GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 81 - 86)

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường tài phán trọng tài hiện nay tương đối phổ biến và mạng tính chất quốc tế phục vụ cho quan hệ kinh tế Quốc tế hết sức đa dạng, đây là một hình thức có nhiều ưu thế trên thế giới.

Để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động trọng tài nhiều nước đã ký hiệp định về trọng tài và tham gia công ước quốc tế về việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.

1. Kết qu hot động xét x ca các Trung tâm Trng tài

Theo báo cáo hoạt động của trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam năm 2001 về hoạt động xét xử như sau:

+ Đã thụ lý 18 vụ, với tổng trị giá tranh chấp 2. 200.000 USD.

+ Đã tổ chức xét xử 6 vụ.

+ 1 vụ Nguyên đơn rút kiện .

+ 4 vụ Nguyên đơn chưa nộp phí trọng tài .

+ Trả lại đơn kiện 1vụ .

+ 7 vụ đang trong thời hạn giải quyết .

Theo báo cáo của các trung tâm trọng tài kinh tế về tình hình hoạt động xét xử như sau :

+ Tổng số vụ việc thụ lý là 12 vụ .

+ Tổng số đã được giải quyết bằng hoà giải là 7 vụ, trong đó hoà giải thành 4 vụ, hoà giải không thành 3 vụ.

+ Số vụ việc giải quyết bằng quyết định (phán quyết của trọng tài) là 2 vụ.

- Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long (ECOARCEN) cho đến nay chưa thụ lý một vụ tranh chấp nào theo thẩm quyền.

- Trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn đã thụ lý 11 vụ, nhưng chưa giải quyết vụ nào. Trung tâm Trọng tài kinh tế Bắc Giang, cho đến nay đã thụ lý và đã giải quyết bằng hoà giải 1 vụ rút ngắn thời gian.

2.Thun li và khó khăn 2.1 Thun li

Pháp lệnh trọng tài Thương mại số 08/2003 UBTVQH 11 ngày 25/2/2003 có hiệu lực ngày 1/7/2003 mở rộng phạm vi giải quyết các tranh chấp của trọng tài thương mại đây là một thuận lợi đối với các Trung tâm trọng tài.

Những tranh chấp có yếu tố nước ngoài trước đây do trung tâm trọng tài quốc tế đặt bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam giải quyết. Nay Pháp lệnh trọng tài thương mại có nới rộng thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp khác theo quy định tại Điều 2 Mục 4 và Mục 5 Pháp lệnh Trọng tài thương mại số 08/2003 PL/UBTVQH 11, tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài.

Ngay từ khi giao kết hợp đồng hai bên đã có thoả thuận về điều khoản trọng tài hết sức cụ thể, do vậy, hai bên có thể chọn trọng tài ngay sau khi mới thiết lập giao dịch kinh tế, hoặc khi tranh chấp xảy ra các bên được tự nguyện lựa chọn Trung tâm trọng tài có uy tín mà họ cảm thấy có thể tin tưởng được, họ cũng có quyền chọn ra một trọng tài viên cụ thể để đảm đương nhiệm vụ. Để đảm bảo uy tín cho Trung tâm các trọng tài viên được chọn sẽ phải làm nhiệm vụ một cách khách quan, trung thực, theo đúng quy định của pháp luật.

Tính chất không công khai trong tố tụng trọng tài sẽ bảo vệ được bí mật kinh doanh của các bên. Trọng tài thường tôn trọng sự thoả thuận của các bên, hoặc hướng cho các bên tìm đến một giải pháp hợp lý, hợp tình, việc giải quyết của trọng tài rất linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo được sự công bằng, việc thi hành các phán quyết trọng tài có thể nhanh chóng hơn bản phán quyết của toà án vì trong đó đã hàm chứa sự thoả thuận giữa các bên từ khi khởi kiện.

Thi hành phán quyết của trọng tài thương mại.

Nếu nói trong tất cả các khâu của quá trình tố tụng thì việc thực thi các quyết định của trọng tài kinh tế là khâu quan trọng nhất, vì nó là kết quả cuối cùng của thủ tục xét xử và mọi quyết định nếu không được thi hành thì cũng không có ý nghĩa gì. Khác với Điều 31 của Nghị định 116, Pháp lệnh trọng tài thương mại số 08/PL UBTVQH11 quy định thi hành quyết định trọng tài sau 30 ngày. Nếu một bên không tự nguyện thi hành quyết định trọng tài thì bên kia có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp Tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài đây là một thuận lợi cơ bản đối với phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Về mối quan hệ giữa toà án và trọng tài thương mại theo Pháp lệnh số 08/PL UBTVQH 11, mặc dù toà án và trọng tài thương mại là 2 cơ quan tài phán khác nhau về bản chất, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một số vấn đề thuộc lĩnh vực tố tụng trọng tài. Điểm nổi bật là trọng tài sẽ được sự hỗ trợ tích cực từ phía toà án, sự hỗ trợ này thể hiện ở chỗ trong một số trường hợp nhất định do pháp luật quy định toà án có thể xem xét lại tính hợp pháp quyết định trọng tài đã có hiệu lực pháp luật mà không được tự nguyện thi hành thì toà án có thể phê chuẩn và sau đó cưỡng chế thi hành quyết định của trọng tài .

