Trong các trường hợp hợp đồng đã được thực hiện và việc hoàn trả bằng hiện vật không thể thực hiện được thì các bên có thể hoàn trả cho nhau bằng tiền, thiệt hại phát sinh các bên phải chịu, theo quy định này nếu bên có trách nhiệm hoàn trả
tài sản theo hợp đồng cho bên kia mà không còn tài sản thì tài sản phải được quy ra tiền. Song giá tài sản được tính ra tiền tại thời điểm nào thì cả Bộ luật Hình sự, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đều không quy định. Điều này gây khó khăn cho việc quy định giá tài sản trong điều kiện hiện nay.
* Thời hiệu khởi kiện.
Theo quy định tại Điều 31, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì thời hiệu khởi kiện là 6 tháng từ khi phát sinh tranh chấp, được quy định tại Điểm a, Khoản 3, mục I thông tư 04/LN, ngày 7/1/1995 của TANDTC và VKSNDTC. Tại nội dung này của thông tư xác định thời điểm phát sinh tranh chấp như sau:
Nếu trong thời gian HĐKT đang có hiệu lực mà một trong các bên phát hiện có vi phạm và làm phát sinh tranh chấp là ngày phát hiện được vi phạm.
Nếu HĐKT đã hết hiệu lực mà các bên không có thoả thuận nào khác và phát sinh tranh chấp thì ngày phát sinh tranh chấp là ngày tiếp theo của ngày HĐKT hết hiệu lực.
Nếu trước ngày HĐKT hết hiệu lực hoặc ngày cuối cùng HĐKT còn hiệu lực mà các bên có thoả thuận về thời hạn thực hịện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc chấm dứt HĐKT nhưng mà hết thời hạn đó, một trong các bên không thực hiện, làm phát sinh tranh chấp thì ngày phát sinh tranh chấp về việc thực hiện thoả thuận là ngày tiềp theo của ngày hết thời hạn thực hiện thoả thuận đó, trong trường hợp này có đương sự yêu cầu giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc chấm dứt HĐKT thì tòa án thụ lý giải quyết nếu tính từ ngày HĐKT hết hiệu lực đến ngày khởi kiện chưa hết th_'eai hb9n 6 tháng. Nếu đã hết thời h_n 6 tháng, thì tòa án không thụ lý giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ do các bên đã thoả thuận.
Vấn đề đặt ra là đã hết thời hiệu khởi kiện theo thủ tục tố tụng kinh tế thì được quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự và theo Văn bản số 16/1999/HKXX ngày 1/2/1999 của TANDTC giải đáp một số vấn đề kinh tế. Trước hết cần khẳng định rằng khi xác định tranh chấp mà đương sự có đơn yêu cầu toà án giải quyết thuộc một trong các tranh chấp qui định tại Điều 12 Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế, nếu thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì toà án áp
dụng Khoản 2 Điều 32 Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế để trả lại đơn kiện mà không được thụ lý để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Hướng dẫn tại Điểm 1 Khoản 3 mục 1 Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 07/1/1995 của TANDTC và VKSNDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.
" Nếu đã hết thời hạn 6 tháng, thì toà án không thụ lý giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng kinh tế mà chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ do các bên thoả thuận. Khi thụ
lý giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ do các bên thoả thuận, các toà án lưu ý và phân biệt là tuỳ theo tính chất, nội dung thoả thuận và yêu cầu của đương sự mà xác định đó là vụ án kinh tế hay là vụ án dân sự để thụ
lý, giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hoặc tố tụng dân sự."
Nếu kể từ ngày phát sinh tranh chấp HĐKT đến ngày một trong các bên yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp đó mà đã hết thời hạn 6 tháng, thì toà án trả lại đơn kiện, nếu trong thời hạn đó các bên thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp đó thì phải xem tính chất, nội dung của thoả thuận đó có phải là một HĐKT mới hay chỉ là một giao dịch dân sự.
Trong trường hợp thoả thuận đó thực chất là một HĐKT mới mà trong quá trình thực hiện thoả thuận đó có tranh chấp và có yêu cầu toà án giải quyết thì toà án phải căn cứ vào các quy định của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế để giải quyết theo thủ tục chung.
