Chính sách khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Á châu (Trang 56)

Ưu đãi tài chính:

_ Chỉ áp dụng ưu đãi tài chính đối với khách hàng từ loại A trở lên.

_ Các hình thức ưu đãi bao gồm: cộng thêm lãi suất tiền gửi, giảm trừ lãi suất tiền vay, giảm trừ phí dịch vụ, giảm trừ tỷ lệ ký quỹ mở L/C và cấp hạn mức (tín chấp) dành cho thẻ tín dụng.

_ Hình thức ưu đãi và mức ưu đãi áp dụng có thể thay đổi theo quyết định của Tổng giám đốc trong từng thời kỳ.

_ Nguyên tắc áp dụng ưu đãi:

+ Khách hàng có cùng một cấp xếp loại sẽ chỉ áp dụng cùng một mức ưu đãi tài chính tối đa tương ứng.

+ Riêng khách hàng là doanh nghiệp tư nhân sẽ được hưởng ưu đãi (nếu có) dành cho doanh nghiệp theo Chính sách Khách hàng doanh nghiệp của Acb hiện hành đối với sản phẩm dịch vụ Khối KHCN không quản lý. Mức ưu đãi áp dụng theo mứuc tương ứng tổng thu nhập đóng góp của khách hàng so tổng điểm xếp loại khách hàng doanh nghiệp. 2.3.3. Chuyển nợ và xử lý nợ quá hạn _ Về chuyển nợ quá hạn: SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 56

+ Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ và không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì nhân viên tín dụng (NVTD) báo cáo với lãnh đạo tín dụng xem xét chuyển sang nợ quá hạn.

+ Sau khi có ý kiến của Lãnh đạo tín dụng đồng ý chuyển nợ quá hạn, NVTD thông báo cho khách hàng và thông báo cho bộ phận kế toán về hồ sơ chuyển nợ quá hạn.

_ Về xử lý nợ quá hạn:

+ Sau khi chuyển nợ quá hạn, NVTD phải tích cực đôn đốc khách hàng thanh toán nợ.

+ NVTD phải thường xuyên kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, công nợ của khách hàng. Việc kiểm tra phải lập thành văn bản.

+ Tối đa 03 tháng kể từ ngày chuyển sang nợ quá hạn, sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi mà vẫn chưa thu hồi đầy đủ nợ, bộ phận tín dụng tiến hành các thủ tục khởi kiện.

2.4. Những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh tại ACB2.4.1. Tình hình tài chính 2.4.1. Tình hình tài chính

2.4.1.1. Phân tích một số chỉ số tài chính

Tổng tài sản của Tập đoàn ACB tăng trưởng với tốc độ cao (91,2%) trong năm 2007, nhưng lợi nhuận tăng gấp 3 lần đã cho phép chỉ số ROA bình quân tăng 1,3% so với năm 2006, đạt 3,3%. Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân nhờ vậy đạt 53,8%, mức cao nhất kể từ ngày thành lập đến nay.

Bảng 2.2. Khả năng sinh lời

Chỉ tiêu 2007 2006 2005 2004 2003

ROE 53,8% 46,8% 39,3% 44,3% 35,8%

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 57

ROA 3,3% 2,0% 2,0% 2,1% 1,9%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007

Khả năng thanh toán là một tiêu chí quan trọng được Ngân hàng Nhà nước sử dụng trong việc đánh giá xếp loại các tổ chức tín dụng. Số liệu qua các thời kỳ cho thấy khả năng thanh toán của ACB luôn duy trì ở mức an toàn cao và theo chiều hướng cải thiện. Cụ thể là tỷ lệ khả năng chi trả qua các năm đều trên mức 100%; nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn thấp hơn nhiều so với mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 40%.

