Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Á châu (Trang 59)

2.4.3.1. Huy động vốn

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 59

Nguồn vốn huy động của ACB không ngừng tăng qua các năm nhờ sản phẩm đa

dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu, bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi triển khai thực hiện chiến lược tái cấu trúc, việc đa dạng hóa sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc thường xuyên và liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghẹ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao.

Trong huy động vốn, ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động vốn của ACB rất đa dạng thích hợp nhu cầu của dân cư và tổ chức.

Với uy tín, thương hiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm cùng với mạng lưới phân phối trải rộng, ACB đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, ACB có điều kiện phát triển nhanh về quy mô, gia tăng khoản cách so với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTMCP và thu hẹp khoảng cách với các NHTMNN.

Các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, nhất là dành cho khách hàng cá nhân. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp các loại tín dụng dành cho cá nhân như: cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay tín chấp dựa trên thu nhập người vay; cho vay du học.

Các dịch vụ do ACB cung cấp có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và nhu cầu khách hàng tại từng thời kỳ.

Một sản phẩm gắn liền với hình ảnh và thương hiệu ACB trên thị trường nhà đất chính là các siêu thị địa ốc ACB. Thông qua các siêu thị này, ngoài việc làm cầu nối giữa người mua và người bán, ACB cung cấp các dịch vụ về tư vấn, trung gian thanh toán và cho

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 60

vay, giúp cho người mua lẫn người bán được an toàn, nhiều người dân có cơ hội sửa chữa nhà. Đây là một sản phẩm rất thành công của ACB

Là một ngân hàng bán lẻ, ACB cũng cung cấp danh mục đa dạng các sản phẩm ngân quỹ và thanh toán. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lý nhanh chóng, chính xác và an toàn với nhiều tiện ích cộng thêm cho khách hàng. Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và vàng cũng là những mảng kinh doanh truyền thống của ACB từ nhiều năm nay.

Tính đến cuối năm 2005 là22. 341 tỷ đồng và đến 31/12/2006 là 38. 086 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 31/12/2007 tổng vốn huy động đạt 61. 286 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao đạt 55,65% năm 2005; 70,50 năm 2006 và 61% năm 2007.

Bảng 2.5 Huy động vốn trong giai đoạn 2005-2007

Đvt: tỷ VND Năm 2005 2006 So sánh 2006 với 2005 2007 So sánh 2007 với 2006 Huy động vốn 22,341 38,086 70.50% 15,745 61,286 61% 23,2 TG của KH 16,563 29,395 77.5% 12,832 55,283 88.1% 25,888

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007

Trong nguồn vốn huy động, Tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất 87,25%, thứ hai là Tiền vay từ các TCTD trong nước chiếm 12,14%, còn lại là các nguồn khác.

Bảng 2.6 Tỷ trọng các nguồn vốn

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị Tỷ trọng

Tiền vay từ NHNN 967.312 941.286 56.000 0.09%

Tiền vay từ các TCTD trong

nước 1.123.576 3.249.941 7.440.709 12,14%

Vốn nhận từ CP, các tổ chức 265.428 288.532 317.872 0,52%

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 61

quốc tế và các tổ chức khác.

Tiền gửi của khách hàng 19.984.920 33.606.013 53.471.841 87,25% Tổng vốn huy động 22.341.236 38.085.772 61.286.422 100,0%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007

Biểu đồ2.1 Tỷ trọng các nguồn vốn huy động

Trong đó:

1: Tiền vay từ NHNN

2: Tiền vay từ các TCTD trong nước

3: Vốn nhận từ CP, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác. 4: Tiền gửi của khách hàng

2.4.3.2. Sử dụng vốn

ACB thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Tổng dư nợ cho vay tính đến ngày 31/12/2007 chiếm tỷ trọng 41,40% tổng nguồn vốn huy động. Phần nguồn vốn còn lại được gửi các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, đầu tư vào loại chứng khoán của NHTM Nhà nước, các loại chứng khoán của Chính Phủ, một phần được đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.

Bảng 2.7 Sử dụng vốn năm 2005 – 2007.

Năm 2005 2006 So sánh 2006 với 2007 So sánh 2007 với

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 62

2005 2006

Hoạt động tín dụng

9,563 17,365 81.60% 7,802 31,974 84% 14,609

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007

Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng tín dụng

2.4.4. Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại NHTMCP Á Châu2.4.4.1. Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân 2.4.4.1. Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân

Trong các năm qua hoạt động tín dụng cá nhân của ACB luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Tính đến 31/12/2007, dư nợ cho vay cá nhân đạt 15.910.302 , tăng 83% so với cùng kỳ năm 2006. Sản phẩm tín dụng ACB đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay cán bộ, công nhân viên…

Bảng 2.8 Tín dụng cá nhân giai đoạn 2005 – 2007.

