Các yếu tố văn hóa-xã hội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty viễn thông liên tỉnh đến năm 2010 (Trang 26)

Nền văn hóa của mỗi nước có ảnh hưởng nhất định đến tâm tư nguyện vọng và hành động của con người trong đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, muốn kinh doanh có hiệu qua, Công ty VTN cần phải đi sâu nghiên cứu các vấn đề như: lối sống, khuynh hướng tiết kiệm và tiêu dùng trong các tầng lớp dân cư, hành vi tiêu dùng, xu hướng thời trang,…

Ngày nay, do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, người dân Việt Nam có xu hướng thích sử dụng các dịch vụ viễn thông hiện đại như: Internet, điện thoại di động có nhiều chức năng, các phương tiện truyền thông đời mới. Thanh niên Việt Nam thích sử dụng các sản phẩm/dịch vụ mới và hiện đại (đối với số đông thanh niên, họ xem đó là biểu tương của người có thu nhập cao và thành đạt trong xã hội).

2.4.4. Các yếu tố về kỹ thuật-công nghệ:

Các thiết bị viễn thông hiện nay của Công ty VTN bao gồm những hệ thống tổng đài, mạng cáp và kỹ thuật truyền dẫn,…đều thuộc loại tiên tiến hiện đại của các hãng lớn trên thế giới như: Siemens (Đức), Nec (Nhật), Alcatel (Pháp),…để làm nền tảng kỹ thuật cho việc phát triển dịch vụ mới. Các thiết bị chuyển mạch đã được số hóa 100%. Mạng truyền dẫn cũng đã được số hóa, đã và đang thực hiện chiến lược cáp quang hóa. Công ty VTN đã và đang tiếp cận những công nghệ hiện đại nhất của thế giới về viễn thông để nâng cao chất lượng dịch vụ. Sự phát triển công nghệ viễn thông ngày càng nhanh làm cho Công ty VTN phải khấu hao nhanh tài sản cố định (mức độ rủi ro trong việc thu hồi vốn đầu tư cũng tăng cao) đã có tác động nhất định đến việc sản xuất kinh doanh và sử dụng tài sản cố định của Công ty VTN.

2.5. Phân tích môi trường vi mô tác động đến Công ty VTN:

Môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty VTN bao gồm các nhóm yếu tố sau:

2.5.1. Đối thủ cạnh tranh:

(1) Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel):

Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập từ tháng 6/1989, là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng chuyên cung cấp dịch vụ viễn thông đứng hàng thứ hai ở Việt Nam (sau VNPT), năm 2005 được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định nâng cấp lên thành Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel).

Với ưu thế là một doanh nghiệp quân đội, Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) thừa hưởng cơ sở hạ tầng có sẵn như máy móc thiết bị, phương tiên vận tải, mạng lưới cung cấp dịch vụ, bộ máy tổ chức với hơn 1.000 nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao được lấy từ Bộ tư lệnh binh chủng thông tin chuyển sang. Do vậy, Viettel là đối thủ rất mạnh trên thị trường BC-VT, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông Viettel làm cho “ông trùm độc quyền bưu điện” VNPT cũng lo lắng và ngán ngại. Năm 2001, Viettel cho ra đời dịch vụ VoIP 178. Đến nay, thị phần VoIP 178 đứng thứ hai trên thị trường (chỉ sau VNPT) về lưu lượng thoại, tỉ lệ thị phần VoIP của Viettel không ngừng tăng theo từng năm. Ngày 9/10/2002, Viettel đã chính thức khai trương cung cấp dịch vụ truy nhập Internet với phạm vi ban đầu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2004, Viettel đã đưa vào khai thác mạng di động 098…Mạng điện thoại di động của Viettel tăng nhanh về số lượng, sau gần một năm đi vào hoạt động đã đạt số thuê bao thứ 1 triệu vào ngày 08/9/2005. Tháng 9/2005, Viettel vừa lắp đặt hoàn chỉnh tổng đài mạng điện thoại cố định (ĐTCĐ) tại Phú Yên với dung lượng phục vụ cho 800.000 số thuê bao. Đến cuối năm 2005, Viettel sẽ trở thành mạng có số trạm phát sóng lớn nhất cả nước với trên 2000 trạm và hướng tới mục tiêu đạt 1,8 triệu thuê bao. Ngày 23/8/2005, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số: 4758/VPCP-CCHC thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép kết nối mạng cho Viettel và các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông vào mạng của VNPT. Giới chuyên môn hầu hết đều đánh giá rằng Viettel sẽ phát triển mạnh dịch vụ viễn thông trong thời gian tới.

