Kiểm tra, theo dõi khoản vay – thu nợ gốc và lãi vay

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Á châu (Trang 41 - 43)

(1) Theo dõi quá trình trả lãi, vốn và đôn đốc thu hồi nợ (gốc và lãi):

(a) A/O và/hoặc Loan CSR thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua màn hình TCBS (The Complete Banking Solution) hoặc Bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn phát sinh trước 5 ngày.

(b) Loan CSR có trách nhiệm soạn thư báo nợ gốc và lãi vay đến hạn

(c) A/O và/hoặc Loan CSR nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ, và đề xuất ý kiến xử lý khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khoản vay.

(d) Khi trong Hợp đồng tín dụng có quy định về việc thay đổi lãi suất, Loan CSR lập thông báo việc thay đổi và thời gian thay đổi lãi suất cho khách hàng.

(e) Việc thu nợ gốc và lãi vay được thực hiện theo “ Hướng dẫn giải ngân, thu nợ”.

Lưu ý:

Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu trả nợ vay trước hạn mà Hợp đồng Tín dụng có quy định khi trả nợ trước hạn khách hàng phải có văn bản đề nghị trả nợ trước hạn, Loan CSR trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó chuyển cho nhân viên giao dịch tài khoản (Teller) thu nợ.

Trường hợp khoản vay bị buộc phải thu hồi trước hạn, Loan CSR lập giấy đề nghị thu nợ vay, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó chuyển cho Teller thu nợ.

Kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của khách hàng:

A/O phải kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của khách hàng;

Khi kiểm tra phải lập Biên bản kiểm tra theo mẫu của ACB.

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 41

Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích và/hoặc; Nếu tình hình hoạt động ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng, A/O lập tờ trình báo cáo và đề xuất hướng xử lý trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình;

Sau đó sao gửi cho thư ký Ban tín dụng/Hội đồng Tín dụng để gửi đến các thành viên.

Kiểm tra, đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh (gọi chung là Tài sản bảo đảm):

A/A phối hợp với A/O tiến hành đánh giá lại hiện trạng và giá trị tài sản bảo đảm nợ vay cho ngân hàng:

Đối với bất động sản: Việc đánh giá lại tài sản bảo đảm được thực hiện 12 tháng/lần;

Đối với động sản: Việc đánh giá lại tài sản bảo đảm được thực hiện 6 tháng/lần; Lưu ý: Đối với trường hợp cho vay cầm cố/ thế chấp hàng hóa thì việc đánh giá lại tài sản cầm cố/ thế chấp phải thực hiện theo quy định về cho vay cầm cố/thế chấp hàng hóa đó.

(b) A/A lập biên bản kiểm tra, theo mẫu áp dụng cho mỗi loại tài sản bảo đảm. (c) Hoặc tờ trình thẩm định theo mẫu của ACB đối với từng loại bất động sản. (d) Trình tự thực hiện việc kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm nợ vay.

2.2.10. Tái đánh giá các dự án trung/ dài hạn đã tài trợ

(a) Thực hiện việc tái thẩm định là nhằm vào mục đích cập nhật chính xác và kịp thời các thông tin của khách hàng về việc bảo đảm sử dụng vốn vay bảo đảm sử dụng vốn vay đúng mục đích, khả năng hoàn trả nợ vay, cũng như hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra;

(b) Thời gian thực hiện tái thẩm định: khi có yêu cầu

(c) Nội dung tái thẩm định: Giống nhu lập hồ sơ vay và lập tờ trình

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 42

(d) A/O, A/A, và/hoặc Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện việc tái đánh giá và phải lập tờ trình thẩm định để trình Ban tín dụng/Hội đồng Tín dụng.

2.2.11. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

(a) Khi có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ), khách hàng phải gửi Giấy đề nghị theo mẫu (nêu sau) cho ACB theo thời gian đã qui định trong Hợp đồng Tín dụng.

(b) Căn cứ Giấy đề nghị gia hạn nợ/ điều chỉnh kỳ hạn nợ, A/O nhận Giấy đề nghị, tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, sau đó lập trình thẩm định khách hàng, trong đó phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ và nêu rõ lý do gia hạn nợ/ điều chỉnh kỳ hạn nợ và ý kiến đề xuất đồng ý hoặc không đồng ý, trình Ban tín dụng/ Hội đồng Tín dụng xét duyệt.

(c) Trình tự trình hồ sơ gia hạn nợ/điều chỉnh hạn nợ giống như bước quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng.

(d) Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng phê duyệt gia hạn nợ/ điều chỉnh kỳ hạn nợ theo hình thức duyệt ngay trên tờ trình hoặc lập Biên bản họp theo mẫu của ACB.

(e) Trường hợp:

- Đồng ý gia hạn nợ/ điều chỉnh kỳ hạn nợ, trong Biên bản phải nêu rõ: Thời hạn gia hạn, lãi suất gia hạn, phương thức thanh toán trong thời gian gia hạn/ thay đổi kỳ hạn/ số tiền trả mỗi kỳ hạn. Sau khi nhận được phê duyệt đồng ý, Loan CSR cập nhật, điều chỉnh thông tin thay đổi trên TCBS và lập phụ lục hợp đồng tín dụng sửa đổi bổ sung.

- Không đồng ý gia hạn nợ/ điều chỉnh kỳ hạn nợ, A/O phải làm thủ tục chuyển khoản vay sang nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Á châu (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w