Đvt: Triệu Đ

Năm 2005 2006 2006/200 2007 2007/2006

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 63

5

Tín dụng cá nhân 4.747.539 8.699.599 183% 15.910.302 183%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007

Biểu đồ 2.3 Tăng trưởng tín dụng cá nhân

Trong tổng dư nợ của Ngân hàng, dư nợ cho vay cá nhân khá cao qua các năm chiếm tỷ trong xấp xỉ 50%. Năm 2005 dư nợ cho vay cá nhân đạt 4.747.539 triệu đồng, chiếm 49,54% trong tổng dư nợ. Cuối năm 2006, dư nợ cho vay cá nhân đạt 8.699.599 triệu đồng, so với cuối năm 2005 tăng 83,24% và tăng 0,46% về tỷ trọng. Cuối năm 2007 tỷ trọng cho vay cá nhân tại Ngân hàng chiếm 49,76% trong tổng dư nợ cho vay, đạt 15.910.302 triệu đồng, tăng 82,89%so với cuối năm 2006.

Bảng2.9 Tỷ trọng cho vay cá nhân so với tổng dư nợ.

Năm 2005 2006 2006/200 5 2007 2007/2006 Hoạt động tín dụng 9563000 17365000 81,59% 31974000 84,13% SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 64

Tín dụng cá nhân

4.747.539 8.699.599 83,24% 15.910.302 82,89%

Tỷ trọng 49,64% 50,10% 49,76%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007

Về tình hình nợ xấu – nợ quá hạn, ACB đã thực hiện tốt chính sách quản lý chất lượng tín dụng, thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ giảm từ 0,20% xuống còn 0,08% vào cuối năm 2007. Nợ từ nhóm 2 trở lên chỉ chiếm 0,3% trong tổng danh mục cho vay của Ngân hàng. Phần lớn các khoản nợ được đảm bảo bằng bất động sản thương mại nên có nhiều khả năng thu hồi.

Năm 2007, ACB tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A theo Quy chế xếp loại các tổ chức tín dụng cổ phần, áp dụng tiêu chí CAMEL.

Bảng 2.10 Tỷ trọng nợ xấu

Năm 2005 2006 2007

Nợ xấu/Tổng dư nợ 0,30% 0,20% 0,08%

Nguồn: Bảng công bố thông tin năm 2007

2.4.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

_ Từ đầu năm mới Âm lịch cho đến cuối quý I năm 2008, một loạt ngân hàng nâng lãi suất huy động tiền đồng, đưa mặt bằng lãi suất tại các ngân hàng thương mại lên gần 10%.. Nguyên nhân là do tình trạng khan hiếm tiền đồng nên giữa các ngân hàng diễn ra cuộc chạy đua lãi suất. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, là việc "cực chẳng đã" khi các ngân hàng trở nên thiếu tính thanh khoản, thậm chí có nơi đã phải dừng cho vay.

_ Chính phủ thi hành các chính sách “giảm nhiệt thị trường chứng khoán” như ban hành Chỉ thị 03 với nội dung chính là quy định giới hạn các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn cầm cố bằng cổ phiếu để đầu tư CK dưới 3%, đã làm cho các ngân

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 65

hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ trước ngày 31/12/2007 theo Chỉ thị 03 và làm cho dư nợ tín dụng của ngân hàng giảm.

_ Nhằm kiềm chế lạm phát Chính phủ đã sử dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ như ban hành các chính sách về lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, phát hành trái phiếu. Hậu quả các doanh nghiệp lao đao khi ngân hàng ngưng cho vay bất động sản . hàng loạt cán bộ, nhân viên, người nghèo,… mua nhà trả góp,… nay bị ngân hàng ngưng không cho vay, không có tiền trả cho dự án và trả nợ ngân hàng; các doanh nghiệp không có tiền triển khai dự án do ngân hàng không cho vay, hàng loạt dự án bất động sản bị đình trệ. Hậu quả tiếp theo là nợ quá hạn gia tăng.

_ Năm 2008, các ngân hàng sẽ gặp thách thức thực sự khi cạnh tranh với các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, vốn có tiềm lực tài chính, lại cũng có nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam khi đã từng là liên doanh, đối tác chiến lược với các ngân hàng trong nước trong thời gian trước khi Việt Nam gia nhập WTO.

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 66

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN

TẠI NH TMCP Á CHÂU

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 67

Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn

Khi hoạt động tín dụng tăng trưởng thì đòi hỏi hoạt động huy động vốn tăng trưởng theo. Việc áp dụng các giải pháp nhằm khơi tăng nguồn vốn tại chỗ là việc làm cần thiết để mở rộng quy mô tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nếu nguồn vốn bị thiếu hụt sẽ làm hạn chế trăng trưởng của tín dụng và làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Để tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn, tạo được nguồn vốn trung dài hạn ổn định với chi phí thấp cần thực hiện một số giải pháp:

_ Nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, thường xuyên nghiên cứu cải tiến đơn giản hóa các thủ tục nhận và rút tiền, tổ chức luân chuyển chứng từ gọn nhẹ nhưng đảm bảo các yếu tố pháp lý để đảm bảo an toàn. Tăng cường công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Các tờ bướm về tiền gửi và các sản phẩm phải đẹp mắt, sinh động và dễ hiểu, được phát hành rộng rãi. Đối với những khách hàng lớn, thân thiết với ngân hàng cần có chính sách ưu đãi đặc biệt, thường xuyên gọi điện, tặng quà – lịch – thiệp trong những dịp lễ tết, dịp mừng khác…

_ Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn với mức lãi suất hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của khách hàng để nâng cao nguồn vốn trung và dài hạn ổn định.

