II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIỀN KHỞI KIỆN
b. Lựa chọn người hoà giải: Khi giải quyết tranh chấp bằng hoà giải, người hoà giải bắt buộc phải được sự đồng ý của các bên.
giải bắt buộc phải được sự đồng ý của các bên.
Yêu cầu đối với người hoà giải
Việc lựa chọn được một người hoà giải giỏi là rất quan trọng, một người hoà giải giỏi không có thẩm quyền độc lập như các thẩm phán hoặc trọng tài viên nhưng nếu người hoà giải giỏi và nhiều kinh nghiệm sẽ được các bên đương sự tin cậy.
Người hoà giải cần có các tiêu chuẩn sau:
- Hoàn toàn công bằng vô tư và có kiến thức chuyên môn; - Lịch sự, khéo trong giao tiếp.
- Phải nắm vững pháp luật và thực tế của vụ tranh chấp;
- Có thể xử lý nhanh những vấn đề phức tạp và tìm ra điểm mấu chốt của vấn đề; - Là người sáng tạo, có đầu óc tưởng tượng phong phú và là người khéo léo khi đưa ra các giải pháp để giải quyết tranh chấp;
- Là người kiên trì, năng động; - Đã từng là người hoà giải;
Mức độ phức tạp của vụ việc sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn người hoà giải. Tuy nhiên, đối với những vụ phức tạp người hoà giải cần trợ lý, tốt nhất là người hoà giải thảo luận những giải pháp với một người trung gian mà người này biết về vụ tranh chấp. Đôi khi, sử dụng hai người hoà giải cũng có những thuận lợi, mỗi người đại diện cho những lĩnh vực khác nhau thông qua các cuộc trao đổi họ sẽ tìm ra biện pháp giải quyết tranh chấp hợp lý thoả đáng đối với các bên.
Vai trò của người hoà giải rất rộng, vừa là người sắp xếp các cuộc họp, vừa là người đề ra các giải pháp và thuyết phục các bên cùng nhau đàm phán và chấp nhận giải pháp đó, dưới đây là một số điều kiện quy định về vai trò của người hoà giải: - Yêu cầu các bên đàm phán họp chung với nhau;
- Giúp các bên hiểu rõ toàn bộ trình tự hoà giải; - Tạo ra một môi trường phù hợp cho việc đàm phán; - Giúp các bên thoả thuận lịch làm việc;
- Lập lịch làm viêc;
- Giúp các bên hiểu rõ các vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp và quá trình hoà giải; - Giúp các bên nhận thức được thực tế vụ tranh chấp và đối mặt với thực tế đó; - Trao đổi thông tin giữa các bên;
- Gợi ý các giải pháp có thể;
- Thuyết phục các bên đồng ý với nhau một giải pháp nhất định;
Khi tham gia vào quá trình hoà giải, các bên cần thống nhất về vai trò của người hoà giải và phải thông báo cho người hoà giải biết, người hoà giải sẽ tiến hành hoà giải tuỳ theo kinh nghiệm trực giác, tuỳ theo kiến thức pháp luật của mình, tuỳ theo thực tế vụ tranh chấp số bên tham gia vào tranh chấp nhiều hay ít và quan hệ của các bên với nhau. Nói chung, người hoà giải giải quyết thành công nhờ một lịch làm việc hợp lý, điều khiển quá trình hoà giải bằng thái độ vừa kiên quyết vừa mềm dẻo và nếu cần phải thuyết phục các bên đồng ý với giải pháp có lợi cho cả đôi bên. Tuy nhiên, càng nhiều bên tham gia vào tranh chấp thì việc hoà giải càng phức tạp.