Thiết bị-Vận hành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty viễn thông liên tỉnh đến năm 2010 (Trang 35 - 36)

Công ty VTN với trên 3.000 cán bộ, công nhân viên bám tuyến, bám trạm trên khắp 64 tỉnh, thành trong cả nước. Công ty VTN có nhiệm vụ quản lý mạng lưới viễn thông liên tỉnh trải rộng, trên 300 trạm viễn thông. Trong số trên 300 trạm viễn thông thì có gần 70% là đặt trên các núi cao, các nơi xa xôi hẻo lánh (nhiều nơi không có vết chân người). Đây chính là thách thức lớn nhất đặt ra cho Công ty VTN trong công tác quản lý, vận hành, khai thác đồng bộ toàn tuyến viễn thông liên tỉnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty VTN phụ thuộc nhiều vào yếu tố khí hậu thời tiết, đặc biệt là khi có lũ lụt, bão dông thì việc trực ca và ứng cứu thông tin phải được tiến hành 24/24. Đặc biệt, trong các ngày lễ lớn việc đảm bảo an toàn an ninh thông tin 100% là một nhiệm vụ hàng đầu của Công ty VTN do Nhà nước giao.

Đặc biệt, trong khoảng mười năm trở lại đây, Công ty VTN đã lắp đặt thành công và đưa vào khai thác tuyến cáp quang Bắc-Nam dài 6.000 km (xây dựng song hành với đường dây điện cao thế 500 KV Bắc-Nam). Hiện nay tài sản tuyến cáp quang dài 6.000 km này của Công ty VTN được Chính phủ Việt Nam xem xét và công nhận là tài sản quốc gia (nghiêm cấm mọi hành động xâm phạm). Chính tuyến cáp quang Nam-Bắc dài 6.000 km (nằm dọc theo đường dây điện 500 KV) chạy khắp chiều dài đất nước đã giúp cho Công ty VTN phát huy tốt nhất “năng lực lõi” của mình và nhờ đó VNPT có ưu thế vượt trội so với các

đối thủ cạnh tranh khác (kể cả doanh nghiệp trong nước lẫn công ty nước ngoài) khi tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông tại thị trường Việt Nam.

Công ty VTN được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan cấp trên và các ngành khác để giành quyền mở rộng quy mô đầu tư và kinh doanh các loại dịch vụ mới hiện đại. Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng mạng lưới và dịch vụ cung cấp, Công ty VTN đã đầu tư một tuyến trục Bắc-Nam với dung lượng 20GB/s - tương đương với 240.000 kênh thoại sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang, các tuyến khác chủ yếu sử dụng 2,5 GB/s và bốn trung tâm chuyển mạch liên tỉnh là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ cùng một mạng lưới luôn cập nhật các công nghệ viễn thông tiên tiến nhất như SDH, ATM/IP, DWDM. Tháng 8 năm 2005, Công ty VTN đã tổ chức cắt băng khánh thành công trình Trung kế mạch vòng cáp quang 10 Gb/s tuyến Hà Nội-Đà Nẵng- TP.Hồ Chí Minh chào mừng 60 năm ngày truyền thống ngành Bưu điện. Ông Dương Đình Triều (Giám đốc Công ty VTN) cho biết, thiết bị trung kế mạch vòng cáp quang 10 Gb/s là thiết bị công nghệ truyền dẫn quang mới SDH do hãng Alcatel cung cấp, có khả năng tải nhiều dịch vụ và là thiết bị có tốc độ cao nhất trên mạng lưới của VTN hiện nay. Công trình này sẽ kết nối các trung tâm truyền dẫn, chuyển mạch của các công ty VTN, VTI, VDC, VMS, GPC,… và các Bưu điện Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh để đảm bảo dung lượng và chất lượng truyền dẫn trung kế cho các dịch vụ viễn thông truyền thống cũng như các dịch vụ mới tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh.

Các Trung tâm Viễn thông Liên tỉnh khu vực 1, 2, 3 của Công ty VTN hoạt động trải dài khắp đất nước Việt Nam đã góp phần khai thác triệt để các lợi thế của từng địa phương. Tuyến cáp quang dài 6.000 km ngày càng được mở rộng và hoàn thiện đã tạo điều kiện trong việc thiết lập các đường truyền lớn cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty viễn thông liên tỉnh đến năm 2010 (Trang 35 - 36)