Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty viễn thông liên tỉnh đến năm 2010 (Trang 48)

3.3.1.1. Sự cần thiết của giải pháp:

- Dù hoạt động ở lĩnh vực nào, trong môi trường cạnh tranh và hội nhập đều phải xác định được nguồn nhân lực và vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Mặc dù Công ty VTN có đội ngũ cán bộ kỹ thuật khá hùng hậu so với các đơn vị khác trong VNPT nhưng lực lượng cán bộ trình độ chuyên môn cao hiện nay của Công ty chưa đáp ứng được đòi hỏi phát triển trong tình hình mới.

- Ngành viễn thông là lĩnh vực thay đổi rất nhanh chóng, những thế hệ thiết bị mới cứ 2-3 năm thay đổi một lần. Do vậy, phải thường xuyên đào tạo, đào tạo lại, cập nhật những thông tin, kiến thức mới nhất thì mới có khả năng thành công.

- Chuẩn bị nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

3.3.1.2. Mục tiêu của giải pháp:

- Chuẩn bị một đội ngũ cán bộ giỏi giang, công nhân có tay nghề cao, chuyên viên có trình độ ngang bằng với các nước trong khu vực, tạo tiền đề thực hiện tốt những mục tiêu của Công ty VTN trong thời kỳ mới.

- Các chuyên gia và kỹ thuật viên bậc cao người Việt Nam từng bước làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, thay thế dần các chuyên gia kỹ thuật người nước ngoài trong việc quản lý, vận hành và bảo trì các thiết bị viễn thông thế hệ mới. - Sắp tới, khi Việt Nam gia nhập gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thì ngành viễn thông phải đề ra lộ trình phát triển hội nhập, nâng chất lượng phục vụ để đủ sức cạnh tranh với nền kinh tế Thế giới. Đến năm 2010, ngành viễn thông nói chung và các danh nghiệp viễn thông nói riêng phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

3.3.1.3. Nội dung chính của giải pháp:

*Xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp:

Quản lý suy cho cùng là quản lý con người. Do vậy, Công ty VTN cần phải quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi để giải quyết việc thiếu hụt các cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm, năng động sáng tạo trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Có chính sách tuyển dụïng nhân tài phù hợp với xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật để đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực cụ thể. + Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp có trình độ nghiệp vụ cao, có khả năng sử dụng tốt các công cụ quản lý như phân tích số liệu kế toán, dự báo thống kê, xây dựng chiến lược kinh doanh,…

*Chính sách đãi ngộ nhân tài:

Lãnh đạo Đảng và lãnh đạo chuyên môn cần phải chú trọng đến việc xây dựng chế độ đãi ngộ nhân tài xứng đáng với chính sách khen cụ thể về lương thưởng, nâng cao thu nhập, đề bạt thỏa đáng cho đội ngũ công nhân, kỹ sư, chuyên viên trình độ cao (đặc biệt là những cán bộ trẻ và những chuyên gia đầu ngành) có đóng góp đáng kể vào việc phát triển doanh nghiệp nhằm nhằm hội tụ về Công ty VTN một đội ngũ cán bộ có năng lực và tâm huyết, tránh hiện tượng chảy máu chất xám. Xây dựng quĩ phát triển tài năng trẻ, cần mạnh dạn cử cán bộ trẻ đi học cao học hoặc đào tạo các khóa kỹ thuật chuyên sâu tại các quốc gia có ngành viễn thông phát triển.

*Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại:

Đối với ngành viễn thông và công nghệ thông tin thì việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực ngày càng trở nên cấp bách và cần thiết hơn trong giai đoạn hội nhập và phát triển để giúp cán bộ công nhân viên thích ứng với công nghệ hiện đại, cập nhật và vận dụng sáng tạo những kiến thức mới về khoa học công nghệ và quản lý kinh tế trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh. + Đối với cán bộ quản lyù: Cần tập trung vào các nội dung chính như tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo, vai trò lãnh đạo và chức năng quản lý theo quan điểm lý thuyết hệ thống, kỹ năng xử lý tình huống,…

+ Đối với cán bộ kỹ thuật: Cần tập trung vào các nội dung chính như chương trình quản lý mạng, quản lý nghiệp vụ kỹ thuật viễn thông (tổng đài, nguồn, truyền dẫn, mạng viễn thông,…)

+ Đối với cán bộ kế toán-tài chính-thống kê: Cần tập trung vào các nội dung như: phân tích quản trị tài chính, quản lý nhân sự nâng cao, kế toán quản trị,… - Đối với những dự án đầu tư mới, chỉ tiêu đào tạo chuyên viên kỹ thuật và huấn luyện tay nghề cho công nhân là một chỉ tiêu bắt buộc.

- Tổ chức tốt hệ thống tuyên truyền và cung cấp các thông tin kinh tế-xã hội đến toàn thể cán bộ công nhân viên về chính sách kinh doanh, về dịch vụ,…thông qua các tổ chức đoàn thể, các hội thi, hội thảo chuyên đề.

- Phân loại chi tiết lực lượng lao động hiện có tại Công ty VTN để phục vụ quá trình qui hoạch cán bộ chặt chẽ và khoa học.