Trường hợp thoả thuận đó chỉ là một giao dịch dân sự mà trong quá trình thực hiện thoả thuận đó có tranh chấp và có yêu cầu toà án giải quyết thì toà án phải căn cứ vào quy định của Pháp lệnh giải quyết các vụ án dân sự để giải quyết theo thủ tục chung
Vấn đề thời hạn khởi kiện quy định là 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo chúng tôi quy định thời hạn 6 tháng đối với các tranh chấp phức tạp, liên quan đến nhiều việc, nhiều điểm mà quy định là 6 tháng là rất ngắn không tạo được khả năng để các đương sự có thời gian thương lượng với nhau về nhiều vấn đề và nguyên đơn có điều kiện thu nhập
chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình khi khởi kiện, cũng cần thiết phải hướng dẫn trường hợp nào pháp luật có quy định khác để áp dụng thời hạn khởi kiện ở các tòa án được thống nhất.
- Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế:
Để kịp thời ngăn chặn các hành vi tẩu tán tài sản, chứng cứ và bảo đảm thi hành án khi bản án quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật. Theo yêu cầu của đương sự hoặc Viện kiểm soát cũng có thể toà án thấy cần thiết phải áp dụng một số biện pháp khẩn cấp như:
♦ Kê biên tài sản đang tranh chấp, phong toả tài khoản.
♦ Cấm hoặc buộc đương sự, tổ chức, cá nhân phải thực hiện một số hành vi nhất định.
♦ Cho thu hoạch và bảo quản sản phẩm có liên quan đến tranh chấp; ♦ Cho bán sản phẩm hàng hoá dễ hư hỏng;
Xung quanh vấn đề áp dụng các biện pháp này, thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế vẫn còn nổi nên một số vấn đề mà pháp luật chưa đề cập đến. Theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh chỉ nói tòa án áp dụng các biện pháp này nhưng tòa án là ai, Thẩm phán phụ trách vụ án hay Chánh án, Phó tòa kinh tế?
Nhưng theo Điều 43 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì việc thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp này trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án quyết định tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
Khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời tòa án tiến hành xét xử và giải quyết toàn bộ các vấn đề của vụ án và các biện pháp này cũng được giải quyết trong bản án hoặc quyết định của tòa án. Nhưng các trường hợp vụ án không được hòa giải, xét xử mà bị đình chỉ, tạm đình chỉ thì các biện pháp khẩn cấp đã áp dụng sẽ xử lý ra sao? Vấn đề này chưa có hướng dẫn cụ thể nào, vì vậy khi giải quyết vụ án tòa án sẽ bị vướng mắc,như trong trường hợp tạm đình chỉ vì Bị đơn bỏ trốn mà tòa án đã tiến hành kê biên tài sản tranh chấp. Các tài sản đã kê biên trong trường hợp để lâu sẽ hư hỏng, mất giá trị, mà việc tạm đình chỉ bị kéo dài, nguyên đơn yêu cầu phải kê biên khối tài sản đó để bảo vệ quyền lợi của mình, trong trường hợp này tòa
án sẽ xử lý ra sao?. Việc phát sinh từ các hợp đồng vay vốn của Ngân hàng có thế chấp tài sản mà bên vay bỏ đi khỏi địa phương không rõ lý do, địa chỉ và không có tranh chấp thì theo văn bản số 16/1999/HKXX ngày 01/02/1999 hướng dẫn: Nếu ngân hàng có đơn yêu cầu toà án thụ lý để giải quyết ra quyết định phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho ngân hàng thì toà án không thụ lý giải quyết mà giải thích cho ngân hàng biết việc xử lý tài sản thể chấp cầm cố bảo lãnh. Trong trường hợp việc phát sinh từ hợp đồng vay vốn ngân hàng có thể chấp tài sản mà khi đến hạn trả nợ có tranh chấp, ngân hàng có đơn yêu cầu toà án giải quyết và toà án đã thụ lý để giải quyết thì bên vay bỏ trốn khỏi địa phương không rõ lý do, không rõ địa chỉ, theo hướng dẫn của văn bản số 16/1999/HKXX ngày 01/02/1999 của Toà án nhân dân tối cao. Toà án áp dụng Điểm C Khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Theo quy định tại Điều 42 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì không có biện pháp khẩn cấp tạm thời phát mại tài sản (trừ trường hợp sản phẩm hàng hoá dễ bị hư hỏng): do đó toà án không được quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thực tiễn áp dụng một số quy phạm pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp kinh tế cũng có một số vướng mắc bất cập như sau:
Trường hợp bản án, quyết định của tòa án đang được thi hành thì tòa án thụ lý giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp: Cơ quan thi hành án đang tổ chức thi hành bản án, quyết định của tòa án thì tòa án yêu cầu dừng việc thi hành án vì doanh nghiệp (Bên phải thi hành án) đang bị tòa án thụ lý giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Pháp lệnh thi hành án dân sự Nghị định số 69/CP của Chính phủ ngày 16/10/1993 về quy định thủ tục thi hành án dân sự chỉ quy định một số trường hợp nhất định để tạm hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án. Việc tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản không phải là căn cứ để tạm hoãn, tạm đình chỉ thi hành án.