(2) Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính-Viễn thông Sài Gòn (SPT):

Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) là công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực BC-VT, được thành lập vào năm 1995, trong đó cổ phần của Nhà nước chiếm phần chi phối. Sau sáu năm chính thức đi vào hoạt động, đến năm 2001 trở đi SPT mới bắt đầu làm ăn có lãi, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, nộp ngân sách mỗi năm càng cao. Dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp SPT cung cấp ngày càng đa dạng, phong phú và chất lượng được đánh giá cao.

SPT đã chính thức cung cấp dịch vụ điện thoại cố định vào tháng 12/2002 tại khu Nam thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, SPT có một hệ thống tổng đài Gateway AXE-105 dung lượng tối đa lên đến vài ngàn trung kế làm cửa ngõ cho mạng viễn thông của Công ty và một tổng đài Host. SPT có kế hoạch hợp tác với Công ty Phú Mỹ Hưng để xây dựng mạng viễn thông nội hạt trong khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng với tổng số vốn đầu tư là 60,42 triệu USD.

SPT đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với tập đoàn SLD Telecom (Hàn Quốc) triển khai hệ thống thông tin di động sử dụng công nghệ tiên tiến CDMA2000-1X trên băng tần 800 MHz với tổng số 01 triệu thuê bao di động với tổng vốn đầu tư là 230 triệu USD. Mạng điện thoại di động S-Fone của SPT đã cung cấp dịch vụ từ ngày 01/7/2003 và hiện nay dịch vụ này đang phát triển tốt, là dịch vụ chủ lực tạo doanh thu cho SPT.

Sau 2 năm mạng điện thoại di động S-Fone đi vào hoạt động, tháng 9/2005, SPT đã quyết định đầu tư thêm cho mạng S-Fone 130 triệu USD để mở rộng vùng phủ sóng, đưa dung lượng mạng hiện thiết kế công suất 01 triệu thuê bao lên 03 triệu thuê bao khi phủ sóng toàn quốc (đến tháng 9/2005 mạng S- Fone đã phủ sóng 33 tỉnh và thành phố). S-Fone còn nâng cấp mạng CDMA 2000 1X lên mạng công nghệ mới thế hệ 3G CDMA EV-DO. Như vậy, S-Fone sẽ tăng cường khai thác các dịch vụ gia tăng như WAP (cung cấp các dịch vụ thông tin cần thiết), truy nhập Internet không dây tốc độ cao (Mobile Internet), chơi game trực tuyến, xem phim theo yêu cầu (Video on demand) nhắn tin thoại (Massage call). Cuối năm 2005, SPT sẽ triển khai dịch vụ Mobile Internet có tốc độ 153 kb/s.

Ngày 19/9/2005, SPT - nhà cung cấp mạng di động CDMA đầu tiên tại Việt Nam - đã tung ra thị trường hơn 2 triệu số thuê bao điện thoại (thuê bao trả trước và trả sau) mới. Ngoài ra, S-Fone cũng cung cấp dịch vụ cho phép khách hàng tự chọn số miễn phí với hai chương trình: “chọn số theo ý thích” và “tặng số đẹp miễn phí” người hòa mạng trước sẽ được chọn số trước. Trước mắt, hai chương trình này sẽ được triển khai trên ba dãy số: 095-3XX-XXXX cho khu

vực I (miền Bắc), 095-8XX-XXXX cho khu vực II (miền Nam) và 095-5XX- XXXX cho khu vực III (miền Trung).

(3) Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom):

