Đối với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty viễn thông liên tỉnh đến năm 2010 (Trang 54 - 55)

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản định hướng chỉ đạo và tập trung nguồn lực cho phát triển công nghệ thông tin. Do vậy, trong những năm qua, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng viễn thông đã phủ rộng trên cả nước với chất lượng cao, số người sử dụng điện thoại di động và Internet tăng nhanh; trên 50% các Bộ, ngành và 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có trang tin điện tử, 100% các trường đại học và hơn 90% các trường phổ thông đã kết nối Internet. Tuy nhiên, đến nay các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động công nghệ thông tin và truyền thông còn tản mản, thiếu đồng bộ, hiệu quả và hiệu lực thấp. Do vậy, cần phải nhanh chóng xây dựng và ban hành Luật Công nghệ thông tin và truyền thông để tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho công nghệ thông tin phát triển, phục vụ tốt hơn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này.

Đảm bảo sự ổn định chính trị, kinh tế-xã hội của đất nước, từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền và thực hiện công việc quản lý sản xuất kinh doanh bằng công cụ luật pháp là chủ yếu, tạo ra sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Thiết lập các tiền đề cần thiết cho ngành viễn thông Việt Nam từng bước hội nhập thành công khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (xây dựng chính sách về thương quyền, thành lập cơ quan phán xử về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý về kết nối mạng viễn thông,…)

Khẩn trương biên soạn và trình Quốc hội thông qua Luật BC-VT (được nâng cấp từ Pháp lệnh BC-VT năm 2002) để phát triển nhanh và hiện đại hóa bưu chính, viễn thông, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông.

Hoàn thiện thể chế pháp luật, xóa bỏ dần cơ chế “bộ chủ quản” đối với doanh nghiệp nhà nước bằng cách thành lập Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước với chức năng, nhiệm vụ như sau:

- Tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần được chuyển đổi từ các công ty nhà nước độc lập hoặc mới thành lập.

- Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước vào các ngành, lĩnh vực kinh tế trong nước và nước ngoài để đạt các mục tiêu: Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cũng như tạo động lực để phát triển, nâng cao

năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước.

- Cung cấp các dịch vụ tài chính: tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, nhận ủy thác các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp theo qui định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh vốn.

Hiện nay, Công ty VTN là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc vào VNPT nên không thể phát huy tốt tính năng động sáng tạo của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh trong tình hình mới. Hơn thế nữa, mọi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đều mong muốn kết nối với mạng viễn thông đường trục quốc gia do Công ty VTN trực tiếp quản lý nhưng vì lợi ích cục bộ nên VNPT tìm cách gây khó dễ, làm thiệt thòi lợi ích trực tiếp của các doanh nghiệp đó và Công ty VTN. Do vậy, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ trong quá trình phê duyệt thành lập Tập đoàn BC-VT Việt Nam nên nhanh chóng tách các đường trục (hiện nay do VNPT trực tiếp quản lyù) ra cho một công ty quản lý riêng. Đó là điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp viễn thông khác phát triển. Theo quan điểm mới về cạnh tranh thì Viettel càng trưởng thành bao nhiêu càng phải tạo sự liên kết giữa VNPT và Viettel để cùng nhau cung cấp dịch vụ tốt hơn ra thị trường. Việc thành lập một công ty đường trục viễn thông riêng không trực thuộc VNPT nhằm đảm bảo điều kiện động lực phát triển cho các doanh nghiệp viễn thông khác, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng khi thị trường viễn thông Việt Nam có sự cạnh tranh lành mạnh và gia tăng lợi ích của Nhà nước thông qua việc thu phí kết nối viễn thông.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty viễn thông liên tỉnh đến năm 2010 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)