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng theo định kỳ và các lớp tập huấn nghiệp vụ, các kỳ thi chuyên môn.

- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật trong toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty VTN.

- Sắp xếp bố trí công việc đúng người đúng việc để mọi người có thể có điều kiện phát huy được những khả năng tiềm ẩn của mình.

3.3.2. Giải pháp thúc đẩy nghiên cứu phát triển: 3.3.2.1. Sự cần thiết của giải pháp: 3.3.2.1. Sự cần thiết của giải pháp:

Ngành viễn thông là lĩnh vực có nhiều công nghệ tiên tiến nhất, đổi mới nhanh nhất và có tính quốc tế sâu rộng nhất. Chính sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ trong lĩnh vực này đòi hỏi Công ty VTN phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới về khoa học công nghệ viễn thông để có thể có những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

3.3.2.2. Mục tiêu của giải pháp:

- Nâng cao hơn nữa trình độ nghiên cứu khoa học công nghệ của ngành viễn thông trong tình hình mới.

- Tăng cường năng lực, trình độ của lực lượng nghiên cứu viên trong Công ty VTN để có thể sáng tạo ra những dịch vụ mới.

- Góp phần phát triển ngành viễn thông thành ngành mũi nhọn thực sự thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Dần dần từng bước đưa khoa học kỹ thuật viễn thông đi trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội.

3.3.2.3. Nội dung chính của giải pháp:

*Hình thành bộ phận chuyên trách về nghiên cứu phát triển (R & D)

Bộ phận này trực thuộc Ban Giám đốc Công ty VTN có chức năng chủ yếu là nghiên cứu, cập nhật các công nghệ mới trong lĩnh vực viễn thông, dự báo xu thế phát triển công nghệ của thế giới để thực hiện hoặc định hướng chiến lược phát triển cho Công ty trong việc triển khai các nghiên cứu đón đầu. Ngoài ra, phòng nghiên cứu phát triển (R & D) còn có nhiệm vụ đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ của các đối thủ cạnh tranh để Công ty VTN có đối sách hợp lý.

* Xác định cơ cấu công nghệ:

- Theo thứ tự ưu tiên phát triển các lĩnh vực dịch vụ, cần ưu tiên phát triển dây chuyền hệ thống thiết bị viễn thông có nội dung chuyển giao công nghệ đầy đủ và chuyên sâu.

- Coi trọng phát triển công tác thiết kế sản phẩm cả phần cứng lẫn phần mềm, xem đây là mục tiêu phát triển năng lực nội sinh quan trọng nhất, tạo tiền đề để phát triển sản phẩm Việt Nam xuất khẩu.

* Thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài:

Để có được các công nghệ mới, chúng ta phải hợp tác đầu tư với các tập đoàn nước ngoài dưới nhiều hình thức như thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, góp vốn liên doanh,…Thông qua những hình thức hợp tác này, chúng ta sẽ học tập được phương thức quản lý hiện đại, được chuyển giao một số công nghệ mới,….Chúng ta vừa hợp tác làm ăn vừa học hỏi để từng bước làm chủ công nghệ hiện đại và dần dần thay thế các chuyên gia nước ngoài vận hành các thiết bị hiện đại trong mạng viễn thông Việt Nam.

*Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài:

Loại hình khá phổ biến ở nước ta trong thời gian qua cần được đặc biệt khuyến khích trong việc thực hiện chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn đa quốc gia là khi đấu thầu mua sắm thiết bị viễn thông thì phải đào tạo cho đội ngũ kỹ thuật viên của chúng ta khả năng vận hành, khai thác và quản các loại thiết bị viễn thông và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Đó cũng là cách chúng ta từng bước học hỏi kinh nghiệm nước ngoài và từng bước làm chủ công nghệ hiện đại.

*Chế độ ưu đãi trong công tác nghiên cứu phát triển:

- Duy trì và sử dụng có hiệu quả quĩ nghiên cứu phát triển của Công ty VTN, khuyến khích việc giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa Công ty VTN với các đơn vị trong Ngành.

- Định kỳ gửi các chuyên viên giỏi thuộc các lĩnh vực đi đào tạo hay tu nghiệp ở nước ngoài.

- Liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm và nhanh chóng thương mại hóa sản phẩm dịch vụ. Cần xây dựng các cơ chế để các Công ty VTN có thể đặt hàng với các cơ quan nghiên cứu, trường đại học trong vấn đề nghiên cứu và phát triển trong thời kỳ mới.

3.3.3. Giải pháp về vốn đầu tư: 3.3.3.1. Sự cần thiết của giải pháp: 3.3.3.1. Sự cần thiết của giải pháp:

- Mặc dù hiện nay vốn của Công ty VTN khá dồi dào nhưng cũng chưa đủ tiềm lực mạnh về tài để tích lũy và phát triển bền vững trong quá trình hội nhập. - Các dự án lớn về đầu tư nâng cấp đường truyền hay đầu tư mở rộng dung lượng tổng đài đòi hỏi nguồn vốn rất lớn hoặc công nghệ cao cần thu hút đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh liên kết dưới nhiều hình thức.