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) tham gia thị trường cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng từ năm 2001. EVN Telecom được giới chuyên môn đánh giá là đối thủ đáng gờm của VNPT do có những tiềm năng rất lớn như: thừa hưởng hệ thống cáp quang trên đường dây điện xuyên quốc gia với số vốn đầu tư khổng lồ, mạng lưới phân phối điện đến từng hộ gia đình ở cả 64 tỉnh, thành trong cả nước, bộ máy nhân sự có sẵn từ ngành điện lực, nguồn vốn dồi dào,…Hiện nay EVN Telecom đang nỗ lực xây dựng hạ tầng cho mạng điện thoại di động 096. Đến hết tháng 8/2005, EVN Telecom đã xây dựng xong 570 trạm BTS tại 64 tỉnh thành phố và đến hết năm 2005 sẽ có 900 trạm BTS với dung lượng từ 500.000 đến 1000.000 thuê bao. EVN Telecom hiện đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ BC-VT để khắc phục tình trạng can nhiễu tần số nhằm tiến đến đích có thể khai trương hoạt động trong cuối năm 2005. Ngày 16/8/2005, người tiêu dùng có thể truy nhập Internet băng rộng qua mạng truyền hình cáp của Sài Gòn Tourist (SCTV) tại Thành phố Hồ Chí Minh, với tốc độ download tối đa là 54Mbps và tốc độ upload tối đa là 10Mbps. Dịch vụ này do EVN Telecom và SCTV tổ chức. Ngoài dịch vụ truy nhập Internet cơ bản, EVN Telecom đang triển khai các dịch vụ giải trí gia đình trên Internet như chơi game trực tuyến, xem tivi trên máy tính, truyền hình theo yêu cầu. Dự kiến, EVN Telecom sẽ triển khai dịch vụ này tại Hà Nội (và những thành phố trực thuộc TW) qua mạng truyền hình cáp của Đài truyền hình Việt Nam trong cuối năm 2005.

Trong tháng 12/2005, EVN Telecom sẽ khai trương dịch vụ vô tuyến cố định và vô tuyến di động nội vùng (tương tự như Cityphone của VNPT) với mức cước tương đương với điện thoại cố định. Dịch vụ này của EVN Telecom sử dụng công nghệ CDMA 1X và đã được thử nghiệm thành công tại Triển lãm công nghiệp thương mại năm 2005. Theo ông Hoàng Minh Thái (Phó giám đốc EVN Telecom) cho biết, đến hết năm 2005, EVN Telecom sẽ đầu tư 6 tổng đài di động MSC trên toàn quốc, phấn đấu đạt dung lượng 1,5 triệu thuê bao, quy mô phủ sóng với gần 600 trạm phát sóng (BTS) phủ 64 tỉnh, thành phố trong cả nước; giai đoạn 2 vào năm 2006 sẽ nâng cấp 6 tổng đài di động MSC với dung lượng mạng lên đến 2,5 triệu thuê bao, quy mô phủ sóng 1.000 trạm BTS. Ông Đinh Quang Tri (Phó tổng giám đốc EVN) nói: “Mục tiêu đối tượng khách hàng trước mắt của EVN Telecom sẽ là những nhà doanh nghiệp, những khách hàng khu vực nông thôn, nhằm quảng bá thương hiệu và hệ hiện nguyên tắc đại chúng

của EVN Telecom”. Với sự trưởng thành từng bước vững chắc của EVN Telecom, thị trường thông tin di động Việt Nam sẽ sôi động hơn, đặc biệt người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội hơn để thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú.

(4) Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom):

Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) được Thủ tướng Chính phủ cho phép tham gia thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông ở tất cả các loại hình dịch vụ. Mạng di động thế hệ thứ 3 (CDMA 2000 1x) của Hanoi Telecom với số đầu 092 là kết quả của Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Hanoi Telecom và Hutchison Telecommunication có tổng số vốn đầu tư 655,9

triệu USD và thời hạn 15 năm. Theo dự kiến, đến tháng 11 năm 2005 mạng di động 092 sẽ chính thức hoạt động. Hanoi Telecom đặt ra mục tiêu phải đạt được trên 20% thị phần dịch vụ thông tin di động của Việt Nam trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, Hanoi Telecom sẽ phải triển khai phủ sóng rộng trên phạm vi toàn quốc. Ở giai đoạn I trong năm 2005, Hanoi Telecom sẽ phủ sóng khoảng 45 tỉnh, thành phố và giai đoạn II mới phủ sóng toàn quốc.Dù phải lùi thời gian cung cấp dịch vụ so với dự kiến ban đầu, nhưng với sự xuất hiện của Hanoi Telecom, người sử dụng sẽ hứa hẹn được cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng trên nền công nghệ mới CDMA.

Sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mới đã khẳng định tính chất cạnh tranh trên tất cả các dịch vụ của thị trường và điểm thêm “sắc màu” cho thị trường viễn thông vốn đã, đang và sẽ sôi động. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông ngày càng gay gắt và khốc liệt.

