Đối với Bộ Bưu chính-Viễn thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty viễn thông liên tỉnh đến năm 2010 (Trang 55 - 65)

Cần thực hiện ngay những biện pháp sau để kết thực hiện việc kết nối mạng cho Viettel và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông khác: + Chỉ đạo VNPT thực hiện kết nối mạng cho Viettel và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực BC-VT theo qui định tại điểm 6, Chỉ thị số 08/2003/CT- TTg ngày 4/4/2003 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 325/CP-CN ngày 9/3/2004.

+ Rà soát lại cơ chế, chính sách hiện hành liên quan đến việc kết nối mạng viễn thông để sửa đổi, bổ sung những qui định bất hợp lý, thiếu khả thi theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

+ Tăng cường công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng mạng viễn thông bảo đảm năng lực phục vụ cho việc kết nối mạng và chuyển tải các dịch vụ viễn thông để thực hiện các quy định của Pháp lệnh BC-VT và Nghị định số

160/2004/NĐ-CP ngày 03/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh BC-VT về viễn thông.

+ Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tổ công tác chuyên trách về kết nối mạng và dịch vụ viễn thông công cộng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Củng cố và tăng cường hệ thống quản lý nhà nước về BC-VT và công nghệ thông tin ngang tầm với yêu cầu phát triển, trước mắt là phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố để thành lập các Sở BC-VT tại 64 tỉnh, thành phố trong cả nước theo Nghị định 101/2004 của Chính phủ về thành lập các Sở BC-VT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về CNTT & VT tại địa phương nhằm đẩy mạnh ứng dụng và phát triển viễn thông và công nghệ thông tin trong tình hình mới.

Xây dựng quy chế sử dụng có hiệu quả Quĩ dịch vụ viễn thông công ích để đảm bảo hài hòa quyền lợi giữa trách nhiệm đóng góp, phục vụ xã hội và lợi ích kinh doanh trong những khu vực, địa bàn thuận lợi. Để đảm bảo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp viễn thông khi thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua các hình thức: cơ chế thu qua cước kết nối, cơ chế xây dựng quĩ dịch vụ viễn thông công ích, cơ chế thực hiện nghĩa vụ dịch vụ viễn thông qua việc thu cước kết nối giữa mạng của doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu với mạng của doanh nghiệp viễn thông khác. Việc thành lập Quĩ viễn thông công ích từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông và sử dụng quĩ dịch vụ viễn thông công ích để cung cấp dịch vụ viễn thông công ích được thực hiện bằng các hình thức như: chỉ định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên cơ sở thẩm định dự án cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của doanh nghiệp đó hoặc thông qua hình thức đấu thầu để chọn ra doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

Xúc tiến nhanh việc thành lập ba (03) trường đại học BC-VT và công nghệ thông tin tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Xây dựng và ban hành (hoặc tham mưu cho Chính phủ ban hành) các văn bản qui phạm pháp luật về dịch vụ viễn thông công ích và cơ chế điều tiết, bán lại dịch vụ; cạnh tranh và chống độc quyền trong lĩnh vực viễn thông; cơ chế huy động vốn và nhân lực nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông; chính sách mới về giá cước, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ viễn thông, việc hợp chuẩn chất lượng thiết bị đầu cuối của ngành viễn thông phù hợp với điều kiện Việt Nam trong tình hình nước ta chuẩn bị vào Tổ chức Thương mại Thế giới.

KẾT LUẬN

Thế giới ngày nay đang có những biến đổi sâu sắc về mọi mặt do sự tác động của khoa học-công nghệ. Nền văn minh của loài người đang chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Kinh tế thế giới đang chuyển động theo xu thế toàn cầu hóa, từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

Trong bối cảnh chuyển động chung đó của Thế giới, nếu Việt Nam không muốn tụt hậu lại phía sau một lần nữa thì chẳng còn con đường nào khác là phải tự mình vươn lên trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực của dân tộc và kế thừa tri thức của nhân loại.

Ngành viễn là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân cần phải được hiện đại hóa, đi tắt đón đầu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. So với các ngành công nghiệp khác, ngành viễn thông ra đời muộn hơn. Với những đặc thù và ưu thế của mình, dịch vụ viễn thông đã trở thành một nhu cầu vô cùng thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống của con người. Với vai trò và vị trí như vậy, ngành viễn thông nói chung và Công ty VTN đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng,…

Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty VTN đã đạt được những thành tích đáng kể về phát triển sản lượng điện thoại và doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân và là công cụ đắc lực phục vụ cho Đảng và Nhà nước. Tuy vậy, Công ty VTN cũng vẫn còn một số tồn tại về cơ chế quản lý, về tổ chức, phát triển nguồn nhân lực,…

Với bối cảnh Ngành BC-VT đang trong lộ trình chia tách bưu chính và viễn thông để hạch toán độc lập theo từng khối ngành riêng biệt, đồng thời xuất hiện nhiều đối thủ mới gia nhập thị trường, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (một sự việc chưa từng có tiền lệ ở nước ta), pháp luật về bưu chính viễn thông đang trong quá trình sửa đổi và hoàn thiện,…nên bản Luận văn Thạc sĩ Kinh tế này được xây dựng mang tính thời điểm nhất định.

Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế này đã được thực hiện với sự nỗ lực cố gắng cao độ nhằm đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên, do hạn chế về số trang và thực hiện trong lúc tác giả vẫn phải đảm bảo công tác chuyên môn và công tác đoàn thể nên luận văn chưa thể đề cập hết những vấn đề cần trình bày và cũng không tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Vì vậy, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của Quý Thầy, Cô, Lãnh đạo đơn vị và các đồng nghiệp, bạn bè gần xa để bản Luận văn được hoàn chỉnh hơn và khả thi trong thực tế %

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A) VĂN BẢN PHÁP QUI:

1. Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26/11/2003.

2. Luật Doanh nghiệp ngày 12/6/1999.

3. Luật Cạnh tranh ngày 03/12/2004.

4. Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001.

5. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20/5/1998.

6. Pháp lệnh Bưu chính-Viễn thông ngày 25/5/2002.

7. Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28/8/2001.

8. Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông.

9. Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.

10. Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet.

11. Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính-Viễn thông.

12. Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

13. Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09/8/2004 của Chính phủ về tổ chức quản lý Tổng công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con.

14. Quy chế Đấu thầu được ban hành kèm theo các Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999, Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, Nghị định số

66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ.

15. Nghị định số 51/1995/NĐ-CP ngày 01/8/1995 của Chính phủ phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

16. Quyết định số 99/1998/QĐ-TTg ngày 26/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá và cước bưu chính, viễn thông.

17. Quyết định số 191/2005/QĐ-TTg ngày 29/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và

phát triển giai đoạn 2005-2010”.

18. Quyết định số 192/2005/QĐ-TTg ngày 29/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án chuyển Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam thành Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con.

19. Quyết định số 249/1995/QĐ-TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

20. Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

21. Quyết định số 33/2002/QĐ-TTg ngày 08/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001-2005.

22. Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

23. Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Hiệp định Thương mại Việt

Nam-Hoa Kyø”. Washington D.C, năm 2000.

24. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP). “Phân tích tình

huống và khuôn khổ lý luận đối với Việt Nam”. Hà Nội, năm 2003.

25. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP). “Báo cáo cuối

cùng về sáng kiến cơ hội kỹ thuật số”. Hà Nội, năm 2001.

26. Tổng cục Bưu điện. “Nghiên cứu tổng quan về viễn thông Việt Nam”. NXB Bưu điện, năm 2001.

27. Tổng cục Bưu điện. “Nghĩa vụ dịch vụ phổ cập trong môi trường cạnh tranh viễn

thông”. NXB Bưu điện, năm 2002.

28. Tổng cục Bưu điện. “Các công nghệ viễn thông hiện đại”. NXB Bưu điện, năm 2002.

29. Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000, số

01/2004/TT-BKH ngày 02/02/2004 về việc thực hiện Quy chế đấu thầu.

30. Bộ Bưu chính-Viễn thông. “Góp ý quy hoạch phát triển viễn thông và Internet

Việt Nam đến năm 2010”. Hà Nội, năm 2003.

31. Bộ Bưu chính-Viễn thông. “Dự thảo chiến lược phát triển công nghệ thông tin và

truyền thông việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Hà Nội, năm

2003.

32. Bộ Bưu chính-Viễn thông. “Các bài viết và số liệu đến tháng 8/2005”. Hà Nội, năm 2005 - Website www.mpt.gov.vn.

33. Ngân hàng Thế giới (WB). “Đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ thông tin và

truyền thông tại Việt Nam”. Hà Nội, năm 2003.

34. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Dự án VIE 97/016. “Các vấn đề

pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền”. NXB Giao

thông vận tải, Hà Nội, năm 2002.

35. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. “Chiến lược phát triển kinh teá-xã hội Việt Nam đến năm

2010”. Hà Nội, năm 2003 - www.mpi.gov.vn.

36. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Dự án VIE 01/025. “Nâng cao năng

lực cạnh tranh quốc gia”. NXB Giao thông vận tải, năm 2003.