- Nâng cấp, đổi mới công nghệ sản xuất nhằm làm giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

3.3.3.2. Mục tiêu của giải pháp:

- Tạo nguồn vốn hoạt động cho Công ty VTN thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn nhằm chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành hàng, tăng trưởng dịch vụ, phát triển sản phẩm có lợi thế, phát huy “năng lực lõi” của doanh nghiệp.

- Đầu tư có trọng điểm theo tín hiệu của thị trường, tránh xu hướng đầu tư dàn trải tràn lan và không hiệu quả, tránh không bị ứ đọng vốn đầu tư.

3.3.3.3. Nội dung chính của giải pháp:

Xuất phát từ thực tiễn ngành viễn thông Việt Nam nói chung và Công ty VTN nói riêng có xuất phát điểm thấp, trong khi nền công nghiệp viễn thông thế giới phát triển ở trình độ rất cao và theo xu hướng tự do hoá và toàn cầu hóa mạnh mẽ, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO, để thực hiện thành công các mục tiêu của Công ty VTN đến năm 2010, cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu về vốn đầu tư phát triển.

Phân loại một cách hợp lý và khoa học các dự án đầu tư theo tiêu chí: đầu tư chiều sâu, đầu tư nâng cấp mở rộng năng lực thiết bị, đầu tư mới.

*Đối với dự án mới:

Đây là những dự án có nhu cầu vốn lớn (thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ), sẽ sử dụng nguồn vốn:

+ Vay tín dụng nước ngoài từ các quĩ đầu tư nước ngoài dành cho Việt Nam (như WB, ADB,…).

+ Thu hút vốn các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc bán một phần công ty thông qua việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

+ Huy động các nguồn lực trong nước bằng cách phát hành trái phiếu.

*Đối với dự án mở rộng và đầu tư chiều sâu:

Đây là các dự án đầu tư thuộc loại nhỏ và vừa. Nguồn vốn cho các dự án này thường được sử dụng từ quĩ tái đầu tư của Công ty VTN hàng năm hoặc sử dụng các nguồn quĩ tập trung của VNPT.

3.3.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý: 3.3.4.1. Sự cần thiết của giải pháp: 3.3.4.1. Sự cần thiết của giải pháp:

- Vai trò của Công ty VTN đối với các trung tâm ở các khu vực Bắc, Trung, Nam còn hạn chế, chủ yếu là quan hệ hành chính kiểu “xin-cho”, chưa thật sự phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường trong tình hình mới.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty VTN vẫn còn phân tán, chưa thật sự tập hợp được sức mạnh tổng hợp của từng đơn vị thành viên để phát huy sức mạnh của một doanh nghiệp hàng đầu trong VNPT cũng như trong ngành viễn thông Việt Nam.

3.3.4.2. Mục tiêu của giải pháp:

- Xây dựng Công ty VTN dần trở thành một doanh nghiệp hàng đầu tàu, lớn mạnh, có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam trong tương lai.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở phát huy có hiệu quả “năng lực lõi” của Công ty VTN, đầu tư có hiệu quả tránh trùng lắp hoặc dàn trải.

3.3.4.3. Nội dung chính của giải pháp:

Về phía doanh nghiệp để chuẩn bị cho tình hình trên, cần phải đầu tư chiều sâu về công nghệ cao (công nghệ thế hệ 3G) để tận dụng được những lợi thế sẵn có của mình, phát huy một cách có hiệu quả “năng lực lõi” của Công ty VTN là quản lý và kinh doanh mạng đường trục viễn thông quốc gia. Dựa trên những chức năng hiện có, cần bổ sung thêm một số chức năng nhiệm vụ có liên quan theo phương thức chuyên sâu vào sản phẩm dịch vụ là “năng lực lõi” và phát triển thêm những dịch vụ có liên quan. Từ đó, sắp xếp lại mô hình hoạt động theo hình thức “công ty mẹ-công ty con” nhằm phát huy tính chủ động của các đơn vị thành viên (là các trung tâm ở ba miền Bắc, Trung, Nam) vừa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các bộ phận trực thuộc Công ty VTN.

3.4. Một số kiến nghị:

3.4.1. Đối với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ:

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản định hướng chỉ đạo và tập trung nguồn lực cho phát triển công nghệ thông tin. Do vậy, trong những năm qua, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng viễn thông đã phủ rộng trên cả nước với chất lượng cao, số người sử dụng điện thoại di động và Internet tăng nhanh; trên 50% các Bộ, ngành và 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có trang tin điện tử, 100% các trường đại học và hơn 90% các trường phổ thông đã kết nối Internet. Tuy nhiên, đến nay các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động công nghệ thông tin và truyền thông còn tản mản, thiếu đồng bộ, hiệu quả và hiệu lực thấp. Do vậy, cần phải nhanh chóng xây dựng và ban hành Luật Công nghệ thông tin và truyền thông để tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho công nghệ thông tin phát triển, phục vụ tốt hơn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này.

Đảm bảo sự ổn định chính trị, kinh tế-xã hội của đất nước, từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền và thực hiện công việc quản lý sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty viễn thông liên tỉnh đến năm 2010 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)