II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ
b. Cố gắng giải quyết tranh chấp bằng phương pháp thương lượng trực tiếp:
Mặc dù các phương pháp thương lượng trực tiếp có thể không thoả mãn được yêu cầu của các bên nhưng bên có quyền lợi bị vi phạm vẫn nên tiến hành thương lượng trước khi đi kiện. Sở dĩ như vậy là do bên đương sự là những người hiểu rõ tranh chấp nên dễ dàng nhân nhượng với nhau, rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp, không bị đọng vốn và lệ phí giải quyết tranh chấp đỡ tốn kém.
Việc giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh tế, Trước hết các phương pháp thương lượng góp phần đảm bảo quá trình kinh doanh của các bên tiến hành được bình thường, Việc khiếu nại hay hoà giải kịp thời bảo vệ được quyền lợi cho bên bị vi phạm. Khi bên vi phạm thoả mãn toàn bộ hay một phần yêu cầu của bên bị vi phạm thì có nghĩa là quyền lợi của bên bị vi phậm đã được phục hồi. Nếu quyền lợi không được đảm bảo, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bên bị vi phạm. Thứ hai: Khiếu nại là cơ sở để toà án hoặc trọng tài chấp nhận đơn kiện Thứ ba: Thông qua khiếu nại, các bên có thể hiểu rõ về bạn hàng, từ đó có quyết định tiếp tục kinh doanh với đối tác đó nữa không.
Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng con đương thương lượng có nhiều điểm thuận lợi cho cả hai bên. Giải quyết tranh chấp bằng khiếu nại và hoà giải có thành công, có hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các bên chủ thể hợp đồng. Dù là với tư cách người vi phạm hay người bị vi phạm thì các chủ thể cũng cần có sự hiểu biết về nghiệp vụ cũng như luật pháp và thiện chí với bạn hàng. Khi tranh chấp phát sinh các bên cố gắng bằng mọi cách giải quyết tranh chấp thông qua các phương pháp thương lượng, các bên chỉ nên đi kiện khi đã cố gắng hết sức mà tranh chấp vẫn không giải quyết được bằng con đường thương lượng trực tiếp.