Bảng 2.3. Khả năng thanh toán

Chỉ tiêu 2007 2006 2005 2004 2003

Tỷ lệ khả năng chi trả (lần) 5,99 3,67 4,76 4,41 2,48 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng

để cho vay trung dài hạn

0% 0% 0% 0% 6,96%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007

2.4.1.2. Những thay đổi về vốn cổ đông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm 2007, ACB liên tục nâng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo chỉ tiêu an toàn về vốn và đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, tăng trưởng tài sản có. Vốn điều lệ của ACB tăng thêm 1.530 tỷ đồng từ các nguồn: trái phiếu chuyển đổi (1.100 tỷ đồng), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (330 tỷ đồng) và phát hành cổ phiếu phổ thông (100 tỷ đồng). Nhờ vậy, hệ số an toàn vốn của ACB tính đến ngày 31/12/2007 là 16,19%, tăng 5,3% so với cuối năm 2006. Tính đến thời điểm 31/12/2007, ACB có tổng cộng 163.005.996 cổ phiếu đang lưu hành (100% là cổ phiếu phổ thông).

2.4.1.3. Cổ tức

Tỷ lệ cổ tức mà ACB chia cho các cổ đông trong năm 2007 là 55% theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, ACB sẽ dùng toàn bộ số lợi nhuận chia cổ tức này để tăng vốn điều lệ trong năm 2008.

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 58

2.4.2. Kết quả hoạt động Bảng 2.4 Kết quả hoạt động Bảng 2.4 Kết quả hoạt động Chỉ tiêu Kế hoạch 2007 Thực hiện 2007 % so với kế hoạch 2006 % tăng trưởng so với 2006 Lợi nhuận trước thuế Tập đoàn 1.500 2.127 141,8% 687 209,5% Tổng tài sản 65.000 85.392 131,4% 44.650 91,2% Tổng dư nợ tín dụng 25.010 31.974 127,8% 17.365 84,1% Huy động khách hàng 51.261 55.283 107,8% 29.395 88,1% Thu dịch vụ 254 343 134,9% 173 98,1%

Nguồn: Bảng công bố thông tin năm 2007

Hầu hết các chỉ tiêu hoạt động năm 2007 đều vượt mức kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Theo đó, ACB vẫn đang duy trì vị thế ngân hàng đứng đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần về lợi nhuận, tổng tài sản, dư nợ tín dụng, và tiền gửi khách hàng. Đặc biệt lợi nhuận tăng gấp 3 lần so với năm 2006, góp phần mang lại nguồn lợi nhuận tích lũy đáng kể, nâng cao sức mạnh về tài chính cho Tập đoàn ACB.

ACB có nguồn vốn ổn định phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới từ việc phát hành trái phiếu trung dài hạn trị giá4.170 tỷ đồng. Với lãi suất thấp và không chịu dự trữ bắt buộc, trái phiếu phát hành qua hai đợt năm 2007 đã đáp ứng được yêu cầu vừa tăng trưởng nhanh, vừa lợi nhuận cao.

2.4.3. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn2.4.3.1. Huy động vốn 2.4.3.1. Huy động vốn

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 59

Nguồn vốn huy động của ACB không ngừng tăng qua các năm nhờ sản phẩm đa

dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu, bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi triển khai thực hiện chiến lược tái cấu trúc, việc đa dạng hóa sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc thường xuyên và liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghẹ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao.

Trong huy động vốn, ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động vốn của ACB rất đa dạng thích hợp nhu cầu của dân cư và tổ chức.

Với uy tín, thương hiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm cùng với mạng lưới phân phối trải rộng, ACB đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, ACB có điều kiện phát triển nhanh về quy mô, gia tăng khoản cách so với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTMCP và thu hẹp khoảng cách với các NHTMNN.

Các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, nhất là dành cho khách hàng cá nhân. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp các loại tín dụng dành cho cá nhân như: cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay tín chấp dựa trên thu nhập người vay; cho vay du học.

Các dịch vụ do ACB cung cấp có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và nhu cầu khách hàng tại từng thời kỳ.