37. Bộ Khoa học - Công nghệ. “Chiến lược phát triển khoa học công nghệ 2001-

38. Bộ Giáo dục và Đào tạo. “Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 2001-2010”. Hà Nội, năm 2001.

39. Tổng Công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam. “Các bài viết và số liệu đến tháng

8/2005”. Hà Nội, năm 2005 - Website www.vnpt.com.vn.

40. Thời báo kinh tế Sài Gòn các số ngày thứ năm (năm 2003, 2004, 2005).

41. Thời báo kinh tế Việt Nam các số cuối tuần (năm 2003, 2004, 2005).

42. Tạp chí Phát triển Kinh tế các số (năm 2003, 2004, 2005).

43. Báo Bưu điện Việt Nam các số (năm 2003, 2004, 2005).

44. Báo Thanh Niên các số (năm 2003, 2004, 2005).

45. Báo Tuổi trẻ các số (năm 2003, 2004, 2005).

46. Báo Đầu tư các số (năm 2003, 2004, 2005).

B) SÁCH TIẾNG VIỆT:

1. PGS.TS Lê Thanh Hà. “Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo”. Chương trình đào tạo và bồi dưỡng 1.000 giám đốc trên địa bàn TP.HCM (Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường phối hợp Trường Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức), năm 2004.

2. PGS.TS Lê Thanh Hà. “Bài Giảng môn học Ứng dụng Lý thuyết hệ thống”. Chương trình đào tạo Sau đại học Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, năm 2004.

3. PGS.TS Lê Thanh Hà (chủ biên), PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, TS Phan Thị Minh Châu. “Quản trị học”. NXB Trẻ, năm 1996.

4. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, PGS.TS Hồ Đức Hùng, ThS Phạm Văn Nam. Quản trị Marketing”. NXB Thống kê, năm 1994.

5. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp. “Quản trị học”. NXB Thống kê, năm 2003 6.

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp. “Bài Giảng môn học Chiến lược và Chính sách Kinh doanh”. Chương trình đào tạo Sau đại học Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, năm 2005.

7. PGS.TS Vũ Công Tuấn. “Thẩm định Dự án đầu tư”. NXB Thành phố Hồ Chí Minh (in lần thứ tư, có sửa đổi, bổ sung), năm 2002.

8. PGS.TS Vũ Công Tuấn. “Phân tích Kinh tế Dự án đầu tư”. Giáo trình hệ cao học, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, năm 1992.

9. PGS.TS Vũ Công Tuấn. “Quản trị Dự án”. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999.

10. PGS.TS Vũ Công Tuấn. “Quản trị Dự án nâng cao”. Giáo trình hệ cao học, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, năm 1992.

11. PGS.TS Vũ Công Tuấn. “Cuộc cách mạng quản trị trong nền kinh tế tri thức”. Tạp chí “Phát triển kinh tế”, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, số 122, tháng 12 năm 2000.

12. PGS.TS Vũ Công Tuấn. “Triết lý kinh doanh mới trong nền kinh tế tri thức”. Tạp chí “Phát triển kinh tế”, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, số 124, tháng 02 năm 2001.

13. PGS.TS Vũ Công Tuấn. “Đầu tư trong thời kỳ phát triển mới-đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa”. Tạp chí “Phát triển kinh tế”, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, số 74, tháng 12 năm 1996.

14. TS Nguyễn Xuân Vinh. “Marketing-Chìa khóa của sự thành công trong kinh

doanh viễn thông”. NXB Bưu điện, năm 2002.

15. Ths Nguyễn Việt Dũng, Cử nhân Trần Nhật Lệ. “Cải cách viễn thông-Kinh

nghiệm của một số nước trên thế giới”. NXB Bưu điện, năm 2002.

16. TS Nguyễn Ngô Việt.“Chiến lược Marketing trong viễn thông”. NXB Bưu điện, năm 2002.

17. TS Phan Văn Thường. “Doanh nghiệp bưu chính viễn thông và thị thường chứng

khoán”. NXB Bưu điện, năm 2002.

18. TS Phan Văn Thường. “Dịch vụ ngân hàng trong kinh doanh bưu chính viễn

thông”. NXB Bưu điện, năm 2002.

19. Khiếu Thiện Thuật. “Quản lý chất lượng để nâng cao lợi thế cạnh tranh”. NXB Thống kê, năm 2002.

20. GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong. “Quản trị kinh doanh bưu chính viễn thông”. NXB Bưu điện, năm 2003.

21. GS.TS Hồ Đức Hùng. “Phương pháp quản trị toàn diện doanh nghiệp”. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004.

22. PGS.TS Trần Văn Tùng. “Cạnh tranh kinh tế”. NXB Thế giới, năm 2004.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty viễn thông liên tỉnh đến năm 2010 (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)