắm rõ hồ sơ của khách hàng một cách chi tiết. Những giấy tờ cần thiết nh: Giấy phép kinh doanh, bảng

cân đối kế toán, tình hình sản xuất kinh doanh của một vài năm gần đây... Ngân hàng phải điều tra thêm các nguồn tin khác. Cán bộ tín dụng phải biết rõ mục đích vay vốn của khách hàng.

Khi món tiền cho vay đã đợc thực hiện thì bắt buộc Ngân hàng phải theo nguyên tắc quản lý tiền vay, thực hiện giám sát quá trình cho vay. Ngân hàng phải phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng cán bộ tín dụng. Có nh vậy, thì quá trình giám sát khách hàng mới đợc thực hiện một cách triệt để.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nông thôn Campuchia (Trang 57 - 59)