Một sản phẩm gắn liền với hình ảnh và thương hiệu ACB trên thị trường nhà đất chính là các siêu thị địa ốc ACB. Thông qua các siêu thị này, ngoài việc làm cầu nối giữa người mua và người bán, ACB cung cấp các dịch vụ về tư vấn, trung gian thanh toán và cho

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 60

vay, giúp cho người mua lẫn người bán được an toàn, nhiều người dân có cơ hội sửa chữa nhà. Đây là một sản phẩm rất thành công của ACB

Là một ngân hàng bán lẻ, ACB cũng cung cấp danh mục đa dạng các sản phẩm ngân quỹ và thanh toán. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lý nhanh chóng, chính xác và an toàn với nhiều tiện ích cộng thêm cho khách hàng. Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và vàng cũng là những mảng kinh doanh truyền thống của ACB từ nhiều năm nay.

Tính đến cuối năm 2005 là22. 341 tỷ đồng và đến 31/12/2006 là 38. 086 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 31/12/2007 tổng vốn huy động đạt 61. 286 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao đạt 55,65% năm 2005; 70,50 năm 2006 và 61% năm 2007.

Bảng 2.5 Huy động vốn trong giai đoạn 2005-2007

Đvt: tỷ VND Năm 2005 2006 So sánh 2006 với 2005 2007 So sánh 2007 với 2006 Huy động vốn 22,341 38,086 70.50% 15,745 61,286 61% 23,2 TG của KH 16,563 29,395 77.5% 12,832 55,283 88.1% 25,888

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007

Trong nguồn vốn huy động, Tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất 87,25%, thứ hai là Tiền vay từ các TCTD trong nước chiếm 12,14%, còn lại là các nguồn khác.

Bảng 2.6 Tỷ trọng các nguồn vốn

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị Tỷ trọng

Tiền vay từ NHNN 967.312 941.286 56.000 0.09%

Tiền vay từ các TCTD trong

nước 1.123.576 3.249.941 7.440.709 12,14%

Vốn nhận từ CP, các tổ chức 265.428 288.532 317.872 0,52%

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 61

quốc tế và các tổ chức khác.

Tiền gửi của khách hàng 19.984.920 33.606.013 53.471.841 87,25% Tổng vốn huy động 22.341.236 38.085.772 61.286.422 100,0%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007

Biểu đồ2.1 Tỷ trọng các nguồn vốn huy động

Trong đó:

1: Tiền vay từ NHNN

2: Tiền vay từ các TCTD trong nước

3: Vốn nhận từ CP, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác. 4: Tiền gửi của khách hàng

2.4.3.2. Sử dụng vốn

ACB thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Tổng dư nợ cho vay tính đến ngày 31/12/2007 chiếm tỷ trọng 41,40% tổng nguồn vốn huy động. Phần nguồn vốn còn lại được gửi các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, đầu tư vào loại chứng khoán của NHTM Nhà nước, các loại chứng khoán của Chính Phủ, một phần được đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.

Bảng 2.7 Sử dụng vốn năm 2005 – 2007.

Năm 2005 2006 So sánh 2006 với 2007 So sánh 2007 với

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 62

2005 2006

Hoạt động tín dụng

9,563 17,365 81.60% 7,802 31,974 84% 14,609

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007

Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng tín dụng

2.4.4. Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại NHTMCP Á Châu2.4.4.1. Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân 2.4.4.1. Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân

Trong các năm qua hoạt động tín dụng cá nhân của ACB luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Tính đến 31/12/2007, dư nợ cho vay cá nhân đạt 15.910.302 , tăng 83% so với cùng kỳ năm 2006. Sản phẩm tín dụng ACB đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay cán bộ, công nhân viên…

Bảng 2.8 Tín dụng cá nhân giai đoạn 2005 – 2007.