_ Tăng cường các hình thức huy động tiền gửi thanh toán để tạo nguồn vốn lớn có chi phí thấp. Đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ thanh toán thông qua việc phát hành thẻ thanh toán giúp cho ngân hàng huy động được nguồn vốn lớn có chi phí thấp, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn.

_ Đẩy mạnh dịch vụ thu chi hộ như tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện chi phát lương cho nhân viên; thu hộ tiền điện nước, điện thoại, truyền hình cáp,…

Nhân viên tín dụng phải thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ từng bước trong qui trình cho vay.

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 68

_ Thu thập đầy đủ thông tin cần thiết phù hợp với từng khách hàng vay để có cơ sở phân tích tín dụng, để thu thập đầy đủ thông tin cần thiết về cá nhân, hộ kinh doanh cá thể làm cơ sở để phân tích tín dụng. Để thu thập đầy đủ thông tin cần thiết về cá nhân, hộ kinh doanh cá thể làm cơ sở để phân tích tín dụng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nhanh nhạy, có kinh nghiệm trong việc thu thập và lựa chọn những thông tin cần thiết đối với từng đối tượng khách hàng.

_ Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết về khách hàng, nhân viên tín dụng tiến hành phân tích tín dụng. Để đánh giá thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng ta phải phân tích tính trung thực, mức độ tin cậy và đạo đức của khách hàng, thường thể hiện ở sự nhất quán của các thông tin cung cấp, quan hệ trong công việc, giao dịch với láng giềng. Việc phân tích tài chính đối với khách hàng là cá nhân chủ yếu dựa trên những thông tin chính xác về tình hình thu nhập và chi phí do bản thân cán bộ tín dụng thu nhập được không nên dựa vào những thông tin về tình hình thu nhập/doanh thu; nhu cầu chi tiêu/chi phí do khách hàng tự lập ra.

Ngân hàng cần phát triển thêm các sản phẩm tín dụng mới, tiện ích để tăng dư

nợ tín dụng bù lại với phần bị giới hạn trong cho vay chứng khoán và cho vay đầu tư bất động sản.

Không quá chú trọng vào tài sản đảm bảo khi quyết định cho vay.

Nguyên tắc cho vay là dựa trên thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng, còn Nhân viên tín dụng cần phải hiểu rõ:

- Khi đã phân tích khả năng trả nợ của khách hàng một cách chính xác và quyết định cho vay thì tài sản đảm bảo không còn ý nghĩa nữa. Việc thu hồi nợ lúc này là chính khả năng trả nợ của khách hàng.

- Tài sản thế chấp là bất động sản nên khả năng thanh khoản thấp, khó khăn trong việc chuyển quyền sở hữu, không thể xử lý ngay trong thời gian ngắn để thu hồi nợ; tốn kém nhiều chi phí liên quan đến việc khởi kiện, phát mãi…

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 69

- Tài sản đảm bảo chỉ là nguồn thu nợ thứ hai một khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. Việc thu hồi từ tài sản thế chấp chỉ là giải pháp sau cùng nên khi quyết định cho vay không nên quá chú trọng đến tài sản đảm bảo mà chỉ xem là điều kiện cần có khi xem xét cho vay. Một khi không quá chú trọng đến tài sản đảm bảo nữa thì: nhân viên tín dụng sẽ thẩm định khách hàng kỹ càng hơn; có thể có những quyết định cho vay tín chấp đối với những khách hàng “tốt”.

- Để việc định giá tài sản đảm bảo được chính xác hơn, để từ đó có những quyết định đúng đắn về mức cho vay phù hợp thì cán bộ phải:

+ Có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức về định giá tài sản, không ngừng cập nhật tin tức, nắm rõ những biến động giá cả trên thị trường, nhu cầu mua bán trên thị trường,…

+ Nắm rõ những vấn đề cơ bản liên quan đến việc thẩm định tài sản đảm bảo. Định giá tài sản đảm bảo ngoài việc xác định giá trị của tài sản thì còn phải có cách đánh giá tổng quan về tài sản, chú ý đến yếu tố thực hiện giá trị của tài sản như: Khả năng thanh khoản của tài sản, tài sản sau đó phải dễ tụ đắc, độ an toàn của tài sản: xem tài sản đảm bảo có thuộc loại đễ cháy nổ, mất

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Á châu (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w