2.2 Khó khăn:

Bên cạnh những ưu điểm giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài, thực tiễn pháp luật giải quyết bằng trọng tài còn gặp một số vướng mắc sau:

♦ Hiện nay các Trung tâm trọng tài hoạt động theo Nghị địnhh 116/CP quy định Trọng tài là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, cho nên các trọng tài viên phải tự đứng ra thành lập và phải tự bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của mình. Liệu trong

điều kiện hiện nay điều này có dễ dàng thực thi hay không? Ngày 25 /02/2003 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 11đã ban hành Pháp lệnh trọng tài thương mại, quy định địa vị pháp lý của Trung tâm trọng tài là một tổ chức phi Chính phủ có tư cách pháp nhân có con dấu riêng và được lập chi nhánh văn phòng đại diện. Như vậy có thể xem Trung tâm trọng tài như một doanh nghiệp được không ? Hoạt động của trọng tài có nhằm mục đích kinh doanh không? và nhà nước hỗ trợ khuyến khích như thế nào.

♦ Điều kiện làm trọng tài viên của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam có thể có những trọng tài viên là người nước ngoài, vì việc giải quyết tranh chấp ngoại thương cần rất nhiều kiến thức về nhiều lĩnh vực, trong khi trọng tài viên của các trung tâm trọng tài kinh tế là người Việt Nam đang cư ngụ tại Việt Nam. Hiệu quả này có làm giảm bớt khả năng hoạt động của trọng tài kinh tế?, chưa kể đến việc chọn các trọng tài viên, liệu họ có đủ sức đảm đương nhiệm vụ hay không? việc thi tuyển trọng tài viên vẫn còn nặng về hình thức, chưa chú ý đến thực chất của vấn đề là nước ta đang cần tìm những trọng tài viên có đầy đủ năng lực uy tín để làm việc. ♦ Trong điều kiện nước ta hiện nay, với sự mở rộng các thành phần kinh tế, chủ doanh nghiệp không nắm vững pháp luật, ít tin tưởng vào sự nghiêm minh của phát luật. Ngay cả bản án có hiệu lực của toà án nhân dân các cấp việc thi hành cũng hết sức khó khăn, kéo dài. Việc giải quyết tranh chấp bằng con đường tài phán trọng tài, từ giai đoạn đầu tiên hai bên phải có sự thoả thuận đưa ra giải quyết trước cơ quan trọng tài nào? đến giai đoạn cuối cùng là thi hành quyết định trọng tài bằng con đường tự nguyện, nếu hai bên không tự nguyện thì pháp luật lại chưa qui định chặt chẽ, phù hợp với nền kinh tế linh hoạt và mềm dẻo hiện nay ở nước ta.

V môi trường pháp lý.

Khó khăn lớn nhất hạn chế hoạt động có hiệu quả của các trung tâm trọng tài kinh tế ở nước ta hiện nay chính là hệ thống các văn bản phát luật về trọng tài kinh tế còn nhiều cấp bậc và không đồng bộ, thể hiện như:

♦ Hiện tại ở nước ta đang tồn tại 2 loại tổ chức trọng tài kinh tế phi Chính phủ, hoạt động trên 2 mặt bằng pháp lý khác nhau. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam thì được Chính phủ quyết định thành lập (theo quyết định ngày 28/4/1993 ) và

hoạt động theo quy tắc trọng tài do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam, trong đó các trung tâm trọng tài kinh tế khác thì được Chủ tịch UBND cấp Tỉnh cho phép thành lập và sau đó hoạt động theo các Quy định 116/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ.

♦ Các quy định về điều kiện, thủ tục xét chọn trọng tài nên đối với trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam và các trung tâm trọng tài kinh tế theo Nghị định 116/CP cũng rất khác nhau, sự không thống nhất của môi trường pháp lý này đã làm cho các trung tâm trọng tài kinh tế thiếu tính thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế hoạt động có thể dẫn đến những sự hiểu biết khác nhau về vai trò, vị trí của các trung tâm trọng tài Việt Nam. Măc dù theo điều 61 PL/08 UBTVQH11 quy định các Tổ chức trọng tài được thành lập trước ngày pháp lệnh này có hiêu lực phải sửa đổi bổ sung Điều lệ, Quy tắc tố tụng trọng tài cho phù hợp với quy định của pháp lệnh trong thời hạn 12 tháng. Trong khi chờ đợi Nghị định thông tư và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh số 08 /PL UBTVQH11 thì những khó khăn trên vẫn tồn tại như một thực trạng vướng mắc của pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường trọng tài nước ta hiện nay, những vướng mắc này đã được sửa đổi, bổ sung trong Pháp lệnh trọng tài thương mại số 08/PL UBTVQH11 ban hành ngày 25/3/2003 để việc giải quyết tranh chấp kinh tế được phù hợp hơn, thuận lợi hơn nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế tại các Trung tâm trọng tài.

CHƯƠNG III

NHNG GII PHÁP HOÀN THIN PHÁP LUT GII QUYT TRANH CHP NƯỚC TA GII QUYT TRANH CHP NƯỚC TA

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)