Đvt: Triệu Đ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2005 2006 2006/200 2007 2007/2006

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 63

5

Tín dụng cá nhân 4.747.539 8.699.599 183% 15.910.302 183%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007

Biểu đồ 2.3 Tăng trưởng tín dụng cá nhân

Trong tổng dư nợ của Ngân hàng, dư nợ cho vay cá nhân khá cao qua các năm chiếm tỷ trong xấp xỉ 50%. Năm 2005 dư nợ cho vay cá nhân đạt 4.747.539 triệu đồng, chiếm 49,54% trong tổng dư nợ. Cuối năm 2006, dư nợ cho vay cá nhân đạt 8.699.599 triệu đồng, so với cuối năm 2005 tăng 83,24% và tăng 0,46% về tỷ trọng. Cuối năm 2007 tỷ trọng cho vay cá nhân tại Ngân hàng chiếm 49,76% trong tổng dư nợ cho vay, đạt 15.910.302 triệu đồng, tăng 82,89%so với cuối năm 2006.

Bảng2.9 Tỷ trọng cho vay cá nhân so với tổng dư nợ.

Năm 2005 2006 2006/200 5 2007 2007/2006 Hoạt động tín dụng 9563000 17365000 81,59% 31974000 84,13% SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 64

Tín dụng cá nhân

4.747.539 8.699.599 83,24% 15.910.302 82,89%

Tỷ trọng 49,64% 50,10% 49,76%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007

Về tình hình nợ xấu – nợ quá hạn, ACB đã thực hiện tốt chính sách quản lý chất lượng tín dụng, thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ giảm từ 0,20% xuống còn 0,08% vào cuối năm 2007. Nợ từ nhóm 2 trở lên chỉ chiếm 0,3% trong tổng danh mục cho vay của Ngân hàng. Phần lớn các khoản nợ được đảm bảo bằng bất động sản thương mại nên có nhiều khả năng thu hồi.

Năm 2007, ACB tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A theo Quy chế xếp loại các tổ chức tín dụng cổ phần, áp dụng tiêu chí CAMEL.

Bảng 2.10 Tỷ trọng nợ xấu

Năm 2005 2006 2007

Nợ xấu/Tổng dư nợ 0,30% 0,20% 0,08%

Nguồn: Bảng công bố thông tin năm 2007

2.4.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

_ Từ đầu năm mới Âm lịch cho đến cuối quý I năm 2008, một loạt ngân hàng nâng lãi suất huy động tiền đồng, đưa mặt bằng lãi suất tại các ngân hàng thương mại lên gần 10%.. Nguyên nhân là do tình trạng khan hiếm tiền đồng nên giữa các ngân hàng diễn ra cuộc chạy đua lãi suất. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, là việc "cực chẳng đã" khi các ngân hàng trở nên thiếu tính thanh khoản, thậm chí có nơi đã phải dừng cho vay.

_ Chính phủ thi hành các chính sách “giảm nhiệt thị trường chứng khoán” như ban hành Chỉ thị 03 với nội dung chính là quy định giới hạn các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn cầm cố bằng cổ phiếu để đầu tư CK dưới 3%, đã làm cho các ngân

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 65

hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ trước ngày 31/12/2007 theo Chỉ thị 03 và làm cho dư nợ tín dụng của ngân hàng giảm.

_ Nhằm kiềm chế lạm phát Chính phủ đã sử dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ như ban hành các chính sách về lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, phát hành trái phiếu. Hậu quả các doanh nghiệp lao đao khi ngân hàng ngưng cho vay bất động sản . hàng loạt cán bộ, nhân viên, người nghèo,… mua nhà trả góp,… nay bị ngân hàng ngưng không cho vay, không có tiền trả cho dự án và trả nợ ngân hàng; các doanh nghiệp không có tiền triển khai dự án do ngân hàng không cho vay, hàng loạt dự án bất động sản bị đình trệ. Hậu quả tiếp theo là nợ quá hạn gia tăng.

_ Năm 2008, các ngân hàng sẽ gặp thách thức thực sự khi cạnh tranh với các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, vốn có tiềm lực tài chính, lại cũng có nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam khi đã từng là liên doanh, đối tác chiến lược với các ngân hàng trong nước trong thời gian trước khi Việt Nam gia nhập WTO.

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 66

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN

TẠI NH TMCP Á CHÂU

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 67

Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Á châu (Trang 56)