Nếu xem xét việc chi trả theo bản án, quyết định của tòa án là các khoản nợ theo thủ tục phá sản doanh nghiệp sẽ có nhiều điểm bất hợp lý:
* Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án.
Người phải thi hành án và chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ không thể đồng nhất, cũng như hiệu lực của bản án, quyết định của toà án khác với hiệu lực thi hành của các khoản nợ giữa chủ nợ và các doanh nghiệp mắc nợ. Đối với các khoản nợ thì chủ nợ và các doanh nghiệp mắc nợ có thể thoả thuận với nhau phương pháp giải quyết (như thông qua hội nghị chủ nợ bằng các biện pháp cải tiến sản xuất, áp dụng biện pháp tài chính cần thiết ...). Còn đối với bản án việc thi hành là bắt buộc.
* Nhiều trường hợp bản án, quyết định của tòa án phải được thi hành ngay như:
Các quyết định về trả lương, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại, tính mạng, do đó, việc thi hành án không chỉ dừng lại theo thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Theo Điểm 2, Điều 18 của Luật phá sản doanh nghiệp kể từ ngày có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, thì doanh nghiệp mắc nợ không được thanh toán bất kỳ khoản nợ nào, không có bảo đảm cho bất kỳ chủ nợ nào, việc thanh toán các khoản nợ có bảo đảm phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán. Như vậy, nếu tiến hành việc chi trả theo bản án, quyết định của tòa án sẽ có điểm mâu thuẫn. Mặt khác, trên thực tế, nếu tài sản của doanh nghiệp không đủ chi trả cho toàn bộ bản án và các chủ nợ thì việc chi trả theo bản án sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của chủ nợ.
Tóm lại, nếu thực hiện theo hướng ưu tiên thi hành những bản án, quyết định của tòa án hay theo hướng xem xét việc chi trả theo bản án, quyết định là một khoản nợ trong quá trình giải quyết tuyên bố phá sản đều có những khó khăn, vướng mắc. - Một số vấn đề khó khăn hiện nay chúng tôi cho rằng rất quan trọng là: Trình độ và kinh nghiệm của Thẩm phán, Hội thẩm trực tiếp giải quyết các vụ án kinh tế còn hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiệp vụ làm cho việc giải quyết các vụ án kinh tế chưa kịp thời, phải xét xử nhiều lần, qua nhiều cấp.
Bởi những lý do sau:
* Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không quy định thẩm phán chuyên trách, đa số thẩm phán của tòa kinh tế được tuyển chọn từ các trọng tài viên thuộc cơ quan trọng tài kinh tế Nhà nước trước đây, số thẩm phán này có trình độ hiểu biết về pháp luật kinh tế và quản lý kinh tế nhưng lại hạn chế về nghiệp vụ tòa
án, về kỹ năng xét xử và tố tụng kinh tế. Còn một số thẩm phán của Tòa dân sự, Tòa hình sự được tuyển chọn sang họ chưa có kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường tư pháp tại tòa án.
* Về Hội thẩm Nhân dân còn hạn chế về khả năng, trình độ nghiệp vụ vì Hội thẩm ít được học tập, đào tạo về nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật nhất là Luật kinh tế. Hạn chế về ràng buộc trách nhiệm khi bản án có vi phạm pháp luật, chỉ có Thẩm phán mới chịu trách nhiệm còn Hội thẩm hầu như không phải chịu trách nhiệm gì.
Qua đó chúng ta thấy được những vướng mắc phát sinh ngay cả trong cơ quan xét xử những khó khăn này cần phải được khắc phục để đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế hiện nay đạt hiệu quả cao hơn