2.5.2. Khách hàng của Công ty VTN:

Khách hàng là một phần của công ty, khách hàng trung thành là một lợi thế lớn đối với doanh nghiệp. Sự trung thành của khách hàng được tạo dựng bởi sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhưng đôi khi sự trung thành của khách hàng cũng có thể xuất phát từ sự độc quyền cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp độc quyền. Công ty VTN là công ty viễn thông đường trục quốc gia nên hầu như cả 64 bưu điện tỉnh, thành phố đều là khách hàng của Công ty VTN. Hơn thế nữa, Công ty VTN là công ty đường trục quốc gia (hiện nay trực thuộc VNPT) nên Viettel, SPT,…cũng đều là khách hàng sử dụng dịch vụ hoặc là khách hàng “thuê đường truyền” của Công ty VTN thông qua VNPT.

2.5.3. Nhà cung cấp:

Công ty VTN mua sắm thiết bị viễn thông gồm hệ thống tổng đài, mạng cáp, kỹ thuật truyền dẫn,…từ các hãng lớn trên thế giới như: Siemens (Đức), Alcatel (Pháp),…để làm nền tảng kỹ thuật cho việc phát triển dịch vụ mới.

Bảng số 2.4: Danh sách một số nhà cung cấp thiết bị cho Công ty VTN.

STT Nhà cung cấp Quốc gia mẹ Hoạt động chính tại VN 1 Comvik Thụy Điển Thiết bị viễn thông

2 Alcatel Pháp Thiết bị viễn thông

3 Nec Nhật Thiết bị viễn thông

4 Siemens Đức Thiết bị viễn thông

5 VNPT Việt Nam Vật tư, phụ kiện

(Nguồn:Tác giả tổng hợp từ VNPT)

2.5.4. Đối thủ tiềm ẩn:

(1) Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC):

Ngày 29/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án chuyển Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam thành Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC). VTC là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ BC-VT. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của VTC là truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin.

VTC hiện có hơn 1.000 lao động với 28 đầu mối trực thuộc, 400 trạm phát lại truyền hình công suất vừa và nhỏ, hơn 4.000 chiếc tivi các loại và gần 3.000 điểm thu xem truyền hình trực tiếp từ vệ tinh TVRO. Hiện nay, người dân trên 90% lãnh thổ Việt Nam có thể xem được truyền hình thu bằng anten thông thường.

Nhận thức được xu thế hội tụ của công nghệ truyền hình với công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin, nay khi chuyển về trực thuộc Bộ BC-VT (tháng 7 năm 2003), Công ty VTC đã triển khai ngay một ý tưởng sáng tạo có tính thực tiễn rất cao, là phát triển công nghệ phát thanh truyền hình Internet trực tuyến. Ông Thái Minh Tần (Tổng giám đốc Tổng Công ty VTC) cho biết, Tổng Công ty VTC sẽ phát triển theo hướng kinh doanh đa ngành, đa dịch vụ. Trong đó, lấy trọng tâm là các dịch vụ truyền thông hiện đại, tích hợp công nghệ truyền hình, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. Tổng Công ty VTC quyết tâm sẽ xây dựng mạng truyền thông 4G theo công nghệ vô tuyến Wimax để thu hẹp khoảng cách số giữa Việt Nam với các nước phát triển, xứng

danh với tên gọi Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện đầu tiên tại Việt Nam. Với những nỗ lực vượt bậc, Tổng Công ty VTC vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

(2) Công ty Thông tin Điện tử Hàng Hải (Vishipel):

Công ty Thông tin Điện tử hàng Hải (Vishipel) là doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành hàng hải với nhiệm vụ chính là tổ chức triển khai tốt công tác phát triển dịch vụ, mạng lưới thông tin biển đảo. Năm 2005, tổng thể Dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống các đài thông tin duyên hải (TTDH) Việt Nam cơ bản đã hoàn thành, đi vào hoạt động và khai thác hiệu quả. Hệ thống TTDH Việt Nam hiện gồm 32 đài, trong đó có một đài thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat, 01 đài thu và xử lý tín hiệu cấp cứu qua vệ tinh, 02 đài TTDH loại 1, 03 đài TTDH loại 2, 08 đài TTDH loại 3 và 17 đài loại 4, được xây dựng trải dài dọc bờ biển đất nước. Các đài này cơ bản hoàn thành, góp phần đáng kể trong công tác phục vụ tìm kiếm cứu nạn, phòng chống và khắc phục thiệt hại do thiên tai, bão lũ. Bên cạnh đó, Hệ thống TTDH còn đáp ứng được đầy đủ, kịp thời nhu cầu thông tin đa dạng của tất cả các phương tiện có trang bị các thiết bị thông tin phù hợp theo tiêu chuẩn GMDSS hoạt động trên các vùng biển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty viễn thông liên tỉnh đến năm 2010 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)